Mỹ giải mật kế hoạch chiến tranh hạt nhân chống Liên Xô

Mỹ giải mật kế hoạch chiến tranh hạt nhân chống Liên Xô

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:44
0
Trong nỗi ám ảnh về sự lớn mạnh quân sự của Liên Xô (cũ), giới chức Mỹ đã khởi thảo không ít phương án chiến tranh hạt nhân, mà mức độ tàn khốc của nó là khó có thể tưởng tượng.

Tiết lộ gây chấn động

Bản kế hoạch số 59 mang tên Chỉ thị của Tổng thống, ký hiệu là PD-59, có chữ ký của Tổng thống Jimmy Carter vào ngày 25 tháng 7 năm 1980, là một trong các tài liệu thể hiện chính sách hạt nhân gây tranh cãi nhất của Chiến tranh Lạnh.

Bản kế hoạch được xây dựng nhằm mục đích phục vụ cho Tổng thống ra các quyết định trong quá trình tiến hành một cuộc chiến tranh hạt nhân. Dựa trên nội dung được giải mật, các tác giả tham gia soạn thảo kế hoạch cho rằng việc sử dụng các loại vũ khí hạt nhân để đánh bại quân đội kẻ thù sẽ không nhất thiết dẫn đến ngày tận thế.

Một phần của bản kế hoạch đã bị rò rỉ vào thời điểm đó, và được đăng trên các trang nhất của The New York Times và The Wall Street Journal, nhưng cho đến tận tuần vừa rồi, Cục Lưu trữ Liên bang Mỹ mới công bố toàn bộ nội dung tài liệu này trên website của mình.

Thế giới - Mỹ giải mật kế hoạch chiến tranh hạt nhân chống Liên Xô

Trái bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới được Mỹ sử dụng để hủy diệt Hiroshima.

"PD-59 cho thấy Hoa Kỳ đã thực sự chuẩn bị để chống lại một cuộc chiến tranh hạt nhân, và chính quyền Carter đã tính đến khả năng sử dụng các loại vũ khí hủy diệt này một cách linh hoạt, đảm bảo khả năng sống sót, chịu đựng cao của bản thân cũng như đạt được hiệu suất cao trong việc tiêu diệt đối phương. Kế hoạch sẽ được thực thi một khi tất cả các biện pháp ngăn chặn một cuộc chiến tranh hạt nhân gặp thất bại", tài liệu viết.

Theo Foreignpolicy.com, một yếu tố chính của PD-59 là khả năng look-shoot-look (quan sát tiêu diệt quan sát - PV). Khái niệm này được định nghĩa là việc sử dụng các thông tin tình báo phục vụ mục đích dò tìm mục tiêu vũ khí hạt nhân của đối phương, tấn công các mục tiêu này và sau đó đánh giá thiệt hại.

Đặc biệt, bản kế hoạch cũng xây dựng phương án cho việc sử dụng các vũ khí hạt nhân để đánh bại một đội quân thông thường, không có vũ khí hạt nhân.

Nỗi ám ảnh hạt nhân

Khi một phần bản kế hoạch bị tiết lộ, các phương tiện truyền thông thời điểm đó đã kịch liệt chỉ trích Chính phủ Mỹ khi cho rằng bản kế hoạch sẽ chỉ làm trầm trọng thêm căng thẳng vốn có của cuộc Chiến tranh Lạnh, và đẩy cả thế giới đến hiểm họa diệt vong một khi nó được thi hành.

Theo The Wall Street Journal, trước PD-59, Mỹ từng soạn thảo các kế hoạch chiến tranh nguyên tử chống Liên Xô, trong đó dự tính sẽ ném bom nguyên tử xuống 20 thành phố lớn nhất của Liên bang Xô Viết ngay từ thời điểm Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc. Trong các kế hoạch có mật danh Charioteer và Fleetwood soạn thảo năm 1948, Mỹ dự định trong vòng một tháng sẽ ném 133 quả bom nguyên tử xuống 70 thành phố Liên Xô, giết chết không dưới 6,7 triệu người trong số 28 triệu dân các thành phố đó.

Tháng 9/1949, Liên Xô chế tạo được vũ khí nguyên tử, Mỹ vội vã thông qua kế hoạch Trojan - ném khoảng 300 quả bom nguyên tử và hàng chục ngàn tấn bom thông thường xuống 100 thành phố Liên Xô. Đến tháng 12/1950, Tổng thống Mỹ Harry S.Truman lại thông qua kế hoạch Operation Dropshot, trong đó định rõ ngày mở màn cuộc chiến hạt nhân chống Liên Xô là ngày 1/1/1950. Thậm chí, lần này Mỹ và NATO còn có cả một kế hoạch dự phòng mang tên SIOP (Single Integrated Operational Plan).

Thật may mắn, tất cả các kế hoạch chết người này đều không được thực thi, hoặc do thiếu tính khả thi, hoặc bị phá vỡ ngay từ khi còn trên giấy bởi các hoạt động tình báo xuất sắc của Liên Xô.

Kế hoạch PD-59 được Bộ Quốc phòng Mỹ xếp loại tuyệt mật, có tính thực tiễn cao trong nhiều năm, được đích thân Tổng thống Mỹ đương thời phê duyệt trong khoảng thời gian căng thẳng dâng cao của Chiến tranh Lạnh, khi Liên Xô chiến đóng Afghanistan (1979) và những bất ổn gia tăng ở Trung Đông cùng một số diễn biến đối đầu căng thẳng khác giữa hai phe.

Thanh Tùng (Theo DailyMail)


Cùng chuyên mục

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.
     
Nổi bật trong ngày

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.