Làm sao để người dân biết được thông tin chất lượng nước sinh hoạt?

Hoàng Thị Bích
Thứ 3, 20/06/2023 | 17:58
0
ĐBQH đề nghị cần quy định rõ hơn việc tổ chức công bố thông tin chất lượng nguồn nước sinh hoạt, để thực hiện một cách thực chất và hiệu quả.

Nước không phải nguồn tài nguyên vô tận và bất biến

Chiều 20/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Phát biểu thảo luận, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) cho rằng, Việt Nam là quốc gia có may mắn sở hữu nguồn tài nguyên nước đa dạng và dồi dào. Tuy nhiên, nước không phải nguồn tài nguyên vô tận và bất biến.

“Chính việc chưa coi nước là tài nguyên quý giá nên việc khai thác, sử dụng nước thời gian qua nhiều khi chưa được quan tâm đúng mức đến việc tiết kiệm, hiệu quả, gắn khai thác, sử dụng với việc bảo vệ nguồn nước và hành lang nguồn nước khiến cho nhiều nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề, bị cạn kiệt, ảnh hưởng tiêu cực tới môi sinh, cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của người dân”, đại biểu đoàn Hải Dương nêu.

Riêng việc ô nhiễm nguồn nước, đại biểu Nga dẫn chứng con số thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam có khoảng trên 9.000 người tử vong do nguồn nước và vệ sinh kém; gần 250.000 người nhập viện vì tiêu chảy cấp bởi nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm; khoảng 200.000 người mắc bệnh ung thư mỗi năm mà một trong những nguyên nhân chính là ô nhiễm nguồn nước.

Đối thoại - Làm sao để người dân biết được thông tin chất lượng nước sinh hoạt?

ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu thảo luận tại hội trường.

Bên cạnh đó, việc sụt giảm đến mức báo động về trữ lượng nước do nhiều nguyên nhân cũng đòi hỏi có những quy định, giải pháp quyết liệt để ngăn ngừa nguy cơ mất an ninh nguồn nước.

Bởi thế, việc nhấn mạnh khía cạnh tài nguyên của nước trong tên gọi của Luật và quy định xuyên suốt trong các nội dung của luật, nhất quán quan điểm: Nước là tài sản công và sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý.

“Tài nguyên nước là cốt lõi trong xây dựng, quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch dân cư, quy hoạch các ngành, lĩnh vực có khai thác, sử dụng nước, hoạch định chiến lược phát triển đất nước. Phạm vi điều chỉnh của luật quy định tại điều 1, theo tôi là phù hợp và đầy đủ”, bà Nga nói.

Về các hành vi bị nghiêm cấm, bà Nga cho rằng, điều 10 đã quy định tương đối đầy đủ và rõ ràng các hành vi bị nghiêm cấm trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

So với luật Tài nguyên nước hiện hành, dự thảo luật lần này có bổ sung thêm một số hành vi bị nghiêm cấm, đảm bảo việc quản lý nguồn nước được chặt chẽ, hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, trong khoản 4 có quy định hành vi bị cấm là “lấp sông suối, kênh rạch” chưa rõ các hành vi bị cấm. Trên thực tế hiện nay, rất nhiều dòng sông tuy chưa bị lấp nhưng bị người dân lấn chiếm phần diện tích ven sông rất nhiều bằng cách đổ vật liệu bồi đắp biến phần mặt nước sông thành diện tích đất để sử dụng.

“Hầu như những con sông có các hộ gia đình sinh sống hai bên bờ sông đều rơi vào tình trạng bị lấn chiếm. Vì vậy,  cần quy định rõ hành vi bị cấm là lấn chiếm, lấp sông suối, kênh rạch…”, bà Nga đề nghị.

Về chính sách của Nhà nước về tài nguyên nước, Dự thảo Luật đã quy định về việc ưu tiên đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác nguồn nước, có chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư khai thác nước để cấp nước sinh hoạt, sản xuất cho nhân dân các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng khan hiếm nước ngọt.

Để chính sách này có thể đi vào thực tế cuộc sống, có cơ chế để triển khai thực hiện hiệu quả, cần làm rõ việc ưu tiên và các chính sách ưu đãi được thực hiện như thế nào. Kinh nghiệm cho thấy, các chính sách ưu tiên, ưu đãi chỉ đạt được hiệu quả khi có các quy định, quy trình cụ thể để triển khai. Nếu các quy định về chính sách ưu đãi chỉ mang tính chất chung chung sẽ rất dễ bị vướng, thậm chí bị lãng quên khi Luật có hiệu lực thi hành.

Công bố thông tin như thế nào?

Về bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt (điều 28), đại biểu cho biết, mục b khoản 2 của điều 10 trong dự thảo luật quy định UBND cấp tỉnh có trách nhiệm: Tổ chức công bố thông tin chất lượng nguồn nước sinh hoạt, cảnh báo hiện tượng bất thường về chất lượng của nguồn nước sinh hoạt đối với các nguồn nước trên địa bàn.

Theo bà Nga, quy định về trách nhiệm nói trên của UBND cấp tỉnh là hợp lý và cần thiết để tăng cường tính hiệu lực, hiêu quả và trách nhiệm của chính quyền cũng như người dân trong bảo vệ nguồn nước sinh hoạt, để đông đảo nhân dân nắm được thông tin về chất lượng nguồn nước sinh hoạt để có phương án lựa chọn sử dụng nước hợp vệ sinh.

Đối thoại - Làm sao để người dân biết được thông tin chất lượng nước sinh hoạt? (Hình 2).

Các đại biểu tại phiên thảo luận tại hội trường chiều 20/6.

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, quy định trên còn quá chung chung, chưa rõ hình thức thực hiện: Công bố thông tin như thế nào? Trên các kênh nào? Theo chu kỳ nào? Bao lâu phải công bố một lần hay công bố từng năm? Đại biểu đề nghị điều này cần được quy định rõ hơn để có thể thực hiện một cách thực chất và hiệu quả.

Đại biểu đoàn Hải Dương cũng nhất trí cao với việc bổ sung nội dung phòng chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước vào dự thảo luật để đảm bảo loại trừ tối đa các hành vi tác động tiêu cực tới nguồn nước.

Khoản 5 điều này quy định: Các hồ chứa, đập dâng và công trình khai thác, sử dụng nước khác khai thác nước không hiệu quả, gây suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng thì phải cải tạo, nâng cấp, chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc phá dỡ.

“Quy định như trên còn khá dễ dãi, chưa nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ nguồn nước khi “gây suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước” tới mức nghiêm trọng mới phải cải tạo, nâng cấp, chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc phá dỡ”, bà Nga nhận định.

Mặt khác, mức độ “ô nhiễm nghiêm trọng” cụ thể là như thế nào cũng chưa được quy định rõ, bà đề nghị sửa theo hướng bỏ cụm từ “nghiêm trọng”, các hồ chứa, đập dâng và công trình khai thác nước sử dụng không hiệu quả, gây suy thoái, ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước phải cải tạo, nâng cấp, chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc phá dỡ. Như vậy mới nâng cao được trách nhiệm, hiệu quả của việc phòng, chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước.

Ngân sách Nhà nước hàng năm cho bảo vệ môi trường rất hạn hẹp

Thứ 3, 20/06/2023 | 11:57
Đầu tư cho đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu cần có chiến lược lâu dài, linh hoạt tạo cơ hội cho các bên tham gia đóng góp nguồn lực.

Hành vi lấp sông, suối, kênh rạch bị cấm trong Luật Tài nguyên nước sửa đổi

Thứ 5, 25/05/2023 | 15:50
Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) quy định rõ trách nhiệm của Bộ TN&MT trong tổ chức thực hiện phòng, chống hạn, thiếu nước, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo.

Các kênh nước ô nhiễm, tràn ngập rác thải ở Hà Nội

Chủ nhật, 14/05/2023 | 15:27
Nhiều kênh, mương nước nằm trên nhiều tuyến phố luôn trong tình trạng ô nhiễm, ngập ngụa rác thải khiến môi trường sống của người dân bị ảnh hưởng.
Cùng tác giả

Để người dân được thụ hưởng ngày càng nhiều dịch vụ số

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:00
Theo Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Điện Biên, thời gian qua nhận thức số đã có những chuyển biến vượt bậc, lan tỏa đến mọi ngõ ngách của cuộc sống.

Bộ Y tế yêu cầu chủ động phòng, chống dịch dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:43
Tại Việt Nam đã ghi nhận rải rác các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch sởi, ho gà, thủy đậu... và đã bắt đầu có xu hướng tăng ở một số địa phương.

Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam: Đưa pháp luật gần gũi với người dân

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:20
Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường sự hiểu biết của người dân về pháp luật.

Tập huấn tuyên truyền về hội nhập, UNESCO và ASEAN

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:22
Hội nghị nhằm cung cấp thông tin định hướng và làm phong phú nội dung tuyên truyền trên các báo. Trong đó, nổi bật là sự tham gia, đóng góp và hội nhập của Việt Nam.

Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:09
Trong số 17 tỉnh chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ, tuy nhiên, số thôn bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp.
Cùng chuyên mục

Để người dân được thụ hưởng ngày càng nhiều dịch vụ số

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:00
Theo Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Điện Biên, thời gian qua nhận thức số đã có những chuyển biến vượt bậc, lan tỏa đến mọi ngõ ngách của cuộc sống.

Vì sao không bỏ phần thi mô phỏng trong sát hạch lái xe?

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Bộ GTVT cho biết, thời gian qua Cục Đường bộ đã điều chỉnh phần thi mô phỏng tình huống giao thông trong sát hạch lái xe cho phù hợp thực tế.

Quốc lộ 51 sẽ được bảo trì, sửa chữa

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:21
Ngày 26/4, trên cổng thông tin điện tử, Bộ GTVT thông tin cập nhật kết quả giải quyết kiến nghị cử tri tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu liên quan đến dự án BOT Quốc lộ 51.

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây bị ngập, trách nhiệm thuộc về ai?

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:16
Bộ GTVT cho biết, theo báo cáo của chủ đầu tư, đơn vị tư vấn độc lập đã hoàn thành công tác khảo sát, tính toán các mô hình thủy văn.

Triệu tập kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:33
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại nhà Quốc hội.
     
Nổi bật trong ngày

Lời chia buồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:14
Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin cùng tập thể cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên xin gửi lời chia buồn tới bà Nguyễn Diệu Hương Ly – Nhân viên  Ban Trị sự.

Vì sao không bỏ phần thi mô phỏng trong sát hạch lái xe?

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Bộ GTVT cho biết, thời gian qua Cục Đường bộ đã điều chỉnh phần thi mô phỏng tình huống giao thông trong sát hạch lái xe cho phù hợp thực tế.

Tuyên Quang: Níu chân du khách bằng sắc màu thổ cẩm

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:43
Vừa qua, chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề đã được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:37
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Để người dân được thụ hưởng ngày càng nhiều dịch vụ số

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:00
Theo Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Điện Biên, thời gian qua nhận thức số đã có những chuyển biến vượt bậc, lan tỏa đến mọi ngõ ngách của cuộc sống.