Luật pháp vẫn đang đứng ngoài hụi, họ?

Luật pháp vẫn đang đứng ngoài hụi, họ?

Thứ 2, 29/07/2013 | 10:02
0
Cho đến nay nhiều vụ vỡ hụi, họ vẫn chưa được giải quyết thoả đáng, nhiều người vẫn phải "ngậm bồ hòn làm ngọt" khi mất tiền bởi họ không có đủ thời gian, đủ khả năng để theo đuổi vụ việc đến cùng.

Phải chăng pháp luật vẫn đang đứng ngoài các hoạt động chơi hụi, họ? Xung quanh vấn đề này, PV báo Nguoiduatin.vn  đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trọng Tỵ, chủ nhiệm đoàn Luật sư TP.Hà Nội.

Thưa ông, thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra những vụ vỡ hụi, họ với số tiền lên tới hàng chục tỷ đồng. Ông đánh giá vấn đề này như thế nào?

Những vụ vỡ hụi, họ xảy ra đa phần xuất phát từ lòng tham của con người. Ai cũng biết, ngay từ thuở sơ khai, hụi, họ là hình thức gom vốn tốt. Thế nhưng về sau, hụi, họ bị biến tướng, trở thành những hoạt động phi pháp, ngoài quy định của pháp luật và vi phạm pháp luật. Những vụ vỡ hụi, họ đều là những vụ lợi dụng sự quen biết, sau một thời gian tạo dựng lòng tin, kẻ có ý định chiếm đoạt liền giăng một mẻ lưới lớn, ôm số tiền khổng lồ rồi biến mất. Người mất tiền chỉ biết than thân trách phận hoặc đi trình báo cơ quan chức năng với hi vọng có thể vớt vát được ít tiền nào đó. Thế nhưng họ đâu hiểu, để được pháp luật bảo vệ, người chơi hụi, họ phải có bằng chứng cụ thể nếu không, không thể thưa kiện hay tố cáo được.

Ngược lại, chơi hụi, họ xuất phát từ lòng tham, muốn lấy lãi cao thì không có chuyện pháp luật bảo vệ. Nhiều người, vì quá tham lãi suất cao mà kéo cả họ hàng anh em vào "bát" họ, do vậy, khi vỡ họ, chủ “bát” trốn thì tất cả "ăn đòn" theo. Bởi việc cho vay tiền với lãi suất vượt quá quy định của pháp luật là phạm pháp, có thể bị xử lý trước pháp luật.

Luật sư - Luật pháp vẫn đang đứng ngoài hụi, họ?

Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ, Chủ nhiệm đoàn Luật sư TP.Hà Nội.

Có thể nói việc chơi hụi, họ theo kiểu ngầm với mục đích kiếm nhiều lãi theo kiểu "được ăn thua chịu" thì không có cơ chế luật pháp nào bảo vệ. Luật pháp chỉ bảo vệ những người chơi đóng góp cổ phần có hợp đồng bằng văn bản, nói cách khác là chơi "danh chính ngôn thuận".

Hụi, họ bị biến tướng, gây ra nhiều hệ lụy đau lòng, nhiều người tán gia bại sản, nhiều vụ án mạng xảy ra. Có ý kiến cho rằng sở dĩ có tình trạng này là do luật pháp đang đứng ngoài hụi, họ. Ông đánh giá thế nào về ý kiến này?

Điều 497 Bộ luật Dân sự 2005 đã có quy định nhưng trên cơ sở phải có đăng ký, phải được phép, phải có cơ sở, người tham gia phải có hợp đồng, khi đưa tiền phải có ký kết bằng văn bản. Trong luật Dân sự có quy định vấn đề có thể tự nguyện tổ chức các việc đóng góp hụi, họ để hỗ trợ cho nhau. Người có tiền chưa tiêu đến thì đóng góp, hỗ trợ cho người cần tiền. Việc này mang tính tương thân tương ái, bản chất cũng hoàn toàn khác những người tham gia mở hụi, họ vì mục đích khác. Nếu bây giờ một người cứ bảo là chủ "bát", phường, họ rồi trả lãi 15 - 20% rồi người có tiền tham lãi cao đưa ra, đến khi vỡ hụi lại mất trắng. Chuyện đó Nhà nước không cho phép. Vậy, không thể nói rằng pháp luật đang đứng ngoài hụi, họ mà chính người dân đã vì cái lợi mà không tuân thủ pháp luật.

Điều này cũng giống như chơi xổ số Nhà nước làm khuyến khích nhưng ghi số đề thì Nhà nước cấm, cùng một việc nhưng bản chất hoàn toàn khác nhau.

Theo ông người chơi hụi, họ cần có biện pháp gì để tự bảo vệ mình?

Người chơi phải tìm hiểu xem mình đưa tiền, góp tiền cho ai, người đó có đủ tư cách để nhận không, có cơ sở pháp lý để đứng ra nhận tiền góp của mình hay không. Khi góp tiền vào phải có biên bản, hợp đồng, biên nhận, còn cứ đi nói miệng huy động với nhau thì điều đó thuộc về phi pháp.

Nhiều người cho rằng, trong Nghị định 144 về hụi, họ không có quy định rõ ràng về chế tài trong trường hợp người vi phạm không trả hoặc trả không đủ số tiền cho người vi phạm. Ông đánh giá thế nào về vấn đề này?

Với mỗi vụ vỡ hụi, khi có văn bản, giấy tờ thì ra pháp luật, quyền lợi của mọi người sẽ được bảo vệ. Nếu chỉ góp tiền bằng miệng thì rất khó để đòi hỏi pháp luật bảo vệ. Còn khi đã ra tòa thì không thể nói là không trả. Pháp luật đã có quy định nếu sau thời hạn quy định, nếu không trả gốc thì sẽ phải tính lãi. Nếu không thi hành án có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn thi hành án.

Xin cảm ơn ông!                       

Yến Thanh

Xôn xao vỡ nợ 600 tỷ ở Lạng Sơn

Thứ 7, 27/07/2013 | 20:12
Công an TP Lạng Sơn vừa bắt giữ cặp vợ chồng Nguyễn Văn Trung và Tạ Bích Liên sau khi hàng chục nạn nhân tố cáo cặp vợ chồng này ẵm gần 600 tỷ đồng rồi bỏ trốn.

Nghi án giật hụi hàng trăm tỷ chấn động dư luận

Thứ 7, 27/07/2013 | 19:54
Toàn bộ nhà cửa của các "nhân vật" liên quan đến đường dây thu hụi đều trong tình trạng "cửa khóa then cài".

Thuê xe đi bắt chủ hụi

Thứ 3, 23/07/2013 | 15:39
Chiều 22-7, Công an thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đã tạm giữ 6 đối tượng cùng quê Đồng tháp gồm: Huỳnh Thị Thu Nga (SN 1968), Nguyễn Nhựt Thanh (SN 1995), Võ Văn Hoàng (SN 1993), Lâm Thị Thu Trang (SN 1984), Huỳnh Văn Vũ (SN 1992) và Phạm Văn Hường (SN 1968) về hành vi “bắt giữ người trái pháp luật”.

Chịu thua nạn giật hụi?

Thứ 3, 23/07/2013 | 15:26
Vỡ hụi quy mô lớn xảy ra liên tục ở khắp nơi nhưng luật có những bất cập, sơ hở khiến nạn nhân luôn bị thiệt thòi, còn kẻ giật hụi thì vẫn cứ nhởn nhơ.

Nghệ An: Vỡ phường hụi hàng tỷ đồng

Thứ 2, 22/07/2013 | 08:34
Mấy ngày qua, người dân ở xã Kim Liên (huyện Nam Đàn, Nghệ An) hoang mang khi hay tin nhiều chủ phường đã bỏ trốn khỏi địa bàn vì “ôm” cục nợ lên đến hàng tỷ đồng.

Nữ chủ hụi xinh đẹp chiếm đoạt tiền tỷ rồi bỏ trốn

Thứ 3, 28/05/2013 | 17:33
Mới đây, công an quận Cầu Giấy, Hà Nội tiếp nhận một đơn thư khiếu nại từ rất nhiều người cùng ký và ghi rõ một chủ hụi tên là Đỗ Thị Ngọc Hà - quê gốc ở Xóm Trào, xã An Lập, Sơn Động, Bắc Giang ( thường trú tại P 32 - Nhà A7, khu tập thể Nghĩa Tân, Hà Nội ) trốn nợ và "mất tích" với số lượng tiền lên đến hàng tỷ đồng. Và điều đặc biệt hơn, chủ hụi này lại chơi hụi trên một diễn đàn lớn đã có uy tín tại Hà Nội.