Luật sư: Khi người dân 'vô phúc đáo tụng đình'

Luật sư: Khi người dân 'vô phúc đáo tụng đình'

Thứ 3, 19/02/2013 | 17:42
0
Một dịp vô tình, tôi được tham dự một phiên tòa phúc thẩm xét xử tranh chấp thừa kế, vụ việc đã được Tòa án Nhân dân (TAND) quận Gò Vấp xử sơ thẩm ngày 13/04/2009, nguyên đơn, bị đơn vụ kiện, những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đều có đơn kháng cáo và Tòa dân sự TAND thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm vào ngày 29/05/2009.

Dưới sự chủ tọa của thẩm phán, phó chánh tòa dân sự TAND thành phố, việc xét xử được diễn ra nhanh chóng gọn, chưa hết 2 tiếng đồng hồ kể cả thời gian nghị án, bản án phúc thẩm đã được tuyên theo hướng hủy toàn bộ bản án sơ thẩm của TAND quận Gò Vấp vì đã vi phạm tố tụng dân sự và thiếu cơ sở pháp lý tuyên án.

Luật sư - Luật sư: Khi người dân 'vô phúc đáo tụng đình'

Chia thừa kế là cuộc chiến của nhiều gia đình. Ảnh minh họa

Rời phiên tòa trong cái nắng nóng gay gắt của tháng 5 không làm tôi mệt mỏi nhưng cảm nhận của tôi đối với các nguyên đơn, bị đơn theo đuổi vụ kiện, tôi thấy mệt mỏi cho họ. Mất thật nhiều thời gian, công sức mà bị hủy án vì lý do chủ quan của cơ quan xét xử cũng thấy nhiều điều trăn trở. Sau một phiên xử đối với người làm công tác pháp luật, bản án đã tuyên, thế là xong, việc còn lại là của bộ phận khác.

Trong vụ kiện này, tôi cảm nhận được 2 điều:

1- Việc chia thừa kế theo pháp luật đã có qui định rõ ràng tại các văn bản pháp luật và Nghị quyết 02 ngày 10/08/2004 của Hội đồng thẩm phán. Vấn đề này tôi  nghĩ những người ngồi xét xử chắc chắn phải hiểu rõ hơn ai hết, trường hợp nào được thụ lý chia tài sản thừa kế, trường hợp nào không thụ lý được vì đã hết thời hiệu khởi kiện.

2- Tranh chấp thừa kế liên quan đến tài sản mà định mức và định lượng không chính xác thì dựa vào cơ sở nào cho chính xác để chia? Đương nhiên hình thức đã bị vô hiệu thì nội dung cũng không thể được công nhận, nhưng vấn đề nằm ở đây là sự hiểu biết thật sự của người ngồi xét xử hay sự vô ý chủ quan khi xét xử. Cho dù là lý do nào đi nữa, lòng tôi vẫn cảm thấy băn khoăn  khi chứng kiến cảnh người trong vụ kiện bỏ hết công việc, thời gian nối đuôi nhau đến tòa án để nhờ phân giải những tranh chấp dân sự trong gia đình, xã hội, để rồi sau bao nhiêu công sức lại bị hủy án, lại quay về nơi cũ, lại tiếp tục từ đầu con đường mình đã đi, mà lý do làm mất thời gian công sức đó không phải do lỗi của họ, những người đi kiện.

Tôi không nhận xét hay có ý kiến gì đối với những người đang cầm cán cân công lý, bởi phải qua nhiều đợt xét chọn họ mới được ngồi vào vị trí đó. Nhưng tôi chỉ xin lưu ý rằng 1 bản án khi được tuyên là nhân danh Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, cho nên bản án đó phải được chính xác, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật… không thể vì sự vô tình hay cố ý của người cầm cân nảy mực trong lĩnh vực tư pháp mà tuyên một bản án vi phạm tố tụng, thiếu chứng cứ pháp lý để làm mất thời gian, công sức của người dân, những người đang đóng thuế, đã thực hiện nhiệm vụ của mình đối với xã hội thì họ có quyền được pháp luật bảo vệ khi quyền lợi bị xâm hại.

Vài dòng cho một vụ kiện dân sự nho nhỏ ở sân pháp đình, vụ kiện nhỏ nhưng là vấn đề cần xem lại của công tác xét xử. Cuộc đời người dân 'vô phúc đáo tụng đình', cho nên hãy giữ thật công bằng, nghiêm chỉnh cán cân công lýđể tạo niềm tin tuyệt đối cho người dân khi nghe tuyên án nhân danh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Luật sư Đoàn Thị Lan (Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh)

* Gửi ý kiến, bài vở về chuyên mục Luật sư theo email: luatsu@nguoiduatin.vn

Luật sư và tiền thù lao, làm sao để không 'mua danh ba vạn'?

Thứ 6, 15/02/2013 | 14:38
Bài viết này đúng vào dịp Tết Nguyên Đán năm Quý Tỵ (2013). Trước cảnh lòng người phơi phới chào đón Chúa Xuân, cung nghinh hương hồn tiền nhân về vui xuân, giới luật sư cũng nên suy ngẫm về nghề nghiệp mà chúng ta lựa chọn và cống hiến cho đời.

Đất nước 'ưa kiện tụng', nghề luật sư có lương bổng rất cao

Thứ 5, 14/02/2013 | 17:17
Cũng giống như ở nhiều nước trên thế giới, nghề luật ở Mỹ bao gồm nghề luật sư, chuyên gia pháp lý của doanh nghiệp, chuyên gia pháp lý của các cơ quan hành chính, nghề dạy học ở các trường luật, thẩm phán hay công tố viên. Trong đó, luật sư ở Mỹ được coi là phổ biến và có lương bổng cao nhất nên rất nhiều người muốn trở thành luật sư.

Luật sư nghi ngờ cảnh sát làm oan tài xế

Thứ 3, 15/01/2013 | 13:21
'Trong vụ TNGT này, người điều khiển xe máy đâm vào xe của lái xe Hòa (từ phía sau) do đó nạn nhân cũng có lỗi và đây là trường hợp 'lỗi hỗn hợp'. Xe của Hòa đỗ cách đầu cầu khoảng cách là 6,5m, vậy theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, điều này có vi phạm pháp luật hay không?, luật sư Nguyễn Huy An nói.