Liệt sĩ Phan Tứ Kỷ - Thư chiến trường và những tấm hình có lửa

Liệt sĩ Phan Tứ Kỷ - Thư chiến trường và những tấm hình có lửa

Hà Thị Hằng
Thứ 2, 18/12/2023 | 19:35
0
Gia tài của Liệt sĩ Phan Tứ Kỷ gồm hàng trăm lá thư viết cho gia đình, bè bạn và rất nhiều tấm hình có lửa được chụp từ chiến trường khốc liệt.

Thư chiến trường và những tấm hình có lửa

Ra đi ở độ tuổi đẹp nhất - ngoài 20, những bức ảnh, bức thư của Trung sỹ Phan Tứ Kỳ để lại cho vẫn sống, vẫn nguyên giá trị và để nhắc nhở mỗi người về những năm tháng chiến đấu anh hùng, những năm tháng không thể nào quên…

Liệt sĩ Phan Tứ Kỷ (1947-1972), quê xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Trung sỹ Phan Tứ Kỷ thuộc biên chế Ban Văn hóa, Phòng Chính trị, Sư đoàn 304, với nhiệm vụ của một nhiếp ảnh. Anh hi sinh ngày 3/8/1972, tại mặt trận phía Nam Quân khu 4 (khu vực làng Cùa, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) khi mới tròn 25 tuổi. Từ thông tin đó, gia đình đã nhiều lần vào Quảng Trị đi tìm hài cốt của anh nhưng đến nay vẫn chưa tìm thấy. Điều đó khiến gia đình đau đáu, trăn trở.

Sự kiện - Liệt sĩ Phan Tứ Kỷ - Thư chiến trường và những tấm hình có lửa

Nhà báo Phan Duy Hương chia sẻ về người em trai - liệt sĩ Phan Tứ Kỷ trong lễ ra mắt giới thiệu về cuốn sách "Liệt sĩ Phan Tứ Kỷ - Thư chiến trường và những tấm hình có lửa". 

Gia tài Liệt sĩ Phan Tứ Kỷ để lại gồm hàng trăm lá thư viết cho gia đình, bè bạn và rất nhiều bức hình có lửa được chụp từ chiến trường… Sau hơn 50 năm gìn giữ kỷ vật của liệt sĩ Phan Tứ Kỷ, năm 2021, nhân kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, gia đình của liệt sĩ đã trao tặng toàn bộ kỷ vật cho Bảo tàng Quân khu 4.

Trong gần 200 bức ảnh liệt sĩ Phan Tứ Kỷ để lại, có hơn 100 bức ảnh được chụp tại chiến trường Trị - Thiên ác liệt. Các bức ảnh không chỉ phản ánh không khí chiến đấu khốc liệt trên chiến trường, mà qua góc nhìn của một người nhiếp ảnh đã tái hiện cảnh sắc tươi đẹp của núi rừng, những nét sinh hoạt bình dị, gần gũi và nỗi nhớ quê hương, khát vọng hòa bình, giấc mơ sum vầy với người thân của những người lính.

Những lá thư biên vội dọc đường hành quân của anh không đủ để nói hết những năm tháng liệt sĩ Phan Tứ Kỷ và đồng đội chiến đấu ác liệt tại chiến trường Quảng Trị. Và dường như Trung sỹ Kỷ cũng không muốn cho người anh của mình thấy được sự gian khổ, vất vả. Đọc những bức thư của liệt sĩ Phan Tứ Kỷ bao giờ cũng toát lên sự lạc quan, tin tưởng vào sự chính nghĩa của cuộc chiến.

Sự kiện - Liệt sĩ Phan Tứ Kỷ - Thư chiến trường và những tấm hình có lửa (Hình 2).

Bức ảnh được đăng tải trong cuốn sách Liệt sĩ Phan Tứ Kỷ - Thư chiến trường và những tấm hình có lửa. 

Bằng tình cảm, tâm huyết của gia đình, đặc biệt là anh trai của liệt sĩ, nhà thơ, nhà báo Phan Duy Hương, anh trai của liệt sĩ Phan Tứ Kỷ đã cố gắng sưu tầm, biên soạn những lá thư, bài viết, kỷ vật, bức ảnh còn lại của em mình in thành cuốn sách “Liệt sĩ Phan Tứ Kỷ - Thư chiến trường và những tấm hình có lửa” được Nhà Xuất bản Nghệ An ấn hành năm 2023.

Cuốn sách có 192 trang, gồm 4 phần chính: Mãi mãi tuổi hai mươi, Thư chiến trường, Những tấm hình có lửa và Quê hương - gia đình - bạn bè - đồng đội. Cuốn sách tập hợp, giới thiệu những lá thư, các bức ảnh của liệt sĩ Phan Tứ Kỷ và tình cảm của người thân, bạn bè, đồng đội dành cho anh. Tại buổi giới thiệu ra mắt cuốn sách, trong niềm xúc động, nhà báo Duy Hương bày tỏ niềm tự hào về người em trai đã chiến đấu quên mình và anh dũng hi sinh để bảo vệ đất nước.

Sự kiện - Liệt sĩ Phan Tứ Kỷ - Thư chiến trường và những tấm hình có lửa (Hình 3).

Cuốn sách “Liệt sĩ Phan Tứ Kỷ – Thư chiến trường và những tấm hình có lửa”. Ảnh NXBNA. 

Trong một bức thư gửi về cho anh trai, liệt sĩ Phan Tứ Kỷ viết: "Anh Hương ạ! Anh giữ cho em những bức ảnh anh nhé. Đừng cho ai. Dù xấu đẹp gì nó vẫn là kỷ niệm sâu sắc…". Sau hơn 50 năm giữ cho riêng mình như lời căn dặn của em trai, năm 2021, ông Hương quyết định trao tặng toàn bộ di vật của liệt sĩ Phan Tứ Kỷ cho Bảo tàng Quân khu 4. Và mới đây, sau thời gian dài cất công sưu tầm, tìm kiếm, ông Hương đã biên soạn và phối hợp Nhà xuất bản Nghệ An xuất bản, công bố cuốn sách "Liệt sĩ Phan Tứ Kỷ - Thư chiến trường và những tấm hình có lửa".

"Tôi nghĩ câu nói đó của em tôi không chỉ có ý giữ lại cho riêng gia đình mình, bởi vì trong những bức thư đó có nhắc tới những tên tuổi của các đồng đội và người thân, cần phải chuyển đến những người đó. Tôi nghĩ mình cần có trách nhiệm trao lại những bức thư, những lời thăm hỏi có tên trong những bức thư và cho các đồng đội, đặc biệt là truyền đạt lại cho những lứa tuổi như em tôi thì giá trị đó sẽ lan tỏa hơn. Chắc em tôi cũng hài lòng", nhà báo Duy Hương xúc động nói.

Những khoảnh khắc chiến trường khốc liệt

Ông Lê Đình Minh (quê Đô Lương, Nghệ An), đồng đội của liệt sĩ Kỷ không giấu được nỗi niềm xúc động khi đọc những bài viết và những bức hình trong cuốn sách “Liệt sĩ Phan Tứ Kỳ - Thư chiến trường và những tấm hình có lửa”. Ông Minh vừa là đồng đội, vừa là người đã giữ gìn chiếc ba lô chứa nhiều kỷ vật của liệt sĩ Kỷ, đưa về và bàn giao cho gia đình. Trong ký ức của ông Minh, người đồng đội ở Ban Văn hóa Sư đoàn, đẹp trai, trắng trẻo, ít nói và rất kín đáo.

Theo ông Minh, đối với người lính - nhiếp ảnh chiến trường, khi đi thực hiện nhiệm vụ thường đơn thương độc mã. Cùng chiếc máy ảnh, họ lăn xả trên các chiến trường, ghi lại hình ảnh chiến đấu anh dũng, quả cảm của đồng đội. Khi trận chiến kết thúc, họ phải ngay lập tức trở về, tráng, in rửa phim để kịp gửi cho các báo, tập san chiến trường, kịp thời cổ vũ, động viên đồng đội.

Sự kiện - Liệt sĩ Phan Tứ Kỷ - Thư chiến trường và những tấm hình có lửa (Hình 4).

Những bức ảnh, bức thư được đăng tải trong cuốn sách “Liệt sĩ Phan Tứ Kỷ - Thư chiến trường và những tấm hình có lửa”. 

“Thời đó phim chụp, thuốc rửa ảnh, in ảnh cũng hiếm lắm. Khi từ chiến trường về, chúng tôi phải xuống hầm để rửa, tráng ảnh. Có khi hai ngày rưỡi, anh Kỷ mới ra khỏi hầm. Những bức ảnh thuộc bí mật quân sự, sẽ được bảo mật theo quy định, còn những bức ảnh khác, sau khi rửa, gửi in báo, người lính - nhiếp ảnh có thể giữ lại. Khi liệt sĩ Kỷ hi sinh, tôi báo cáo, xin phép đơn vị giữ chiếc ba lô cùng nhiều kỷ vật ấy suốt một năm trời”, ông Minh chia sẻ.

Đến năm 1973, chiếc ba lô còn dính vết máu, một chiếc kèn acmonica, sổ ghi chép, hàng chục lá thư và hàng trăm bức ảnh mà Trung sĩ Phan Tứ Kỷ đã say mê chụp trong suốt những năm tháng ở chiến trường được ông Minh đưa về, bàn giao cho gia đình.

Sự kiện - Liệt sĩ Phan Tứ Kỷ - Thư chiến trường và những tấm hình có lửa (Hình 5).

Những tấm hình có lửa do liệt sĩ Phan Tứ Kỷ chụp ở chiến trường. 

Trong tập ảnh mà anh gửi lại, có một bức ảnh không phải anh chụp nhưng lại được anh cất giữ cẩn thận, đó là bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dưới bức ảnh là dòng chữ “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân… Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng chiến thắng”… để nhắc nhở anh hãy cố gắng, chiến đấu xứng danh truyền thống người lính Cụ Hồ.

Bà Võ Thị Minh Sinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ An khẳng định, cuốn sách “Liệt sĩ Phan Tứ Kỷ - Thư chiến trường và những tấm hình có lửa” chứa đựng trang sử vàng của đất nước, là lý tưởng, ước mơ, hoài bão của những người lính nói chung và liệt sĩ Phan Tứ Kỷ nói riêng, là niềm thương nhớ khôn nguôi của gia đình, đồng đội. Đặc biệt, khi đọc cuốn sách, độc giả sẽ có cảm nhận một cách sâu sắc giá trị giáo dục truyền thống, chỉ cần đọc một bức thư hay ngắm một tấm ảnh của liệt sĩ Phan Tứ Kỷ, chắc chắn độc giả, nhất là các bạn trẻ sẽ rưng rưng xúc động. Đó chính là sự truyền lửa, hun đúc tình yêu, trách nhiệm của mỗi người đối với quê hương, đất nước,...

Hà Hằng - Minh Tâm

Thủ tướng dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Quảng Nam

Thứ 7, 27/07/2019 | 20:12
Nhân kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947- 27/7/2019), ngày 27/7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại tỉnh Quảng Nam.

Chuyện chưa kể về cuộc đời người liệt sỹ gửi 30 bức thư về cho vợ

Thứ 5, 27/07/2017 | 18:55
Giữa mưa bom ở chiến trường, người lính trẻ vẫn miệt mài viết từng bức thư gửi về hậu phương, nói về tình yêu của mình với vợ và nỗi nhớ con khôn nguôi…

Cảm động bức thư cuối viết cách đây 50 năm của một liệt sỹ Hà Nội

Thứ 4, 27/07/2016 | 15:13
Nhiều năm sau đồng đội mới trao tận tay cho gia đình bức thư cuối cùng của liệt sỹ Nguyễn Đức Minh (Hà Nội) đến gia đình.
Cùng tác giả

Nghệ An: Chốt phương án tháo gỡ “áp lực” tuyển sinh vào bậc THPT

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:04
Năm 2024, Nghệ An tăng hơn 7.000 học sinh lớp 9, gây áp lực tuyển sinh vào lớp 10, đặc biệt là tại TP Vinh khi chỉ có 3 trường THPT công lập.

Nghệ An: Hai thanh niên bị phạt 125 triệu đồng vì trốn nhập ngũ

Thứ 7, 30/03/2024 | 22:55
Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ năm 2024, hai nam thanh niên bị UBND tỉnh Nghệ An xử phạt hành chính với số tiền mỗi người là 62,5 triệu đồng.

Ra khơi từ nửa đêm trúng con "nhiều đạm", ngư dân bỏ túi tiền triệu

Thứ 5, 07/03/2024 | 12:00
Ra khơi từ 00h ngư dân xứ Nghệ đánh bắt được hàng tấn cá trích tươi rói. Mỗi ngày ngư dân bỏ túi tiền triệu nhờ "lộc" biển.

Điều chưa biết về kẻ bị tử hình vì mang 300 triệu đi "khởi nghiệp"

Thứ 5, 29/02/2024 | 07:00
Với 300 triệu tích góp trước khi đi thi hành án lần thứ 5, gia đình kỳ vọng Tuấn ra tù sẽ tu chí làm ăn. Nhưng không, gã liều mình "khởi nghiệp" với số tiền này.

Bắt 3 "nữ quái" trong đường dây ma tuý mua bán số lượng cực lớn

Thứ 4, 28/02/2024 | 16:10
Các “nữ quái” móc nối với nhau mua bán hàng nghìn viên ma túy tổng hợp từ miền núi về huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An để tiêu thụ.
Cùng chuyên mục

Ninh Thuận phát triển năng động, nhanh, bền vững

Thứ 2, 29/04/2024 | 20:38
Với mục tiêu đến năm 2030, Ninh Thuận trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao của cả nước, phát triển năng động, nhanh và bền vững.

Cao tốc Bắc – Nam: Hình thành trục xương sống kết nối khu vực kinh tế

Thứ 2, 29/04/2024 | 19:17
Tuyến đường đi vào khai thác góp phần hoàn thiện hệ thống đường bộ cao tốc, hình thành trục giao thông huyết mạch, kết nối vùng miền, phát triển kinh tế - xã hội.

Bảo tàng tư nhân lưu giữ “gan vàng dạ sắt”

Thứ 2, 29/04/2024 | 14:00
Cựu chiến binh Lâm Văn Bảng không quản ngại khó khăn để thực hiện ước mơ xây dựng bảo tàng lưu giữ để kể cho thế hệ mai sau về lịch sử hào hùng của dân tộc.

Carnaval Hạ Long 2024: Mãn nhãn với “bữa tiệc” âm thanh, ánh sáng

Chủ nhật, 28/04/2024 | 22:39
Lần đầu tại Carnaval Hạ Long, 2 công nghệ Drone light và 3D mapping kết hợp tạo thành “bữa tiệc” ánh sáng khắc họa những biểu tượng đặc trưng của tỉnh Quảng Ninh.

Thủ tướng cắt băng khánh thành dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm–Vĩnh Hảo

Chủ nhật, 28/04/2024 | 20:25
Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo có tổng mức đầu tư 8.925 tỷ đồng, với chiều dài 78,5km, đi qua 3 tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận.
     
Nổi bật trong ngày

Bảo tàng tư nhân lưu giữ “gan vàng dạ sắt”

Thứ 2, 29/04/2024 | 14:00
Cựu chiến binh Lâm Văn Bảng không quản ngại khó khăn để thực hiện ước mơ xây dựng bảo tàng lưu giữ để kể cho thế hệ mai sau về lịch sử hào hùng của dân tộc.

Cao tốc Bắc – Nam: Hình thành trục xương sống kết nối khu vực kinh tế

Thứ 2, 29/04/2024 | 19:17
Tuyến đường đi vào khai thác góp phần hoàn thiện hệ thống đường bộ cao tốc, hình thành trục giao thông huyết mạch, kết nối vùng miền, phát triển kinh tế - xã hội.

Quảng Nam thêm sản phẩm mới kích cầu du lịch hè 2024

Chủ nhật, 28/04/2024 | 13:48
Dự án bên cạnh tạo điểm đến mới còn tạo công ăn việc làm hơn 1.000 đồng bào người Cơ Tu, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế huyện miền núi.

Thủ tướng cắt băng khánh thành dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm–Vĩnh Hảo

Chủ nhật, 28/04/2024 | 20:25
Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo có tổng mức đầu tư 8.925 tỷ đồng, với chiều dài 78,5km, đi qua 3 tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận.

Carnaval Hạ Long 2024: Mãn nhãn với “bữa tiệc” âm thanh, ánh sáng

Chủ nhật, 28/04/2024 | 22:39
Lần đầu tại Carnaval Hạ Long, 2 công nghệ Drone light và 3D mapping kết hợp tạo thành “bữa tiệc” ánh sáng khắc họa những biểu tượng đặc trưng của tỉnh Quảng Ninh.