"Loạn" phí giữ chỗ vào lớp 10 trường tư: Cần hài hòa lợi ích

Thứ 4, 13/03/2024 | 19:15
0
Trước tình trạng phí “giữ chỗ”, ghi danh ngày càng đẩy lên cao, nhiều ý kiến cho rằng cần có quy định để quản lý nhằm tránh tình trạng “loạn” mức thu như hiện nay.

Tiền cọc giữ chỗ lớp 10 trường tư cao nhất 23 triệu đồng

Theo kế hoạch phân luồng, mỗi năm Hà Nội chỉ có khoảng 60% học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục vào lớp 10 THPT công lập nên nhu cầu vào học tư thục ngày càng cao. Để tạo thuận lợi cho phụ huynh và các nhà trường, từ nhiều năm qua, Sở GD&ĐT Hà Nội cho phép các trường ngoài công lập được tuyển sinh sớm, trước thời điểm diễn ra kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập. Có hai phương thức tuyển sinh lớp 10 được các trường THPT tư thục áp dụng là xét tuyển (tuyển thẳng, xét tuyển học bạ THCS) và thi tuyển.

Để hạn chế số lượng hồ sơ ảo, các trường tư thục đã tự đưa ra mức phí “đặt cọc”, giữ chỗ hay còn gọi là phí ghi danh khi thí sinh trúng tuyển và mức phí này cũng được nhà trường công khai trong kế hoạch tuyển sinh. Theo lãnh đạo các trường, việc đặt ra yêu cầu này nhằm hạn chế tỷ lệ hồ sơ ảo, gây khó khăn cho công tác tuyển sinh, đồng thời để các gia đình cân nhắc, có trách nhiệm hơn với lựa chọn của mình. Nếu học sinh nhập học, trường sẽ khấu trừ vào các chi phí. Còn nếu bỏ, tùy trường, phụ huynh có thể nhận lại hoặc không.

Thông tin trên Công an nhân dân, mức phí này hiện dao động từ 1,2-23 triệu đồng do các trường tự quy định. Trong đó, Trường THPT Archimedes Academy, huyện Đông Anh hiện có phí ghi danh cao nhất là 23 triệu đồng. Một số trường có mức phí trên 10 triệu đồng là Việt - Úc Hà Nội, Lý Thái Tổ, Newton, Lương Thế Vinh, Sentia, Hà Nội Academy. Trong số này, trường Việt - Úc cho biết phí được hoàn 100% nếu học sinh chuyển trường khi năm học kết thúc, 50% nếu nghỉ học giữa năm. Trường Hà Nội Academy cũng trả lại toàn bộ phí nếu học sinh theo học ít nhất một năm, trường hợp không học hoặc nghỉ giữa chừng, phí này không được hoàn. Trong khi đó, trường THPT Archimdes Academy và Lương Thế Vinh sẽ không hoàn lại phí ghi danh nếu học sinh bỏ nhập học. Tuy nhiên, số tiền này sẽ được đối trừ với các khoản thu trong năm học nếu học sinh theo học tại trường.

Trường THCS và THPT M.V.Lômônôxốp (Hà Nội) cũng đưa ra mức phí nhập học là 5,9 triệu đồng. Phí nhập học này, trường không trả lại, nếu học sinh rút hồ sơ chuyển đi trường khác. Tuy nhiên, nhà trường cũng lưu ý phụ huynh cần cân nhắc kỹ trước khi nhập học cho con, chỉ khi chắc chắn con sẽ học tiếp mới làm thủ tục nhập học, tránh việc giữ chỗ khiến mất cơ hội vào học của học sinh khác.

Phí giữ chỗ của Trường THCS và THPT Lê Quý Đôn là 3 triệu đồng; phí ghi danh của Trường TH, THCS&THPT Ngôi sao Hoàng Mai; Trường THPT Đoàn Thị Điểm, THCS và THPT Nguyễn Siêu là 2 triệu đồng. Trường THPT Phan Bội Châu, quận Hà Đông, có phí thấp nhất, chỉ 1,2 triệu đồng. Trường cho biết khoản này được hoàn trả nếu học sinh đỗ lớp 10 công lập, các trường hợp khác không được hoàn trả.

“Các trường tư chỉ muốn ai thực sự cho con học mới đóng tiền nhập học (đặt cọc) để ổn định công tác tuyển sinh. Phụ huynh được quyền rút hồ sơ trong khi các trường được giao số chỉ tiêu cứng. Việc cứ nộp hồ sơ ào ào mà không thực sự cân nhắc của phụ huynh khiến trường tư bị số lượng hồ sơ ảo quá lớn, trong khi HS thực sự muốn học lại hết chỉ tiêu. Các trường tư cũng thông báo công khai, chi tiết tiền nhập học và đều có lời khuyên phụ huynh cân nhắc kỹ trước khi nhập học và nộp tiền”, Nhà giáo Nguyễn Quang Tùng, Hiệu trưởng Trường THCS&THPT Lômônôxốp (Mỹ Đình) thông tin.

Cần hài hòa lợi ích các bên

Phí đặt cọc, phí giữ chỗ, phí nhập học… là tên gọi khác nhau của khoản thu mang tính chất thỏa thuận giữa phụ huynh và nhà trường trên nguyên tắc tự nguyện, công khai. Đây thực ra là chi phí cơ hội nếu phụ huynh muốn con chắc chắn có môi trường học tập như ý.

Giáo dục - 'Loạn' phí giữ chỗ vào lớp 10 trường tư: Cần hài hòa lợi ích

Hàng năm, Hà Nội tuyển khoảng 60% học sinh tốt nghiệp THCS vào trường THPT công lập, do đó nhu cầu học trường tư thục ngày càng cao. Ảnh minh họa

Phụ huynh không tranh luận hay bàn cãi về khoản thu này nhưng với điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, nhất là sau dịch bệnh Covid-19, mức phí quá cao của một số trường tư không khỏi làm phụ huynh băn khoăn. Nhiều ý kiến cho rằng, các trường tư thục hoạt động theo cơ chế tự chủ, được quyền đưa ra mức phí giữ chỗ nhưng mức phí đó cũng cần phải phù hợp. Nếu loại phí này chưa có trong quy định thì cơ quan quản lý nhà nước cần nghiên cứu để đưa vào quy định theo hướng đưa ra mức thu phí tối đa nhằm hạn chế tình trạng các trường thích đặt ra mức thu vô tội vạ.

Bàn luận về vấn đề này, nhà giáo Nguyễn Quang Tùng cho rằng, các trường nên hài hòa lợi ích và thu phí này ở mức độ vừa phải.

Tuy nhiên, theo nhà giáo Nguyễn Quang Tùng, phụ huynh cũng nên đặt mình vào vị trí của các trường tư. Nhiều phụ huynh coi trường tư là chỗ dự phòng nếu con trượt trường công lập hoặc trường chuyên, trong khi chỉ tiêu của trường tư là số lượng cứng; trường phải chịu trách nhiệm với cấp trên nếu vượt chỉ tiêu và chịu trách nhiêm với Hội đồng trường nếu chỉ tiêu không đủ. Các trường tư thường đối mặt với tình huống khi trường chuyên hoặc trường công hạ điểm chuẩn là hàng loạt học sinh rút hồ sơ chuyển đi. Lúc này trường tư tuyển bổ sung để đủ chỉ tiêu khá vất vả.

Về vấn đề phí đặt cọc, giữ chỗ trường tư, Luật sư Trần Đăng Chung, Trưởng Văn phòng Luật sư Luật và phát triển, Đoàn Luật sư Tp.Hà Nội trao đổi với Kinh tế & Đô thị: "Nếu phí giữ chỗ là tự nguyện và sẽ trừ vào các khoản thu trong năm học như thông báo thì khoản thu đó có tính chất như một khoản đặt cọc và là quyền của nhà trường. Trường hợp không học được hiểu như không tiếp tục giao kết (hợp đồng) và đã được thông báo trước là sẽ không được lấy lại khoản tiền (đặt cọc) cũng được xem là hợp lý. Xét về nguồn vốn và mục đích hoạt động thì việc yêu cầu phụ huynh nộp phí đặt cọc của trường tư là vấn đề thoả đáng để đảm bảo kế hoạch tuyển sinh và vận hành bộ máy của trường".

Nhiều ý kiến cho rằng, các trường tư hoạt động như một doanh nghiệp nên việc quy định về phí đặt cọc cần phải xem xét theo Luật Doanh nghiệp. Còn TS Nguyễn Tùng Lâm, chuyên gia giáo dục thì có quan điểm khác.

Theo ông, trường tư muốn ổn định tuyển sinh, hạn chế thí sinh ảo nên đưa ra phí đặt cọc. Phụ huynh cần chia sẻ cho trường nhưng ngược lại, nhà trường cũng cần thông cảm với phụ huynh; nên có mức thu vừa phải, phù hợp với tình hình kinh tế nói chung, đặc biệt nên chiếu cố với gia đình có thu nhập thấp. Hiện nhiều nhà trường đang chỉ biết quyền lợi của mình mà làm khó phụ huynh khi đưa mức phí đặt cọc quá cao. Phụ huynh phải được quan tâm và đảm bảo quyền lợi.

“Các trường tư thục hoạt động theo cơ chế tự chủ, được quyền đưa ra mức phí giữ chỗ nhưng quyền đó không phải là vô hạn. Trước đây phí này chưa có trong quy định thì giờ cần phải quy định và điều chỉnh nó để phù hợp thực tiễn; chẳng hạn đưa ra mức phí tối đa các trường được phép thu là bao nhiêu, tránh trường hợp "hét giá" vô tội vạ. Ở đây, để giải quyết tình trạng thí sinh ảo, các trường có thể lấy số dư cao để bù...”, TS Nguyễn Tùng Lâm nêu ý kiến.

Liên quan đến vấn đề này, đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định, phí “giữ chỗ” không có trong quy định của ngành giáo dục. Các trường tư thục hoạt động tự chủ, được tổ chức tuyển sinh sớm hơn và việc xây dựng, thực hiện các khoản thu theo nguyên tắc thỏa thuận với phụ huynh học sinh. Vài năm qua, các trường tư thục vẫn duy trì khoản thu này. Khoản này sẽ được trừ vào trong năm học khi học sinh nhập học. Sở dĩ có trường đưa ra mức phí cao là để giảm lượng hồ sơ ảo. Do đó, phụ huynh cần cân nhắc kỹ lưỡng, không nên quá lo lắng hoặc a dua theo số đông để tránh lãng phí.

Đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội cũng cho rằng, việc chăm lo và chuẩn bị phương án dự phòng cho con của phụ huynh là chính đáng. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý đến năng lực học tập thực chất cũng như điều kiện kinh tế của gia đình để lựa chọn, quyết định nguyện vọng học tập lớp 10 phù hợp.

Tp.Hà Nội luôn kiên trì chủ trương đảm bảo quyền lợi và đáp ứng nguyện vọng học tập cho 100% học sinh tốt nghiệp THCS. Do đó, thời điểm này, phụ huynh học sinh cần đồng hành, quan tâm động viên con học tập thật tốt.

Hiện Sở GD&ĐT đang xây dựng phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 trình UBND TP phê duyệt. Và một trong những điểm đáng lưu ý trong tuyển sinh đầu cấp năm nay là thay bằng việc phải đến trường trực tiếp nộp đơn đăng ký dự tuyển, tất cả các trường tư thục đều phải tuyển sinh vào lớp 10 bằng hình thức trực tuyến.

Minh Hoa (t/h)

Bản tin 22/2: Hà Nội chốt số lượng môn thi tuyển sinh vào lớp 10 trong tháng 3

Thứ 5, 22/02/2024 | 06:00
Hà Nội chốt số lượng môn thi tuyển sinh vào lớp 10 trong tháng 3; Bộ Công an: Cần cấm tuyệt đối nồng độ cồn với lái xe...

Tuyển sinh vào lớp 10 lại càng trở nên “khốc liệt” hơn khi định hướng ĐGNL?

Thứ 3, 10/10/2023 | 19:25
Chuẩn bị phương án tuyển sinh vào lớp 10 từ năm học 2025-2026 theo định hướng đánh giá năng lực.

Hà Nội thêm gần 2.900 chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2023-2024

Thứ 3, 11/07/2023 | 14:49
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội vừa ký quyết định giao 2.070 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2023-2024 cho 6 trường THPT tư thục.

Thí sinh cần làm thủ tục gì sau khi trúng tuyển vào lớp 10?

Chủ nhật, 02/07/2023 | 09:25
Sau khi trúng tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập không chuyên và chuyên ở Hà Nội, thí sinh cần làm gì tiếp theo?
Cùng chuyên mục

Cổng thông tin tuyển sinh lớp 10 có nhiều tính năng hỗ trợ lựa chọn

Chủ nhật, 28/04/2024 | 18:15
Cổng thông tin tuyển sinh vừa thành lập, sẽ giúp phụ huynh, học sinh chỉ cần ngồi ở nhà vào trang web tìm kiếm thông tin về trường sẽ đăng ký học.

10/10 học sinh Việt Nam đoạt giải cao tại Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev 2024

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:56
Với thành tích này, Việt Nam xếp hạng 3 toàn đoàn, sau đoàn Trung Quốc và Nga. Đây là lần đầu tiên học sinh Việt Nam dự Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev.

Những thí sinh nào thuộc diện ưu tiên xét tốt nghiệp THPT 2024?

Thứ 7, 27/04/2024 | 21:02
Các thí sinh cần lưu ý thông tin về đối tượng thuộc diện ưu tiên hoặc cộng điểm khuyến khích để kê khai đầy đủ trong Phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Tuyển sinh lớp 10 ở thành phố Hồ Chí Minh: Chỉ tiêu giảm, áp lực tăng

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:30
Khi giảm chỉ tiêu trường công lập, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại thành phố Hồ Chí Minh càng tăng áp lực đầu vào đối với học sinh.

Tp.HCM nỗ lực xây 4.500 phòng học, giảm áp lực thiếu trường lớp

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:30
Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai kế hoạch xây 4.500 phòng học và hiện 2 công trình đã hoàn thành để ưu tiên giáo dục.
     
Nổi bật trong ngày

Bản tin 27/4: Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón; Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học...

Nắng nóng kỷ lục "hiếm có" trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:26
Dự báo thời tiết nắng nóng kỷ lục chưa từng ghi nhận trong kỳ nghỉ lễ 30/4 sẽ diễn ra trên cả 3 miền Bắc – Trung – Nam.

Dự báo thời tiết ngày 28/4/2024: Đợt nắng nóng có thể lập kỷ lục mới về nhiệt độ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (28/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Những thí sinh nào thuộc diện ưu tiên xét tốt nghiệp THPT 2024?

Thứ 7, 27/04/2024 | 21:02
Các thí sinh cần lưu ý thông tin về đối tượng thuộc diện ưu tiên hoặc cộng điểm khuyến khích để kê khai đầy đủ trong Phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Bản tin 28/4: Xe khách chở 40 công nhân lật nhào trên quốc lộ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Xe khách chở 40 công nhân lật nhào trên quốc lộ; Đợt nắng nóng gay gắt, nhiệt độ trên 41 độ C kéo dài đến bao giờ?...