Lý do gây nên “trận sóng thần chết chóc” ở Indonesia

Lý do gây nên “trận sóng thần chết chóc” ở Indonesia

Thứ 5, 04/10/2018 | 14:54
1
Indonesia trải qua những thảm họa thiên nhiên lớn nhất được ghi nhận ở bất kỳ nơi nào trên thế giới từ đầu năm tới nay. Giới chuyên gia cho rằng có hai yếu tố chính khiến trận sóng thần hôm 28/9 ở Indonesia vừa qua thêm phần khốc liệt.

Một đợt sóng thần cao gần 6m đã càn quét đảo Sulawesi của Indonesia tối 28/9, làm hơn 1.000 người thiệt mạng. Ngoài thiệt hại về người, sóng thần cũng phá hủy hàng nghìn ngôi nhà, để lại một thảm họa nhân đạo lớn được dự báo có thể phải mất hàng tháng để khắc phục.

Theo ước tính, có hơn 48.000 người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn, và dù nước đã rút đi các điều kiện trên mặt đất vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Trên thực tế, người ta đã ghi nhận được hơn 150 dư chấn ở khu vực vừa xảy ra thảm họa.

Trận động đất với cường độ 7,5 rõ ràng là một trận động đất mạnh và thực tế trận động đất ngoài khơi bờ biển Indonesia hôm 28/9 là một trong những trận động đất lớn nhất được ghi nhận ở bất kỳ nơi nào trên thế giới từ đầu năm tới nay.

Hồ sơ - Lý do gây nên “trận sóng thần chết chóc” ở Indonesia

Một đợt sóng thần cao gần 6m đã càn quét đảo Sulawesi của Indonesia tối 28/9, làm hơn 1.000 người thiệt mạng.

“Chúng tôi nghĩ rằng sẽ có sóng thần nhưng không ngờ quy mô lại lớn như vậy. Khi những thảm họa tầm cỡ này xảy ra, chúng ta thường phát hiện những biến động chưa từng thấy trước đó”, đó là nhận định của Jason Patton, chuyên gia địa vật lý học tại hãng tư vấn rủi ro thiên tai Temblor, về thảm họa kép động đất - sóng thần ở miền trung đảo Sulawesi tuần qua.

Trận động đất mạnh 7,5 độ chiều tối 28/9 có tâm chấn nằm sát bờ biển miền trung đảo Sulawesi, cách thành phố Palu gần 80 km về phía Đông Bắc. Gần 30 phút sau đó, khi cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa Vật lý Indonesia (BMKG) đã rút cảnh báo sóng thần, những cơn sóng cao từ 3 đến 6m bất ngờ ập vào bờ biển Palu.

Giới chuyên gia cho rằng có hai yếu tố chính khiến trận sóng thần hôm 28/9 ở Indonesia vừa qua thêm phần khốc liệt.

Hệ thống cảnh báo yếu kém

Indonesia có hệ thống cảnh báo sớm sóng thần với đồng hồ đo thủy triều, gia tốc kế và các trạm đo đạc địa chấn. Tuy nhiên, hệ thống này dường như thiếu sự bảo trì và đưa ra đánh giá thấp về độ nguy hiểm của trận sóng thần hôm 28/9.

Còi báo động đã không kêu và hệ thống tin nhắn SMS không phát đi cảnh báo vì tháp phát sóng di động đã đổ sập sau động đất.

Việc cảnh báo sóng thần sau động đất có thể đã được dỡ bỏ quá sớm khiến cho người dân địa phương mất cảnh giác, dẫn đến hậu quả thêm nặng nề.

Vị trí địa lý bất lợi

Palu, Indonesia nằm cách tâm chấn của trận động đất khoảng 80km về phía Nam, nép mình bên trong một con vịnh kéo dài. Chính vịnh này đã đóng vai trò như một đường dẫn, đưa các con sóng thần hung dữ đánh thẳng vào thành phố.

Đó là còn chưa kể đến tính chất khá đặc biệt của vết đứt gãy trong trận động đất hôm 28/9.

Đợt sóng thần sau trận động đất do va chạm tại đứt gãy này gây ra đã khiến giới nghiên cứu bị bất ngờ và chưa hiểu rõ chuyện gì đã xảy ra dưới lòng biển sâu. "Chúng tôi vẫn đang cố tìm hiểu xem thực sự đã xảy ra điều gì", giáo sư Philip Liu Li-Fan thuộc Đại học Quốc gia Singapore nói.

Bất kể nguyên nhân có là gì thì khi những cơn sóng thần hung dữ bắt đầu lao vào gần bờ, thành phố Palu nằm ở cuối một con vịnh hẹp dài tới 10 km bị đặt vào tình thế không thể chống đỡ.

Kênh CNN (Mỹ) dẫn lời nhà khí tượng học Allison Chinchar cho biết: “Kiến tạo mảng và Vành đai lửa là nguyên nhân chính khiến Indonesia thường xảy ra động đất và phun trào núi lửa”.

Indonesia thường phải hứng chịu động đất bởi quốc gia vạn đảo này nằm trên “Vành đai Lửa” - cung núi lửa và các đường đứt gãy ở lòng chảo Thái Bình Dương. Khu vực này có hình dạng tựa như chiếc giày trải dài trên diện tích 40.000 km2 nơi xảy ra đa số các vụ động đất trên thế giới.

Một trong những khu vực thường xảy ra động đất nhất trên thế giới nằm trên diện tích trải dài từ Nhật Bản, Indonesia “vượt biển” tới California và Nam Mỹ.

Trong những tháng gần đây, Indonesia đã chịu nhiều trận động đất là minh chứng cho thấy vị trí tiềm ẩn nhiều nguy hiểm của quốc gia này.

Xem thêm >> Động đất ở Indonesia: Kinh hoàng khoảnh khắc nhà cửa bỗng bị “nuốt chửng” vì mặt đất hoá lỏng

Đào Vũ

Video: Núi lửa ở Sulawesi Indonesia phun cột khói cao 4km sau thảm họa kép

Thứ 4, 03/10/2018 | 13:00
Núi lửa Soputan trên đảo Sulawesi phun cột khói lớn chỉ 5 ngày sau khi hòn đảo này trải qua thảm họa động đất, sóng thần.

Tin nóng thế giới ngày mới 1/10: Số người chết vì động đất và sóng thần Indonesia tăng lên 1.200

Thứ 2, 01/10/2018 | 08:27
Số người chết vì động đất và sóng thần Indonesia tăng lên 1.200; Món quà đặc biệt ông Kim Jong-un tặng Tổng thống Hàn Quốc; Người dân Macedonia ủng hộ đổi tên nước… là những tin đáng chú ý đầu ngày 1/10.
Cùng tác giả

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.
Cùng chuyên mục

Thông tin mới về Dự án tuyến đường BT trước "hoàng hôn" tại Thanh Hóa

Thứ 4, 12/07/2023 | 07:00
Tỉnh Thanh Hóa vừa có động thái "quay xe", khi điều chỉnh thanh toán đối ứng từ 5 khu đất xuống còn 3 tại dự án BT đường nối Tỉnh lộ 514 và Quốc lộ 47C, Triệu Sơn.

Kiên Giang: Xử phạt 38 cơ sở kinh doanh hàng giả vi phạm gần 1 tỷ đồng

Thứ 5, 29/06/2023 | 14:50
Trong 6 tháng đầu năm 2023, Cục QLTT phát hiện và xử lý 38 cơ sở kinh doanh vi phạm, phạt tiền 901.242.000 đồng, trị giá hàng hóa vi phạm 889.870.000 đồng.

Mỹ công bố thêm tài liệu mật về vụ ám sát cố Tổng thống Kennedy

Thứ 7, 18/12/2021 | 19:00
Giới chức Mỹ mới đây đã công bố tập tài liệu mật dài hàng nghìn trang về vụ ám sát cố Tổng thống John F. Kennedy.

Ấn Độ: Chủ quan ngủ dưới xe buýt, 18 người bị xe tải đâm tử vong

Thứ 4, 28/07/2021 | 19:38
Một xe tải chạy quá tốc độ đâm vào xe buýt hai tầng ở miền Bắc Ấn Độ khiến ít nhất 18 người tử vong và nhiều người khác bị thương.

Virus Corona chỉ gây bệnh cho chó lại xuất hiện ở người viêm phổi

Thứ 5, 20/05/2021 | 20:15
Một nhóm khoa học quốc tế đã phát hiện ra một loại virus corona mới có thể lây nhiễm cho con người. Trước đó, loại virus này được biết đến chỉ gây bệnh ở chó.
     
Nổi bật trong ngày

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Ba Lan, Litva có nguy cơ vi phạm luật EU nếu giúp Ukraine triệu hồi nam giới

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:00
Người tị nạn Ukraine chạy trốn xung đột có quyền tiếp cận chỗ ở, phúc lợi, chăm sóc y tế, giáo dục và việc làm ở Ba Lan, Litva và các nước EU khác.