Xứ sở toàn đàn ông duy nhất còn lại trên thế giới

Xứ sở toàn đàn ông duy nhất còn lại trên thế giới

Thứ 2, 25/02/2013 | 19:42
0
Xứ sở chỉ toàn đàn ông là hoàn toàn có thật và hiện hữu ngay ở vùng đất thần thoại Hy Lạp.

Cấm nữ giới lên núi

Được người Hy Lạp gọi là núi thiêng, ngọn núi tự trị Athos bao quanh bởi núi non và bán đảo ở Macedonia, do vậy con đường duy nhất đến được núi thiêng là phà và chỉ những người có giấy phép đặc biệt mới được phép bước chân lên phà. Ngọn núi thiêng này có một đạo luật hết sức kỳ lạ, ai nghe qua cũng cảm thấy khó tin: Cấm phụ nữ.

Năm 1045, Hoàng đế Constantino Monomachos trị vì Hy Lạp lúc đó đã trao quyền tự trị cho Athos, biến nơi đây thành một quốc gia riêng biệt chỉ có tu viện dành cho dòng tu nam và những tín đồ theo đạo Thiên chúa chính thống. Để giúp các giáo sĩ, tín đồ tĩnh tâm tu hành, năm 1060, Hoàng đế đã ban hành một đạo luật có tên gọi là Abaton. Luật Abaton cấm phụ nữ, động vật giống cái, hoạn nhân, thậm chí cả những người không có râu đặt chân đến Athos.

Theo dân cư xung quanh ngọn núi Athos, trong thời gian bị quân đội Đức chiếm đóng, Hitler cũng tán đồng đạo luật cấm phụ nữ. Các sĩ quan cao cấp của Đức cũng không được phép mang vợ và tình nhân vào đây. Trải qua gần 1.000 năm, đạo luật cổ xưa vô lý này vẫn được thực thi và có giá trị thi hành tại Athos.

Hình phạt đối với người vi phạm là 16 roi, sau đó lập tức bị trục xuất xuống núi. Hiện nay, chỉ có đàn ông mới được phép đến Athos và chỉ có những tu sĩ, tín đồ của Giáo hội mới được sinh sống trên đảo.

Lạ & Cười - Xứ sở toàn đàn ông duy nhất còn lại trên thế giới

Aliki Diplarakou - người phụ nữ đột nhập được vào thế giới của đàn ông.

Với diện tích 390km2, Athos hiện có số dân trên 2.000 người, trong đó có 1.300 tu sĩ, tất cả đều là đàn ông. Họ sống tập trung tại 20 tu viện trên đảo. Các tu sĩ ngay từ khi chào đời đã được đưa tới đây để tu hành. Sau đó, cuộc đời của họ là những chuỗi ngày tĩnh tâm trong những tu viện khép kín, không có bất cứ một ý niệm nào về phụ nữ.

Cả đời họ không biết đến phụ nữ, đồ điện, thậm chí còn không bao giờ đọc báo. Nơi đây, người ta có lệnh cấm khắc nghiệt đối với mọi hành vi giải trí bao gồm ca hát thậm chí là hút thuốc. Phụ nữ là ai? Họ trông như thế nào?.

Những câu hỏi tưởng chừng đơn giản này lại trở nên quá khó trả lời đối với những người đàn ông đang sinh sống nơi đây. Nhưng có lẽ, điều luật khắt khe hơn cả, không được phép thay đổi mà có lẽ nhiều người sẽ cảm thấy sửng sốt khi nghe, đó là phụ nữ không được phép đặt chân lên hòn đảo này.

Thực tế, trong một vài lần hiếm hoi cũng có tu sĩ được nghe thấy giọng nói của phụ nữ qua đài tiếng nói hay nhìn thấy một nữ du khách tình cờ bơi đến gần đảo. Song, mọi thứ sẽ nhanh chóng bị quên lãng, các tu sĩ lại chuyên tâm vào việc tu đức, tiệt diệt mọi ý niệm, dục vọng về phụ nữ. Không chỉ có các tu sĩ, những người dân bình thường sinh sống trên đảo cũng phải tuân thủ quy định này.

Hiện nay, xứ sở thần bí này trở nên rất hấp dẫn đối với nhiều du khách. Tuy nhiên, chế độ dành cho các khách du lịch đến đây cũng rất nghiêm ngặt. Mỗi ngày, cảnh sát trên đảo chỉ cho phép 20 du khách là nam giới và trên 18 tuổi lên đảo.

Những du khách lên đảo không được đem theo động vật giống cái, đồng thời phải được thông qua sự kiểm tra ngặt nghèo của cảnh sát nơi đây để xác định chắc chắn giới tính của du khách là nam giới. Phương tiện duy nhất đưa du khách dạo chơi trên đảo Athos là đôi chân. Đối với du khách, những chuyến tham quan như thế chẳng khác gì cuộc sống tu hành là bao. Các tu viện quanh đảo đều được xây dựng khép kín, chỉ có một cửa ra vào và sẽ đóng chặt khi hoàng hôn xuống.

Lạ & Cười - Xứ sở toàn đàn ông duy nhất còn lại trên thế giới (Hình 2).

Các tu sĩ đang thưởng thức bữa ăn của mình.

Đột nhập cấm địa thành công

Bất ngờ là dù lệnh cấm ngặt nghèo đến mấy, vẫn có những phụ nữ tìm cách đột nhập được đến vùng đất dành riêng cho đàn ông. Có vẻ như lệnh cấm càng nghiêm ngặt thì càng gây hiếu kỳ và những người phụ nữ tò mò đã được chứng minh đây là vùng đất vẫn có thể xâm nhập.

Trong số những vụ đột nhập gây chấn động nhất, người ta vẫn không thể quên được âm mưu táo tợn của một nữ văn sĩ người Pháp hồi thập niên 1920. Theo các câu chuyện kể lại, nữ văn sĩ này đã phẫu thuật cắt cả hai ngực để giả trang làm tu sĩ và lọt được vào khu cấm địa của các tu sĩ. Kết quả là cuốn sách Un mois chez les hommes (Một tháng với đàn ông) ra đời.

Sau đó phải kể đến lần xâm nhập của Aliki Diplarakou, người đẹp Hy Lạp đầu tiên nhận vương miện hoa hậu châu Âu năm 1930. Cả thế giới đã sốc khi sự việc bị phanh phui và tạp chí Time đã cho ra mắt độc giả bài báo Tội lỗi cực điểm nói về vụ tấn công thế giới thanh tịnh của đàn ông bởi người phụ nữ được cả châu lục mê đắm. Từ đó đến nay, không có một trường hợp nào tương tự xảy ra và Athos tiếp tục trở thành vùng đất bất khả xâm phạm đối với phụ nữ.

Một đạo sĩ sống tại Athos nói: "Nhiều du khách hỏi tôi vì sao tôi chọn ở lại vùng đất này trong khi thế giới bên ngoài có rất nhiều điều thú vị. Tôi đã trả lời rằng, cuộc sống nơi đây rất yên tĩnh, thảnh thơi, không có phiền toái, không phải lo lắng. Chúng tôi sống trên này trường thọ hơn những người sống ở các nơi khác trên thế giới. Vậy thì, tại sao chúng tôi lại cần phụ nữ? Phụ nữ đột nhập thế giới chúng tôi ư? Tôi không quan tâm và cũng chẳng cần biết họ là gì”.

Dần dần, do nhu cầu sinh hoạt, Athos đành nới lỏng đạo luật khắt khe, cho phép nuôi gà mái. Tuy nhiên, chính sự nới lỏng này đã gây ra một cuộc tranh luận kịch liệt mà nhân vật trong đề tài tranh luận chính là gà mái. “Rốt cục thì, trong bữa sáng của chúng tôi cũng có trứng gà do gà mái đẻ ra", viện trưởng Tu viện Baslidos vui vẻ nói.

Bất chấp nghị quyết được Nghị viện châu Âu thông qua vào năm 2003, đỉnh Athos vẫn từ chối đón nhận nữ giới, dù Athos bị cáo buộc là phân biệt giới tính đi chăng nữa. Mặc cho cuộc sống bên ngoài tấp nập và thú vị tới đâu đi nữa thì các tu sĩ trên đảo đều không màng tới. Với họ, cuộc sống trên đảo thật bình yên và không có điều gì phải lo lắng, ưu phiền. Họ tin rằng những người ở Athos sẽ là những người sống lâu nhất trên thế giới. 

Nữ nhi quốc Ấn Đ

Theo phong tục của người Ấn Độ, trong gia đình vị trí phụ nữ luôn đứng sau đức lang quân. Họ còn phải đáp ứng mọi yêu cầu mà chồng con đưa ra. Ngay cả khi bạn đời sang thế giới bên kia, rất nhiều phụ nữ quyết định ở vậy nuôi con và không màng đến chuyện tái giá. Trong truyền thuyết cổ, người phụ nữ đầu tiên có mặt tại vương quốc nữ nhi này cách đây khoảng 500 năm. Bà định cư ở vùng đất thánh yên tĩnh với mong muốn quên hết mọi sự đời trần tục và bắt tay gây dựng môi trường sống mới hoàn toàn độc lập. Một thời gian sau, nhiều phụ nữ góa chồng cũng bắt đầu biết đến ngôi làng đặc biệt này và ngày càng nhiều người lui tới. Từ đó, nơi đây đã dần trở thành lãnh địa dành riêng cho các quả phụ chung tình. Tuân thủ theo tôn giáo, những quả phụ này chỉ được ăn mặc trang phục đơn giản, không đeo trang sức. Thậm chí, khi quyết định sống lâu dài ở đây, họ phải đổi họ của mình thành Tasi (theo tiếng Ấn Độ cổ có nghĩa là kẻ nô bộc). Việc làm này thay cho lời tuyên thệ: Thuận ý, trọn đời đoạn tuyệt mọi quan hệ với thế giới bên ngoài.    

H.N

Dự án 'Tây vương nữ quốc' chấn động ở Ả rập Xê ut

Thứ 2, 25/02/2013 | 09:11
Chính quyền Ả rập Xê ut đã có một quyết định đặc biệt: Xây dựng cho phụ nữ một thành phố riêng, trước khát khao được lao động, cống hiến của chị em nước này.

Yên bình ở xứ sở không có đàn ông

Thứ 4, 20/02/2013 | 10:30
Không có đàn ông, ngoại trừ những cậu bé được nuôi nấng và lớn lên tại ngôi làng Umoja ở Kenya trong suốt hai thập kỷ qua. Umoja là nơi trú ngụ yên ấm, hạnh phúc cho những phụ nữ bị buộc phải rời bỏ ngôi nhà của mình, là nơi giúp họ quên đi những ngày tháng buồn đau.

Nỗi đau đớn ở 'thánh địa sung sướng' của Ấn Độ

Thứ 3, 19/02/2013 | 18:17
Trong nhiều thế hệ có một ngôi làng ở Ấn Độ đang tồn tại một phong cách sống kỳ lạ đó là nghề “bán trôn nuôi miệng”, bằng chứng là phụ nữ ở cái làng này đi khắp đất nước hoặc ở lại chính ngôi làng để làm nhiệm vụ mua sự sung sướng cho đàn ông.