Lịch sử, Tiếng Anh là môn thi tự chọn: Có mất giá trị của môn học?

Nguyễn Hoa Trà
Thứ 6, 10/11/2023 | 14:41
0
Việc quyết định nhóm môn bắt buộc, tự chọn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 cần phải cân nhắc kỹ đảm bảo đánh giá chất lượng đào tạo sau 12 năm học.

Theo dự kiến, Bộ GD&ĐT sẽ công bố phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 vào quý IV/2023, tuy nhiên đến nay về số môn thi, đặc biệt liên quan đến các môn bắt buộc và tự chọn vẫn gây nhiều ý kiến trái chiều.

Trong số 3 phương án, thì việc thí sinh phải thi 4 môn, gồm 2 môn thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn thí sinh tự chọn trong  số các môn còn lại được học ở lớp 12 (bao gồm cả môn Ngoại ngữ và Lịch sử) được quan tâm hơn cả.

Giáo viên lo lắng mất vị trí môn học

Là giáo viên dạy môn Lịch sử ông ông Hồ Như Hiển - Trường liên cấp Đông Bắc Ga, Thanh Hoá rất lo lắng khi mặc dù đây đã trở thành môn bắt buộc nhưng khi đi thi Lịch sử vẫn thuộc nhóm môn tự chọn.

Vị giáo viên này bày tỏ theo mục tiêu của Chương trình GDPT 2018, nhằm phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học, xây dựng cho công dân tương lai những phẩm chất yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ và trách nhiệm.

“Do đó, môn Lịch sử có vai trò đặc biệt quan trọng tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và triển khai chương trình, môn Lịch sử chưa có được vị trí và vị thế xứng đáng, điều này gây ra những lo lắng, bức xúc của dư luận xã hội, giáo viên và học sinh.

Hiện nay, Lịch sử là môn học bắt buộc với số tiết ít nhất trong các môn học, nếu đưa Lịch sử là môn lựa chọn thi theo phương án 2+2 là không hợp lý, đi ngược lại với dư luận xã hội và mục tiêu, yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới”, ông Hồ Như Hiển cho biết.

Giáo dục - Lịch sử, Tiếng Anh là môn thi tự chọn: Có mất giá trị của môn học?

Nhiều băn khoăn về việc môn nào thuộc nhóm tự chọn (Ảnh: Trọng Tùng).

Theo giáo viên việc lựa chọn thi sẽ khiến việc bắt buộc học là vô nghĩa, điều này gây nên những hậu quả với giáo dục lịch sử mà trong tương lai gần khó có thể khắc phục. Ông Hiển đề nghị Bộ GD&ĐT hết sức cân nhắc, cần đưa Lịch sử là môn bắt buộc ở mọi phương diện.

Với góc độ giáo viên phổ thông, đã từng dạy cả chương trình cũ và chương trình mới, ông Hồ Như Hiển nhận thấy: “Chương trình mới có nhiều ưu điểm nhưng cũng tồn tại những hạn chế cần khắc phục. Trong đó, phương án thi tốt nghiệp hiện nay vẫn đang còn gây tranh luận lớn trong dư luận xã hội và ngay trong bản thân ngành giáo dục”.

Thầy giáo đưa ra phân tích Bộ GD&ĐT đã đưa ra các phương án thi như 4+2, 3+2 hay mới đây nhất là 2+2. Thực tế, đưa ra nhiều phương án thi là do môn Lịch sử đã từ môn lựa chọn thành môn học bắt buộc, nên ở đây cần cân nhắc chính là môn Lịch sử sẽ bắt buộc thi hay không.

“Tôi loại trừ phương án 2+2 và 4+2, đề nghị phương án 3+2, trong đó 3 môn bắt buộc thi là Toán, Văn, Lịch sử và 2 môn lựa chọn. Như vậy vừa có thể giảm tải áp lực cho học sinh và phụ huynh, đáp ứng sự mong mỏi của xã hội, phù hợp với mục tiêu phát triển của chương trình, đồng thời giữ được vị trí quan trọng của giáo dục lịch sử trong trường phổ thông”, ông Hồ Như Hiển đưa ra quan điểm.

Để học sinh lựa chọn bình đẳng các môn thi

Tuy nhiên, trao đổi với Người Đưa Tin, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT cho rằng phương án 2+2 thi tốt nghiệp THPT phù hợp theo bối cảnh hiện nay, đảm bảo các tiêu chí và nguyên tắc mà Bộ GD&ĐT hướng đến cũng như đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết 29 và Nghị quyết số 88.

Trước băn khoăn các môn Ngoại ngữ và Lịch sử là môn tự chọn, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống cho biết: “Toán và Ngữ văn là 2 môn tiêu biểu cho 2 loại tư duy, 2 lĩnh vực cơ bản và cũng là 2 môn học được nhiều nước lựa chọn trong đánh giá năng lực, cũng như thi tốt nghiệp cấp THPT... Ngoài ra, các khối tổ hợp môn học chính ở THPT đều liên quan đến 2 môn học này”.

Trong mùa tuyển sinh vừa qua, trong số các trường đại học đào tạo ngành y ở Việt Nam, có nhiều trường dùng tổ hợp có môn Ngữ văn để xét tuyển. Ngoài ra, phương án này phù hợp cho cả 2 đối tượng thí sinh hệ phổ thông và hệ giáo dục thường xuyên,..”.

Giáo dục - Lịch sử, Tiếng Anh là môn thi tự chọn: Có mất giá trị của môn học? (Hình 2).

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống cho rằng phương án 2+2 là phù hợp xu thế hiện nay.

Ngoài ra, việc thi 2 môn tạo sự hài hòa cho các khối tổ hợp môn học ở THPT, phù hợp, thuận tiện cho cả 2 đối tượng thí sinh hệ phổ thông và giáo dục thường xuyên.

Đối với những lo lắng về học sinh không chọn môn Ngoại và Tiếng Anh, ông Đỗ Ngọc Thống bày tỏ: “Ngoại ngữ, Lịch sử vốn đã bắt buộc, được chú ý trong dạy học hằng ngày, nên lúc thi cử cũng để học sinh tự chọn bình đẳng như các môn học còn lại”.

Ngoài phương án thi, ông Thống cũng cho rằng xây dựng nội dung đề thi để đáp ứng yêu cầu mới là điều đáng cần quan tâm.

“Đề thi thế nào để đánh giá năng lực ở mỗi môn học? Cần thay đổi thế nào trong bối cảnh một chương trình nhiều sách giáo khoa và mong muốn chống nạn chép văn mẫu? Tôi nghĩ Bộ GD&ĐT cũng cần tổ chức nghiên cứu, tập huấn, bồi dưỡng và đào tạo cán bộ ra đề thi theo yêu cầu mới; thử nghiệm và công bố sớm phạm vi, mô hình, cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT của các môn học...”, ông Đỗ Ngọc Thống đánh giá.

Tại hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023, triển khai phương án, nhiệm vụ thi năm 2024, Bộ GD&ĐT dự kiến kỳ thi Tốt nghiệp THPT từ năm 2025 bao gồm 11 môn: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Công nghệ, Tin học. Trong đó có môn bắt buộc và môn lựa chọn. 
Môn Ngữ văn sẽ thi theo hình thức tự luận; các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm

Bộ trưởng GD&ĐT lý giải việc nên có kỳ thi tốt nghiệp THPT

Thứ 3, 07/11/2023 | 18:10
Theo Bộ trưởng GD&ĐT kỳ thi tốt nghiệp THPT không chỉ nhằm mục đích đánh giá kết quả học tập của học sinh, còn là căn cứ để các cơ sở giáo dục đại học xét tuyển.

Thêm đề xuất phương án thi tốt nghiệp THPT 2025

Thứ 5, 05/10/2023 | 19:39
Theo cuộc khảo sát, chỉ có khoảng 30% đội ngũ chuyên gia chọn môn Lịch sử là môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc.

Bộ GD&ĐT lý giải cách thức lựa chọn môn thi tốt nghiệp THPT 2025

Thứ 4, 20/09/2023 | 15:20
Kỳ thi tốt nghiệp cần đảm bảo gọn nhẹ, phù hợp và đánh giá được phẩm chất, năng lực của người học theo Chương trình GDPT 2018.
Cùng tác giả

Đảm bảo chính sách tiền lương khi Luật Nhà giáo được ban hành

Thứ 6, 17/05/2024 | 18:05
Song hành việc tạo điều kiện tốt nhất cho thầy cô làm việc, người giáo viên cũng cần đảm bảo nghĩa vụ và tiêu chuẩn của nghề nghiệp.

Các trường đại học vẫn “sống” chủ yếu từ nguồn học phí

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:34
Việc dựa vào học phí để duy trì hoạt động sẽ khiến tạo thêm gánh nặng cho người học và không phải là giải pháp lâu dài.

Thủ tướng yêu cầu đảm bảo an toàn, chống gian lận trong kỳ thi THPT

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:37
Thủ tướng mới có Chỉ thị về việc tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.

Bộ GD&ĐT lưu ý "3 không" trong các khâu tổ chức thi tốt nghiệp THPT

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:33
Công tác tổ chức thực hiện thi tốt nghiệp THPT cần đúng quy trình, đúng quy chế, xử lý tốt các tình huống phát sinh trong kỳ thi.

Chứng chỉ ngoại ngữ: Chạy đua đi học nhưng không rõ mục đích

Thứ 6, 17/05/2024 | 07:00
Để lấy chứng chỉ ngoại ngữ thì ngược học cần xác định rõ nhu cầu, mục đích, tránh chạy theo phong trào gây tác dụng ngược.
Cùng chuyên mục

Chi tiết lịch nghỉ hè 2024 mới nhất của học sinh 63 tỉnh, thành

Chủ nhật, 19/05/2024 | 16:52
Năm nay đa số các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6.

Kon Tum: Giáo viên vùng khó bỏ tiền túi giữ chân học trò

Chủ nhật, 19/05/2024 | 12:08
Gia cảnh khó khăn, địa hình rừng núi hiểm trở, không có chế độ bán trú, nhiều học sinh nghỉ học. Để níu chân các em, thầy cô tự bỏ tiền túi nấu cơm cho học trò.

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:47
Đoàn học sinh Việt Nam tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2024 (Regeneron ISEF 2024) đã giành được 1 giải Nhì.

Đảm bảo chính sách tiền lương khi Luật Nhà giáo được ban hành

Thứ 6, 17/05/2024 | 18:05
Song hành việc tạo điều kiện tốt nhất cho thầy cô làm việc, người giáo viên cũng cần đảm bảo nghĩa vụ và tiêu chuẩn của nghề nghiệp.

Các trường đại học vẫn “sống” chủ yếu từ nguồn học phí

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:34
Việc dựa vào học phí để duy trì hoạt động sẽ khiến tạo thêm gánh nặng cho người học và không phải là giải pháp lâu dài.
     
Nổi bật trong ngày

“Nhân vật bí ẩn” duy nhất khiến Tôn Ngộ Không phải khom mình hành lễ là ai?

Chủ nhật, 19/05/2024 | 19:45
Dù chỉ xuất hiện chớp nhoáng nhưng “nhân vật bí ẩn” này lại khiến Tề Thiên Đại Thánh phải khom mình hành lễ.

Gia đình hoảng hốt phát hiện tổ ong khổng lồ trên ban công ở Hà Nội

Thứ 7, 18/05/2024 | 17:00
Sáng ngày 18/5, một gia đình ở Hồ Tùng Mậu, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội đã bất ngờ phát hiện một đàn ong làm tổ ngay trên ban công nhà mình.

Chi tiết lịch nghỉ hè 2024 mới nhất của học sinh 63 tỉnh, thành

Chủ nhật, 19/05/2024 | 16:52
Năm nay đa số các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6.

Miền Bắc đón sóng lạnh liên tiếp, mưa nắng đan xen nhiều nơi

Chủ nhật, 19/05/2024 | 20:22
Dự báo đêm 19/5, khu vực phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to.

Dự báo thời tiết ngày 19/5/2024: Dự báo thời điểm không khí lạnh gây mưa to nhất

Chủ nhật, 19/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (19/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.