Lí do doanh nghiệp vẫn phải đóng Quỹ BVMT để xử lý rác thải

Lí do doanh nghiệp vẫn phải đóng Quỹ BVMT để xử lý rác thải "lậu"

Nguyễn Minh Uyên
Thứ 6, 11/03/2022 | 19:26
0
Bộ TN&MT cho biết, sẽ ban hành Thông tư về quy chế sử dụng khoản tiền được đóng góp vào Quỹ BVMT bởi nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, để đảm bảo tính minh bạch.

Siết chặt trách nhiệm của doanh nghiệp với môi trường

Theo Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ TN&MT - ông Phan Tuấn Hùng: “Để đảm bảo quyền được sống trong môi trường trong lành của người dân Việt Nam, như mọi công dân trên thế giới, Luật BVMT 2020 với nhiều cải cách đã chính thức có hiệu lực từ 1/1/2022, dựa trên nguyên tắc: người gây ô nhiễm phải trả tiền để khắc phục hậu quả”.

Từ đó, EPR được xem là một cách tiếp cận mới nhằm tìm kiếm giải pháp tài chính xử lý vấn đề quản lý chất thải, tăng cường tái chế, giúp Chính phủ đạt được mục tiêu về môi trường mà không cần tăng thuế hay phí môi trường. 

Chính sách - Lí do doanh nghiệp vẫn phải đóng Quỹ BVMT để xử lý rác thải 'lậu'

Ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ TN&MT.

Nếu thực hiện đúng, đầy đủ các yêu cầu của EPR sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo sự khép kín, tuần hoàn tài nguyên giữa nguồn nguyên liệu đầu vào và chất thải sinh ra trong quá trình hoạt động sản xuất, hướng tới mục tiêu không phát thải (zero waste). EPR được kỳ vọng sẽ giải pháp quan trọng giúp giải quyết hiệu quả vấn đề rác thải nhựa hiện nay. 

Bộ TN&MT cho rằng, EPR là công cụ chính sách rõ ràng nhất giúp giải quyết vấn đề rác thải nhựa hiện nay và EPR cũng khởi đầu nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam, đặt nền móng ban đầu cho hình thành và phát triển ngành công nghiệp tái chế hiện đại, thân thiện với môi trường.

Ông cho biết thêm, trong năm nay Bộ TN&MT sẽ ban hành Thông tư về quy chế sử dụng khoản tiền được đóng góp bởi nhà sản xuất, nhà nhập khẩu vào Quỹ BVMT, để đảm bảo tính công khai, minh bạch và được dùng đúng mục đích.

Về vấn đề đóng góp vào Quỹ, đại diện từ Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam bày tỏ ý kiến, hai năm vừa qua doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, để đóng góp 60 đồng/sản phẩm khi tái chế là rất nhỏ, song với số lượng lớn đóng ngay trong một lần, con số có thể lên tới hàng chục tỉ. 

Hơn nữa, về vấn đề sử dụng Quỹ, Hiệp hội Thuốc lá cho biết thị trường vẫn còn tồn tại tình trạng thuốc lá nhập lậu, chiếm khoảng 10-15% tổng tiêu thụ, vậy chi phí để thu mua vỏ bao, đầu lọc thuốc lá lậu về để tái chế, làm sao để phân chia rạch ròi với các doanh nghiệp hợp pháp là điểm còn chưa rõ ràng.

Trả lời điều này, ông Phan Tuấn Hùng cho biết, 60 đồng là mức phí thấp hơn so với các nước trên thế giới, Bộ TN&MT đã phải tham khảo và so sánh rất nhiều để đưa ra con số hợp lý này. Hơn nữa, thuốc lá là sản phẩm không thân thiện với môi trường bởi có chứa nhựa, mẩu thuốc lá khi sử dụng xong có thể bị vứt ở khắp nơi, rất khó cho công tác thu gom. 

Chính sách - Lí do doanh nghiệp vẫn phải đóng Quỹ BVMT để xử lý rác thải 'lậu' (Hình 2).

Theo Bộ TN&MT, việc nhà sản xuất có sự chia sẻ một phần cho công tác này là điều nên làm, bởi thuốc lá là sản phẩm có chứa nhựa, không thân thiện với môi trường, hơn nữa, mẩu thuốc lá khi sử dụng xong có thể bị vứt ở khắp nơi, rất khó cho công tác thu gom. 

Việc số tiền doanh nghiệp đóng góp được chi trả cho công tác thu gom, kể cả các sản phẩm kể không phải do mình sản xuất là có. Tuy nhiên, theo đại diện Bộ TN&MT, Quỹ BVMT được quy định sử dụng hỗ trợ trong việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt của người dân, nên việc này là đúng Luật. 

Mặt khác, ông giải thích thêm, đây chỉ là hỗ trợ một phần từ doanh nghiệp, bởi phần lớn sẽ được sử dụng từ tiền của Ngân sách và thuế từ người dân để phục vụ cho việc này.

Bên cạnh đó, chủ yếu rác thải hiện nay được xử lý bằng phương pháp chôn lấp, khiến chúng ta mất rất nhiều đất và sử dụng kinh phí khổng lồ cho việc này mỗi năm. Do vậy, “Việc nhà sản xuất có sự chia sẻ một phần cho công tác này là điều nên làm”, ông nhấn mạnh.

Đảm bảo hỗ trợ đúng người, đúng mục đích

Theo đó, ông Đỗ Xuân Thuấn, chuyên gia Quỹ BVMT Việt Nam thông tin thêm, khoản đóng góp tài chính thực hiện tái chế, xử lý chất thải của doanh nghiệp không phải là thuế, phí hay là khoản thu ngân sách Nhà nước. Khoản đóng góp này chỉ được dùng để hỗ trợ hoạt động tái chế, xử lý chất thải theo đúng nguyên tắc và quy định của pháp luật.

Chính sách - Lí do doanh nghiệp vẫn phải đóng Quỹ BVMT để xử lý rác thải 'lậu' (Hình 3).

Khung cảnh buổi hội thảo

Cụ thể, khoản đóng góp sẽ dùng để hỗ trợ chi phí tái chế sản phẩm, bao bì; tài trợ dự án thực hiện hoạt động thu gom, tái chế sản phẩm bao bì; tài trợ cho cho các dự án, hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; thu gom, vận chuyển và xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật; hỗ trợ vốn đầu tư thiết bị triển khai ứng dụng sáng sáng chế về xử lý chất thải rắn sinh hoạt; tài trợ kinh phí triển khai sáng kiến thu gom, phân loại chất thải rắn.

Việc hỗ trợ phải được thực hiện đúng đối tượng, kinh phí hỗ trợ phải được sử dụng đúng mục đích và phải được giải ngân theo tiến độ thực hiện. Văn phòng EPR quốc gia có trách nhiệm kiểm tra định kỳ và đột xuất các hoạt động được hỗ trợ trong quá trình triển khai để đảm bảo đúng các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng.

Việc giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các cơ quan, tổ chức sử dụng kinh phí của Văn phòng EPR quốc gia được thực hiện theo quy định tại Quy trình nghiệp vụ hỗ trợ thực hiện trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu và các quy định của pháp luật có liên quan.

Ngày 11/3, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo thứ 2 nhằm phổ biến, tập huấn thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR) theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2022. 

Hội thảo có sự tham gia của hơn 500 đại biểu đại diện cho các doanh nghiệp phía Nam theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Doanh nghiệp phải có trách nhiệm môi trường trong toàn bộ vòng đời sản phẩm

Thứ 7, 05/03/2022 | 06:00
EPR được kỳ vọng là một giải pháp hiệu quả và rõ ràng nhất giúp giải quyết vấn đề rác thải nhựa hiện nay và đặt nền móng cho nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.

Sử dụng “bàn tay thị trường" trong Luật

Thứ 6, 04/03/2022 | 18:21
Công tác thu gom phế liệu đều do những lao động chưa qua đào tạo bài bản tại các làng nghề, dẫn tới hiện trạng ô nhiễm môi trường thứ cấp từ chính quá trình này.

Doanh nghiệp được lợi gì khi triển khai EPR?

Thứ 6, 10/12/2021 | 17:44
Việt Nam chưa có quy định về tiêu chuẩn chất lượng nhựa dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp sản xuất.
Cùng tác giả

Blockchain là một trong những "then chốt" của chuyển đổi số

Thứ 5, 28/07/2022 | 19:56
Blockchain được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như đô thị thông minh, công nghệ tài chính, kinh tế chia sẻ, chuỗi cung ứng, dịch vụ công....

[Info]10 startup Việt được rót vốn nghìn tỷ nửa đầu năm 2022

Thứ 4, 27/07/2022 | 14:03
Vốn đầu tư mạo hiểm cho các startup Việt Nam năm 2021 đạt mức cao kỷ lục với tổng số tiền đầu tư 1,4 tỷ USD. Nửa đầu năm 2022 cũng đang cho thấy tín hiệu khả quan.

Hà Nội có lợi thế trong tăng tốc số hoá dịch vụ thanh toán

Thứ 2, 25/07/2022 | 14:02
Theo EVNHANOI, tỉ lệ khách hàng giao dịch, thanh toán theo phương thức điện tử của Thủ đô đã đạt trên 98%.

Clip: Chiêm ngưỡng mô phỏng không gian văn hoá Nhật tại sông Tô Lịch

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Đề xuất Dự án cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh của Tập đoàn JVE thời gian qua đã nhận được nhiều phản hồi.

Việt Nam có thể học hỏi gì từ "điểm sáng" của Abenomics?

Chủ nhật, 17/07/2022 | 19:42
Trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với tình trạng tốc độ già hoá dân số nhanh, một trong những mũi tên chính của Abenomics có thể đem lại bài học quý báu.
Cùng chuyên mục

Mức phạt lỗi đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ mới nhất năm 2024

Thứ 7, 04/05/2024 | 10:49
Đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ bị phạt bao nhiêu là vấn đề nhiều người thắc mắc khi tham gia giao thông.

Người từ 6 tuổi trở lên phải thu nhận sinh trắc học khi làm căn cước

Thứ 7, 04/05/2024 | 08:00
Bộ Công an cho biết, từ ngày 1/7, người từ 6 tuổi trở lên phải thực hiện thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt

Đề xuất phạt tới 50 triệu nếu lập hội, nhóm trên mạng vu khống người khác

Thứ 6, 03/05/2024 | 15:00
Ngày 2/5, Bộ Tư pháp đã công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất VNeID trong dịch vụ công trực tuyến

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:29
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thống nhất sử dụng một tài khoản là VNeID trong thực hiện thủ tục hành chính từ ngày 1/7/2024.

Làm căn cước từ ngày 1/7, có bắt buộc thu thập ADN và giọng nói?

Thứ 6, 03/05/2024 | 10:28
Nhiều người thắc mắc từ 1/7/2024 khi đi làm căn cước mới có bắt buộc phải cung cấp thông tin ADN, giọng nói không và việc cung cấp thông tin mống mắt sẽ như thế nào?
     
Nổi bật trong ngày

Người từ 6 tuổi trở lên phải thu nhận sinh trắc học khi làm căn cước

Thứ 7, 04/05/2024 | 08:00
Bộ Công an cho biết, từ ngày 1/7, người từ 6 tuổi trở lên phải thực hiện thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt

Mức phạt lỗi đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ mới nhất năm 2024

Thứ 7, 04/05/2024 | 10:49
Đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ bị phạt bao nhiêu là vấn đề nhiều người thắc mắc khi tham gia giao thông.

Tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chủ nhật, 05/05/2024 | 11:00
Sáng 5/5, Ban chỉ đạo TW kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước tổ chức tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó trưởng ban Thường trực Ban chủ trì chỉ đạo, kiểm tra buổi Tổng duyệt.