Mỗi năm Tp.HCM đầu tư 2.000 tỷ đồng xây dựng trường lớp

Mỗi năm Tp.HCM đầu tư 2.000 tỷ đồng xây dựng trường lớp

Thứ 5, 14/12/2023 | 20:00
0
Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND Tp.HCM cho biết, mỗi năm thành phố dành kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học khoảng 2.000 tỷ đồng.

Ngày 14/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TƯ ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Giáo dục - Mỗi năm Tp.HCM đầu tư 2.000 tỷ đồng xây dựng trường lớp

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Tp.HCM. Ảnh: Hà Nội mới

Theo Hà Nội mới, phát biểu tại điểm cầu trực tuyến ở Tp.HCM, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND thành phố cho biết, sau 10 năm triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TƯ, ngành Giáo dục Tp.HCM đã phát huy thế mạnh, đặc biệt là sự đổi mới, sáng tạo, tích cực, năng động, dám nghĩ dám làm và sự tâm huyết, trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

Bên cạnh đó, thành phố dành kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học khoảng 2.000 tỷ đồng/năm; hoàn chỉnh mạng lưới trường lớp, tăng cường trang thiết bị hỗ trợ dạy - học tiên tiến, hiện đại.

Ngân sách cho hoạt động thường xuyên của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cũng tăng theo từng năm, hiện chiếm 28% ngân sách chi thường xuyên và 20% ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản của thành phố.

"Trong những năm qua, ngành GD&ĐT thành phố đã có những đổi mới đồng bộ, toàn diện, từ hình thức, mô hình, phương pháp dạy học đến đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá", ông Đức nói.

Cũng theo ông Dương Anh Đức, Tp.HCM đi đầu trong nỗ lực đưa các chứng chỉ quốc tế về Anh văn và tin học vào nhà trường. Thành phố triển khai việc dạy học tiếng Anh tự chọn từ lớp 1, đưa việc dạy học toán và khoa học bằng tiếng Anh vào thực hiện từ nhiều năm qua, nhận được sự đồng thuận lớn từ xã hội...

Ngoài ra, công tác xã hội hóa giáo dục của thành phố luôn được đẩy mạnh. "Người dân quan tâm và nhận thức tốt hơn về giáo dục, tham gia xây dựng trường lớp, chăm lo giáo dục con em, góp phần đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ở địa phương, đơn vị...", ông Dương Anh Đức nói.

Theo Dân trí, tại hội nghị, lãnh đạo UBND Tp.HCM đã đưa ra 4 giải pháp để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TƯ, đạt các mục tiêu về phát triển GD&ĐT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đầu tiên, nghiên cứu và phát huy tinh thần Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Tp.HCM, thành phố tiếp tục tham mưu đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, nhằm tăng cường tính chủ động, sáng tạo của thành phố.

Cụ thể, thành phố có thể chủ động quyết định các nội dung về quy hoạch, tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ đội ngũ nhà giáo,... phù hợp với nhu cầu phát triển của thành phố. Ngoài ra, thành phố được bổ sung nguồn ngân sách trung ương và huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho GD&ĐT.

Thứ hai, tập trung xây dựng Tp.HCM thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước và khu vực Châu Á, đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.

Thực hiện hiệu quả đề án "Tp.HCM - Trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao của cả nước và khu vực"; đề án đào tạo nhân lực trình độ quốc tế ở 8 lĩnh vực.

Thứ ba, đẩy mạnh rà soát, sắp xếp, bố trí, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; tham mưu xây dựng cơ chế thu hút, tuyển dụng đội ngũ nhằm khắc phục tình trạng thừa - thiếu giáo viên cục bộ trong các cơ sở giáo dục.

Đồng thời, thực hiện nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên đại học, tăng số lượng giảng viên được đào tạo tiến sĩ ở các nước có trình độ khoa học cao; thu hút các nhà khoa học trong và ngoài nước làm giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học.

Đổi mới cơ chế, chính sách tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ quản lý; thực hiện quản lý sử dụng, đãi ngộ, trọng dụng nhân tài, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện tốt vai trò và nhiệm vụ của mình.

Giải pháp cuối cùng là tiếp tục ưu tiên, đẩy mạnh quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo, phấn đấu đạt chỉ tiêu 300 phòng học/10.000 dân trong độ tuổi đi học (từ 3 đến 18 tuổi) ở mỗi cấp học, bậc học.

Các đơn vị tích cực triển khai nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn thành phố; phát huy hiệu quả mô hình "Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế"; phấn đấu xây dựng theo mô hình trường học thông minh; tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục, đào tạo.

Ông Dương Anh Đức khẳng định Tp.HCM sẵn sàng và nỗ lực hết mình để triển khai thành công các mô hình, chương trình, đề án tiên tiến, hiện đại trong giáo dục. Các mô hình, chương trình, đề án này sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của thành phố, đồng thời góp phần thành công cho công cuộc đổi mới ngành giáo dục nước nhà hội nhập với quốc tế.

Minh Hoa (t/h)

Đà Nẵng có nhiều khu đô thị chủ đầu tư không xây trường như cam kết

Thứ 4, 13/12/2023 | 20:00
Đà Nẵng hiện nay đang có tình trạng do thiếu trường cục bộ, nên học sinh ở phường này phải được cha mẹ chở đến phường khác học.

Xây trường học tại khu đô thị: Chủ đầu tư xin đừng “quên” trách nhiệm!

Thứ 3, 21/11/2023 | 08:15
Theo Giáo sư Đặng Hùng Võ, để xảy ra tình trạng thiếu trường học trong khu đô thị, trách nhiệm lớn nhất thuộc về các nhà quản lý.

Bộ Giáo dục và Đào tạo khởi động dự án Sức khỏe thanh thiếu niên

Thứ 2, 02/10/2023 | 16:55
Chương trình Sức khỏe thanh thiếu niên Việt Nam giai đoạn 2 đặt mục tiêu sẽ cung cấp kiến thức kỹ năng liên quan đến dự phòng các bệnh không lây nhiễm trực tiếp cho khoảng 49.300 thanh thiếu niên Việt Nam.

Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh lịch xét tuyển đại học năm 2021

Thứ 7, 31/07/2021 | 10:51
Bộ GD&ĐT ban hành Công văn hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021 trong tình hình dịch COVID-19, trong đó có việc điều chỉnh lịch tuyển sinh đại học và cao đẳng.
Cùng chuyên mục

Tuyển sinh lớp 10 ở thành phố Hồ Chí Minh: Chỉ tiêu giảm, áp lực tăng

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:30
Khi giảm chỉ tiêu trường công lập, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại thành phố Hồ Chí Minh càng tăng áp lực đầu vào đối với học sinh.

Tp.HCM nỗ lực xây 4.500 phòng học, giảm áp lực thiếu trường lớp

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:30
Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai kế hoạch xây 4.500 phòng học và hiện 2 công trình đã hoàn thành để ưu tiên giáo dục.

Bản tin 27/4: Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón; Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học...

Bộ GD&ĐT yêu cầu đảm bảo nước sạch và vệ sinh trong trường học

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:30
Bộ GD&ĐT vừa có văn bản về việc tổ chức các hoạt động nhằm hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024.

Nghệ An: Chốt phương án tháo gỡ “áp lực” tuyển sinh vào bậc THPT

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:04
Năm 2024, Nghệ An tăng hơn 7.000 học sinh lớp 9, gây áp lực tuyển sinh vào lớp 10, đặc biệt là tại TP Vinh khi chỉ có 3 trường THPT công lập.
     
Nổi bật trong ngày

Bản tin 27/4: Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón; Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học...

Học sinh tiểu học được gắn mã định danh chuẩn bị triển khai học bạ số

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Các giáo viên trên địa bàn Hà Nội đã được tập huấn, trang bị chữ ký số để chuẩn bị cho công tác chuyển đổi số ngành giáo dục.

Nắng nóng kỷ lục "hiếm có" trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:26
Dự báo thời tiết nắng nóng kỷ lục chưa từng ghi nhận trong kỳ nghỉ lễ 30/4 sẽ diễn ra trên cả 3 miền Bắc – Trung – Nam.

Đợt không khí lạnh yếu "hiếm gặp" giữa tháng 5 có gì đáng lưu ý?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:01
Dự báo trong 1-2 ngày đầu tháng 5, khối không khí lạnh yếu từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống, ở Bắc Bộ khả năng xuất hiện mưa rào và dông trở lại.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:24
Trước khi nhận nhiệm vụ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thanh đã có hơn 23 năm công tác tại Tạp chí Đời sống và Pháp luật.