Lối thoát cho khu vực đồng tiền chung châu Âu

Lối thoát cho khu vực đồng tiền chung châu Âu

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:00
0
27 nhà lãnh đạo của các quốc gia châu Âu đang nhóm họp vào những ngày cuối tuần qua lại một lần nữa thất bại trong việc đưa ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng nợ công của khu vực đồng tiền chung châu Âu.

Họ đã hứa hẹn thực hiện một giải pháp toàn diện đối với cuộc khủng hoảng kéo dài hai năm qua sau khi gặp nhau ở một vòng đàm phán khác vào ngày 26/10.

Cuộc họp hôm chủ nhật vừa qua đã cho thấy rằng, các quan chức châu Âu đang bắt đầu thực hiện tiến trình trên ba vấn đề cốt lõi: Tái thiết lại các ngân hàng trong nước, tạo động lực cho cơ quan ổn định tài chính châu Âu (EFSF) và cung cấp cho Hi Lạp một gói cứu trợ tài chính lần thứ hai.

Xã hội - Lối thoát cho khu vực đồng tiền chung châu Âu

Khủng hoảng tài chính ở Hi Lạp thực chất là cuộc khủng hoảng của đồng Euro

Cuộc khủng hoảng nợ công đã bắt đầu tràn sang Italia, nền kinh tế lớn thứ ba của khu vực đồng tiền chung châu Âu. Nó cũng đã bắt đầu gây lo ngại cho các ngân hàng của Pháp bởi các ngân hàng này đã nắm giữ số lượng lớn trái phiếu của Chính phủ Hi Lạp và Italia. Đặt các ngân hàng trong nước vào tình thế gian nan, đầy rủi ro, việc chăm sóc các nhà đầu tư không hề dễ dàng thực hiện trên toàn bộ thị trường toàn cầu.

Điều này đã trở thành một vấn đề cấp bách trong một bộ phận các nhà lãnh đạo hàng đầu châu Âu trong hội nghị thượng đỉnh G20 hồi đầu tháng này. Việc dẫn dắt các thị trường đã phát triển và mới nổi của thế giới sẽ buộc châu Âu phải đưa ra một giải pháp lâu dài nhằm bảo vệ nền kinh tế toàn cầu.

Giờ đây, hai đề xuất được đặt trên bàn làm việc về cơ bản sẽ đưa EFSF trở thành một cái Quỹ bảo hiểm. Một sự lựa chọn cho phép nó đảm bảo cho khả năng thất bại tiềm tàng về vấn đề nợ công của khu vực đồng tiền chung châu Âu, trong khi lựa chọn khác sẽ tạo nên một quỹ riêng biệt được tài trợ bởi các nhà đầu tư quốc tế, trong đó bao gồm cả Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).

Các nhà lãnh đạo châu Âu thỏa thuận rằng EFSF sẽ cần đảm bảo cho ít nhất một vài sự thiệt hại sẽ phải hứng chịu từ phía các chủ nợ tư nhân như là một phần của gói cứu trợ thứ hai cho Hi Lạp. Quả thực, trong một báo cáo mới nhất của ba “ông lớn” là IMF, ECB (ngân hàng trung ương châu Âu) và Ủy ban châu Âu – đã cho thấy rằng nền kinh tế Hi Lạp đã bị vô hiệu hóa từ ba tháng trước đây.

Mặc dù có sự chống đối quyết liệt của ECB đối với bất kỳ sự tái sắp xếp nợ của Hi Lạp, các quan chức châu Âu giờ đây đang nhận thức được rằng việc cứu trợ tài chính mới có thể buộc những chủ nợ tư nhân cùng gáng chịu khoảng hơn 50%.

Nhưng ngay cả khi các nhà lãnh đạo châu Âu tìm được những điểm tương đồng về khía cạnh kỹ thuật của cuộc khủng hoảng, các nhà phân tích vẫn nghi ngờ khả năng của các thành viên khu vực đồng tiền chung châu Âu trong việc giải quyết những vấn đề khác nhau về mặt chính trị của họ.

Chí Thành