Loa phường cũng giống cái xe đạp... lạc hậu phải bỏ

Loa phường cũng giống cái xe đạp... lạc hậu phải bỏ

Thứ 3, 14/02/2017 | 19:51
0
Sau khi đưa vấn đề nên bỏ hay giữ loa phường ra bàn luận đã có rất nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra xung quanh vấn đề này.

Trong phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai công tác năm 2017 của Sở TT&TT Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhận định, loa phường ở thời kỳ bao cấp rất có tác dụng nhưng trong thời đại công nghệ như hiện nay, loa phường không còn phù hợp với nhiều đối tượng. Và thành phố đã có nhiều phương thức khác phù hợp để phục vụ nhân dân.

 

Từ thực tế trên, ông Chung yêu cầu cơ quan chức năng đánh giá nghiêm túc, lấy ý kiến nhân dân về việc nên hay không bỏ loa phường. Đồng thời, thành phố sẽ thí điểm cung cấp thiết bị đầu cuối thông minh cho các gia đình, giải quyết thông tin đến từng hộ.

Nhóm phóng viên báo điện tử Người Đưa Tin đã thăm dò ý kiến người dân trên địa bàn một số quận để lấy kiến về vấn đề trên.

Bà Đỗ Thị Thà, sống tại số nhà 16 tổ 27 phường Dịch Vọng Hậu quận Cầu Giấy cho biết mình rất thường xuyên nghe loa phường. Hàng ngày, bà chủ yếu nắm thông tin qua hệ thống loa phường.

Xã hội - Loa phường cũng giống cái xe đạp... lạc hậu phải bỏ

 

“Tôi không đồng ý với việc bỏ loa phường. Thông tin hàng ngày như cháy nổ, đóng tiền tiện... tôi đều biết qua đây. Bỏ biết làm thế nào bây giờ...”.

Đồng ý với việc không bỏ loa phường, ông Vũ Minh Nhạ sống tại phường Mai Dịch (Cầu Giấy) đưa quan điểm, thông tin từ loa phường chủ yếu là cập nhật thông tin của mỗi phường về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, điện, nước… Những thông tin riêng biệt này không thể nào đưa lên phương tiện truyền thông đại chúng”.

Khi trao đổi về việc có hay không sự ảnh hưởng lớn của loa phường đến sinh hoạt của người dân trên địa bàn, ông Nhạ cho rằng, loa phường chỉ phát thời gian ngắn trong ngày, từ 15-30’ mỗi buổi sáng hoặc chiều và có khung giờ cụ thể. Vì thế sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của người dân.

Xã hội - Loa phường cũng giống cái xe đạp... lạc hậu phải bỏ (Hình 2).

 Ông Vũ Minh Nhạ cho rằng loa phường là một kênh thông tin cần giữ của phường.

 

“Bởi loa phát chung cho cả phường nghe nên âm rất lớn, có thể ảnh hưởng ít nhiều đến những gia đình có người già và trẻ nhỏ. Với hệ thống loa lắp chĩa thẳng vào nhiều nhà thì cũng cần xem xét để lắp cho phù hợp hơn”, ông Nhạ chia sẻ.

Trái lại, chị Thanh bán cửa hàng tạp hóa trên đường Hoàng Hoa Thám cho rằng nên bỏ loa phường vì nó gây rất nhiều phiền phức.

Theo chia sẻ của chị Thanh, khu tập thể chị sinh sống nhiều trẻ nhỏ và người già, chủ yếu người trí thức văn hóa đã nghỉ hưu. Họ không có nhu cầu dậy sớm để buôn bán mà cứ phải nghe loa phường ra rả, ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Xã hội - Loa phường cũng giống cái xe đạp... lạc hậu phải bỏ (Hình 3).

 Bà Đỗ Thị Thà cho rằng việc bỏ loa phường sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bà và nhiều người khác.

 

Không những vậy, theo lời chị Thanh, không ít người đọc loa truyền đạt ngôn ngữ kém, không rõ ràng. Chất lượng âm thanh tồi, người nghe nhiều khi không hiểu người đọc loa nói gì.

“Tôi thấy việc tiếp cận thông tin từ loa phường không hiệu quả. Ngày xưa mới cần thiết, giờ không hợp thời. Cũng giống việc, ngày xưa đi xe đạp, giờ người ta đi xe máy, ô tô xịn chứ việc gì phải lóc cóc đạp xe đạp nữa. Thời buổi internet, mọi thứ đều có thể xử lý qua đó một cách dễ dàng. Chưa kể đến việc hệ thống loa phường còn gây mất mỹ quan, dây rợ chằng chịt, nhìn xấu xí....”, chị Thanh nói.

Duyên Trần – Như Quỳnh