"Lưới đánh cá” là công cụ hỗ trợ của CSGT?

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:54
0
Theo luật gia Võ Xuân Đạt, phó giám đốc Công ty Dịch vụ tư vấn Ka Long, “lưới đánh cá” không được pháp luật quy định là công cụ, phương tiện hỗ trợ khi CSGT thi hành công vụ. Cho nên, không thể nói là CSGT được phép dùng lưới đánh cá để bắt người dân vi phạm giao thông.

Bài phỏng vấn này trên chuyên mục Người đưa tin Luật sư được thực hiện sau khi ông Trịnh Xuyên, giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa trả lời VnExpress.net: "Hiện nay không có luật nào cấm CSGT làm việc này. Chúng tôi nhận thấy bằng cách nào, phương pháp nào phù hợp, hiệu quả thì áp dụng thôi".

Xã hội - 'Lưới đánh cá” là công cụ hỗ trợ của CSGT?

Luật cấm hay luật cho phép?

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa cho rằng, CSGT TP Thanh Hóa được “giăng lưới bắt người” vì luật không cấm. Thưa ông, về pháp lý, nên hiểu cơ quan nhà nước được làm những việc luật không cấm hay chỉ được làm những việc luật cho phép?

Theo tôi, cơ quan nhà nước chỉ được làm những việc mà pháp luật cho phép trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trong các văn bản pháp luật hiện hành mà tôi biết được thì không có văn bản nào quy định rõ ràng CSGT được làm những việc mà pháp luật không cấm.

Xin cho hỏi cụ thể hơn.

Hiện nay, Thông tư số 27/2009/TT-BCA ngày 06/05/2009 của Bộ Công an đã quy định khá rõ về nhiệm vụ,

Xã hội - 'Lưới đánh cá” là công cụ hỗ trợ của CSGT? (Hình 2).

Đại tá Nguyễn Văn Tuyên, cục trưởng Cục CSGT đường bộ, đường sắt Bộ Công an: Nếu phương pháp dùng lưới bắt dân không hại đến sinh mạng con người mà lại có hữu hiệu thì cũng có thể áp dụng được để chống lại tình trạng đua xe trái phép, bắt các đối tượng đua xe, lạng lách, đánh võng đang gây nguy hiểm cho giao thông, xã hội.

quyền hạn, trang phục, trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của CSGT đường bộ. Thông tư này quy định về trách nhiệm của CSGT đường bộ như sau: Cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông phải tuân thủ các quy định của pháp luật, Điều lệnh nội vụ Công an nhân dân, quy định của Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Đối với việc dừng phương tiện, Thông tư này quy định phải bảo đảm các yêu cầu sau: An toàn, đúng quy định của pháp luật; không làm cản trở đến hoạt động giao thông; khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Đối với việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; phương tiện thông tin liên lạc; vũ khí, công cụ hỗ trợ trang bị cho CSGT hay gậy chỉ huy giao thông, còi, loa, cọc tiêu, rào chắn, biển báo để ngăn đường, cản, dừng phương tiện, Thông tư này quy định: “phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về lắp đặt, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong hoạt động tuần tra, kiểm soát và pháp luật về quản lý, sử dụng, vũ khí, công cụ hỗ trợ”.

Tuy nhiên tôi cũng không thấy văn bản pháp luật hiện hành nào (kể cả Pháp lệnh số 16 năm 2011 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ có hiệu lực từ ngày 01/01/2012) quy định“lưới đánh cá” thuộc danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ!

Như vậy có thể hiểu lực lượng CSGT không thể sử dụng lưới đánh cá để bắt người dân vi phạm giao thông?

Vâng. Có thể hiểu như vậy.

Có thể xử lý hình sự CSGT gây chết người

Nếu xảy ra tai nạn chết người thì xử lý CSGT như thế nào?

Việc xử lý như thế nào phải căn cứ vào thực tế từng trường hợp cụ thể. Nếu quăng lưới mà gây tai nạn dẫn tới chết người thì theo tôi CSGT thực hiện hành vi đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra về mặt dân sự thì CSGT phải bồi thường thiệt hại cho gia đình người thân của nạn nhân theo quy định của pháp luật.

Ông có bình luận gì về hành động dùng lưới đánh cá để bắt người của CSGT Thanh Hóa?

Theo quan điểm của cá nhân tôi, trong bối cảnh hiện tượng vi phạm luật giao thông ngày càng phổ biến và ý thức chấp hành luật giao thông quá kém của một bộ phận nhân dân, rất cần thiết phải có những sáng kiến mới để hạn chế tình trạng này. Thiết nghĩ hành động trên của CSGT Thanh Hóa là đáng hoan nghênh về mặt mục đích. Tuy nhiên biện pháp này đang góp phần làm xấu đi hình ảnh của người công an nhân dân.

Cám ơn ông.

Ngày mai, báo Nguoiduatin.vn sẽ đăng tải bài viết liên quan phát ngôn của giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa duới góc độ pháp lý thú vị: CSGT được làm những việc luật không cấm hay chỉ được phép làm những gì luật quy định?

> Từ 23/11, bản bảo ra mắt các chuyên mục Miền Trung Công nghệ . Mời độc giả theo dõi.

Vi Du


Tag: Vnexpress