Lần đầu tiên máu nhân tạo được truyền vào cơ thể người

Lần đầu tiên máu nhân tạo được truyền vào cơ thể người

Thứ 5, 10/11/2022 | 14:30
0
Hai người ở Anh đã nhận được một lượng nhỏ máu nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Nếu thử nghiệm thành công, việc tìm kiếm nguồn máu hiếm sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Truyền thành công máu nhân tạo vào cơ thể người

Mới đây, cơ quan quản lý Hiến máu và Hiến tạng Anh (NHSBT) đã trở thành đơn vị đầu tiên trên giới truyền thành công máu nhân tạo vào cơ thể người trong một cuộc thử nghiệm lâm sàng.

Đây là nền tảng để các nhà khoa học kiểm chứng độ an toàn của các tế bào hồng cầu nuôi cấy trong phòng thí nghiệm đối với cơ thể người và là bước tiến lớn cho việc điều trị những người bị rối loạn máu và có nhóm máu hiếm.

Các nhà nghiên cứu Anh cho biết, nếu thành công, công nghệ này có thể cải thiện đáng kể việc điều trị cho những người bị rối loạn máu và nhóm máu hiếm.

Thử nghiệm sẽ được mở rộng cho 10 bệnh nhân trong vòng vài tháng. Mục đích của thử nghiệm nhằm nghiên cứu tuổi thọ của các tế bào hồng cầu được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, so với việc truyền các tế bào hồng cầu tiêu chuẩn.

Công nghệ này có thể cho phép các nhà khoa học sản xuất các nhóm máu rất hiếm. Điều này rất quan trọng đối với những người phụ thuộc vào truyền máu thường xuyên vì các bệnh như thiếu máu hồng cầu hình liềm.

"Nghiên cứu hàng đầu thế giới này đặt nền tảng cho việc sản xuất các tế bào hồng cầu, có thể được sử dụng một cách an toàn để truyền máu cho những người mắc các chứng rối loạn như hồng cầu hình liềm", tiến sĩ Farrukh Shah, giám đốc y tế của Trung tâm máu và cấy ghép NHS, một trong những thành viên dự án, cho biết.

Theo The Verge, cột mốc lịch sử này chính là thành quả sau hàng thập kỷ nuôi cấy tế bào máu nhân tạo trong phòng thí nghiệm của các nhà khoa học. Trang tin cho biết, tế bào máu NHSBT sử dụng được trích từ tế bào mầm của máu người trưởng thành.

Các nhà khoa học sẽ cần khoảng 500.000 tế bào này để tạo ra 50 tỷ tế bào máu nhân tạo. Trong đó, 15 tỷ tế bào sẽ đã được sử dụng để thử nghiệm truyền máu.

“Chúng tôi đã có thể tự tạo tế bào hồng cầu dùng cho mục đích y học. Chúng đã giúp hiện thực hóa thử nghiệm truyền máu này”, Rebecca Cardigan, Giám đốc phát triển vật liệu tại NHSBT, cho biết.

Cũng theo The Verge, nghiên cứu truyền máu nhân tạo vào cơ thể người là một phần của thử nghiệm lâm sàng do NHSBT thực hiện nhằm so sánh tuổi thọ của các tế bào máu nhân tạo với tế bào máu thông thường khi được truyền vào cơ thể người. Thử nghiệm này sẽ được thực hiện với 10 tình nguyện viên và chỉ truyền một lượng máu nhỏ (khoảng 2 thìa cà phê) vào người.

Thế giới - Lần đầu tiên máu nhân tạo được truyền vào cơ thể người

Các tình nguyện viên chỉ được tiêm một lượng máu nhỏ bằng 2 thìa cà phê, tương đương 5-10 ml. Ảnh: National Health Service Blood and Transplant.

Tiềm năng của máu nhân tạo với con người

Nếu chứng minh thành công các tế bào máu nuôi cấy có tuổi thọ vượt trội so với máu thường, bệnh nhân sẽ không cần phải truyền máu nhiều như trước đây.

Thông thường, thời gian sống của hồng cầu sẽ kéo dài 90-120 ngày và có thể chứa hỗn hợp các tế bào hồng cầu cũ và mới nếu lấy từ nguồn hiến máu bên ngoài. Trong khi đó, máu nhân tạo hoàn toàn được nuôi cấy mới nên sẽ hoạt động hiệu quả và có tuổi thọ lâu hơn.

“Chúng tôi hy vọng, tế bào hồng cầu nhân tạo sẽ sống lâu hơn tế bào lấy từ nguồn hiến tặng. Nếu thử nghiệm truyền máu nhân tạo đầu tiên trên thế giới của chúng tôi thành công, những bệnh nhân phải phụ thuộc vào truyền máu sẽ không cần phải truyền nhiều như trước đây”, Giáo sư Cedric Ghevaert tại Đại học Cambridge khẳng định.

Không chỉ vậy, thử nghiệm này cũng sẽ giúp các nhà khoa học sản xuất các nhóm máu hiếm, khó tìm, trở thành nguồn máu nhân tạo cho những bệnh nhân đặc biệt.

Đơn cử như những người mắc bệnh hồng cầu lưỡi liềm cần phải được truyền máu thường xuyên vì các tế bào hồng cầu hình lưỡi liềm dễ dàng bị phá vỡ và chết đi, khiến họ không có đủ tế bào hồng cầu.

Nhưng, cơ thể của họ còn hình thành kháng thể, kháng lại một số loại protein trong máu người bình thường. Do đó, nếu phát triển thành công máu nhân tạo, các nhà khoa học sẽ có thể sử dụng kỹ thuật này để tạo ra tế bào hồng cầu được nuôi cấy mà không có các loại protein này.

Theo The Verge, công nghệ máu nhân tạo vẫn còn cần nghiên cứu và phát triển thêm trước khi chính thức sử dụng. Các nhà khoa học cũng phải tìm cách để nhân rộng nguồn cung đến các bệnh viện. Vì thế, hiến máu vẫn là hoạt động cần thiết trước khi máu nhân tạo được đưa vào sử dụng rộng rãi.

“Nhu cầu hiến máu vẫn cao. Nhưng thử nghiệm này sẽ là bước tiến rất quan trọng đối với những người phụ thuộc vào truyền máu thường xuyên”, Giám đốc Farrukh Shah, cho biết.

Máu "nhân tạo" có đắt?

Công nghệ này tốn một khoản chi phí đáng kể, đắt hơn hình thức hiến máu truyền thống. Mức tiền có thể giảm sau khi ứng dụng được nhân rộng. Các chuyên gia hy vọng rằng tuổi thọ vượt trội của các tế bào hồng cầu được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm có thể tương đương với việc bệnh nhân ít cần truyền máu hơn theo thời gian.

Một lần truyền máu điển hình chứa hỗn hợp các tế bào hồng cầu già và trẻ, có nghĩa là tuổi thọ của chúng có thể không thể đoán trước và dưới mức tối ưu. Trong khi đó, máu nuôi cấy trong phòng thí nghiệm được tạo ra mới, có nghĩa là nó sẽ tồn tại trong 120 ngày dự kiến ​​của các tế bào hồng cầu.

Tuy nhiên, chi phí truyền loại máu này hiện còn đắt. Theo Trung tâm máu và cấy ghép NHS, chi phí truyền máu trung bình hiện tại khoảng 145 bảng Anh. Các sản phẩm máu thay thế được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm có thể sẽ đắt hơn.

Cơ quan này cũng cho biết "vẫn chưa có con số" cho quy trình trên, nhưng nói thêm chi phí sẽ giảm khi công nghệ được mở rộng.

Người phát ngôn của trung tâm nói với Đài CNBC: "Nếu thử nghiệm thành công, loại máu "nhân tạo" này có thể được giới thiệu trên quy mô lớn trong những năm tới, đồng nghĩa với việc chi phí sẽ giảm xuống".

Trúc Chi (theo Zing, Tuổi Trẻ)

Trút gánh nặng mỡ máu sau nhiều năm chịu đựng từ món ăn truyền thống của Nhật Bản

Chủ nhật, 28/08/2022 | 23:53
Cô Xuân 59 tuổi (ngõ Thịnh Hào 3, Hà Nội) chia sẻ bí quyết hạ mỡ máu cực hiệu quả từ món ăn truyền thống hơn 1000 năm Nhật Bản.

Công an Cà Mau kỷ niệm ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát nhân dân

Thứ 6, 15/07/2022 | 14:57
Sáng 15/7, Công an Cà Mau long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát nhân dân (20/7/1962 - 20/7/2022).

Cà Mau ban hành kế hoạch về đợt cao điểm truyền thông tiêm vắc-xin

Thứ 4, 22/06/2022 | 16:19
Ngày 22/6, thông tin từ Sở Y tế tỉnh Cà Mau, đơn vị này vừa ban hành Kế hoạch về đợt cao điểm truyền thông tiêm vắc-xin phòng Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

Vừa phẫu thuật vừa truyền máu để cứu sống sản phụ bị vỡ thai hiếm gặp

Thứ 3, 19/03/2019 | 21:37
Để cứu sống thai phụ, các bác sĩ phải vừa phẫu thuật vừa truyền máu. Do chữa trị kịp thời nên người phụ nữ bị vỡ thai góc sừng tử cung rất hiếm gặp đã được cứu sống.
Cùng tác giả

Ngắm căn nhà 52m2 đẹp lung linh của vợ chồng trẻ khiến ai nhìn cũng ngưỡng mộ

Thứ 5, 03/06/2021 | 07:00
Diện tích đất nhỏ hẹp nhưng cặp vợ chồng trẻ ở Đà Nẵng đã xây thành ngôi nhà đẹp như resort cao cấp khiến cộng đồng mạng xôn xao, thích thú.

Hà Nội đóng cửa các quán ăn đường phố, cà phê, trà đá vỉa hè từ 17h hôm nay

Thứ 2, 03/05/2021 | 14:42
Từ 17h hôm nay (3/5), Chủ tịch Hà Nội quyết định, tạm dừng hoạt động đối với các quán ăn, uống đường phố, trà đá vỉa hè, cà phê vỉa hè để phòng, chống Covid-19.

Ấm lòng cái cúi đầu cảm ơn giữa đường của cậu bé

Thứ 3, 20/04/2021 | 11:03
Hành động đẹp và nhân văn của cậu bé khi khoanh tay, cúi người cảm ơn tài xế ô tô nhường đường làm lay động trái tim của bao người.

Dự báo thời tiết: Bão số 10 sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Thứ 5, 05/11/2020 | 11:17
Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 10 di chuyển theo hướng Tây Tây Nam và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Phú Yên.

Bão số 9 mạnh nhất từ đầu năm, nhà cấp 4 có thể bị phá hủy

Thứ 3, 27/10/2020 | 17:38
Bão số 9 là cơn bão rất mạnh, dự kiến sẽ ảnh hưởng tới đất liền trong đêm 27/10 và rạng sáng 28/10. Dự báo khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất là miền Trung nước ta.
Cùng chuyên mục

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.
     
Nổi bật trong ngày

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.