Năm 2018 - chu kỳ dịch sởi: Kiến thức phòng tránh cho mọi gia đình

Năm 2018 - chu kỳ dịch sởi: Kiến thức phòng tránh cho mọi gia đình

Nguyễn Hữu Thắng
Thứ 4, 29/08/2018 | 07:00
0
Từ đầu năm đến nay, số bệnh nhân mắc sởi trên cả nước tăng cao, riêng Hà Nội chiếm gần 40% số ca mắc sởi trên cả nước gây ra lo ngại cho các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc trẻ. Vậy cần làm gì để phòng và tránh dịch sởi cho trẻ?

Từ đầu năm đến nay, số bệnh nhân mắc sởi trên cả nước tăng cao, riêng Hà Nội chiếm gần 40% số ca mắc sởi trên cả nước.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Nhật Cảm (Giám đốc trung tâm y tế dự phòng) cho biết: “Dịch sởi có tính chu kỳ, cứ 4 -5 năm lại đi vào mùa dịch. Đáng chú ý, Hà Nội đang bước vào chu kỳ dịch sởi sau 4 năm 2014 – 2018.

Bộ Y tế đang lo ngại dịch sởi sẽ bùng phát trong năm nay. Bởi vậy từ giờ đến cuối năm, nếu không triển khai quyết liệt, rất có thể xảy ra nguy cơ dịch sởi. Do đó, mong muốn chung của chúng tôi là yêu cầu các bậc phụ huynh tuân thủ nghiêm túc quy định về tiêm chủng theo phác đồ của bộ Y tế.”

Để giúp các bậc phụ huynh có thêm kiến thức và phân biệt được sởi Rubella với sởi thông thường, chúng tôi cung cấp một số thông tin sau:

Bệnh sởi là gì?

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm có tên tiếng Anh là measles hoặc rubeola (phân biệt với bệnh sởi Đức rubella), là một loại bệnh do virus cấp tính gây ra, thường xảy ra dịch lây vào mùa xuân ở các thành phố lớn, khi mà số lượng một nhóm trẻ không có miễn dịch với sởi đủ lớn.

Sởi ít khi biểu hiện thầm lặng. Trước khi có vaccine sởi, lứa tuổi mắc bệnh thường gặp nhất là 5 đến 10 tuổi. 

Đến nay chưa ghi nhận dịch sởi trên động vật.

Đời sống - Năm 2018 - chu kỳ dịch sởi: Kiến thức phòng tránh cho mọi gia đình

Bệnh sởi đang có dấu hiệu bùng phát nhanh. Ảnh: VietQ.vn

Lần đầu tiên phát hiện sởi ở đâu?

Theo nhiều tài liệu, sởi hiện diện trong quần thể người từ cách đây 5.000 năm. Những mô tả đầu tiên về căn bệnh này thuộc về một thầy thuốc Ba Tư tên Muhammad ibn Zakariya al-Razi (còn gọi là Rhazes) (860-932). Tuy nhiên, khi đó Rhazes lại cho rằng, sởi chỉ là một biến thể của bệnh đậu mùa mà thôi.

Các nước từng trải qua dịch sởi.

+ Mỹ: Năm 1916, dịch sởi bùng phát mạnh và giết chết 12.000 người trong đó có tới 75% là trẻ em dưới 5 tuổi.

+ Châu Âu: 6 tháng đầu năm 2018 ghi nhận 41.000 ca nhiễm bệnh sởi

+ Ucraina: Dịch sởi bùng phát với 1281 ca

+ Italy 4.885 trường hợp

+ Đức 919 trường hợp

+ Hy Lạp 968 trường hợp

+ Pháp 77 trường hợp

+ Thụy Điển 26 trường hợp

Chu kì dịch sởi : 4 năm

Nhóm nguy cơ nhiễm bệnh:

Tất cả người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh.

- Trẻ chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi vắc-xin sởi, trẻ dưới 9 tháng tuổi không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ hoặc mẹ chưa mắc bệnh sởi hoặc chưa được tiêm vắc-xin sởi đầy đủ.

- Trẻ đã tiêm vắc-xin nhưng chưa có đáp ứng miễn dịch.

- Thanh niên do chưa từng mắc sởi hoặc chưa tiêm vắc-xin trước đây.

Biểu hiện của bệnh:

a. Thời kì ủ bệnh: 10 -12 ngày.

b. Thời kì khởi phát:

- Sốt 38,50C – 400C, nhức đầu, mệt mỏi …

- Hội chứng đi kèm:

    + Mắt: Kết mạc đỏ, phù mi mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng.

    + Hô hấp: Sổ mũi, hắt hơi, khản tiếng, ho khan, có khi có ít đờm.

    + Tiêu hoá: Nôn, chớ, đi ngoài phân lỏng.

- Trên nền niêm mạc má đỏ hồng nổi lên những chấm trắng, nhỏ, đường kính khoảng 1mm.

c. Thời kì toàn phát:

- Sốt cao 39oC - 40oC, có thể mê sảng co giật, trẻ ho nhiều, viêm nhiễm và xuất tiết đường hô hấp, chảy nước mắt, có nhiều dử mắt.

- Phát ban với đặc điểm:

+ Là ban rát sẩn, màu đỏ, hồng hay tía. Hình tròn hạt hình bầu dục, to bàng hạt đậu, hay cánh bèo tấm, sờ vào mềm, mịn như sờ vào tấm vải nhung, giữa các ban sởi có khoảng da lành.

+ Thứ tự mọc ban:

Ngày thứ nhất: Ban sởi mọc ở chân tóc, sau tai, sau gáy, trán, má đầu, mặt, cổ.

Ngày thứ hai: Ban mọc tới ngực lưng và hai tay.

Ngày thứ ba: Ban mọc xuống bụng và hai chân.

+ Ban sởi tồn tại hai đến ba ngày rồi lặn. Khi ban lặn các dấu hiệu lâm sàn khác giảm dần.

Phân biệt:

Ban sởi cần được phân biệt với ban do một số bệnh khác:
- Rubella: Là bệnh do vi rút, triệu chứng viêm long nhẹ. Đặc điểm lâm sàng nổi bật là sưng hạch ở sau tai, sau cổ, quai hàm.
- Tinh hồng nhiệt: Là bệnh do độc tố của tụ cầu (streptococcus) gây nên. Khởi sốt cao, không có triệu chứng viêm long, cùng một lúc phát ban toàn thân.
- Nhiễm vi rút đường ruột Coxsackie: Sốt cao, nôn, không có triệu chứng viêm long trong thời kỳ trước phát ban.

Biến chứng:

 - Bội nhiễm: Viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm tai giữa.

-  Nguy cơ gây nhiễm trùng huyết

 - Thần kinh: Viêm não sau sởi .

 - Suy dinh dưỡng do ăn uống kiêng khem.

 - Loét miệng: Các vết loét ở trong miệng, môi lưỡi; vết loét có màu đỏ, được phủ một lớp trắng rất đau. Vết loét có thể sâu, rộng làm cho trẻ ăn khó khăn.

 - Chảy mủ mắt.

Điều trị:

Điều trị tại nhà nếu dấu hiệu bệnh nhẹ, không có biến chứng:

- Cách ly với những trẻ khác

- Theo dõi nhiệt độ hàng ngày.

- Nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối 9‰ để tránh nhiễm khuẩn.

- Tắm rửa sạch bằng nước ấm để tránh nhiễm trùng và lở loét.

- Dinh dưỡng đầy đủ, thức ăn dễ tiêu và giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A.

- Cho ăn nhẹ, đủ chất; cho uống nhiều nước (dung dịch oresol, nước quả tươi) khi trẻ sốt cao, tiêu chảy

- Nên nằm phòng riêng (thoáng, sáng, tránh gió lùa).

- Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi có chỉ định của thầy thuốc.

Nhanh chóng đưa đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất nếu có những biển chuyển nặng:

-  Sốt cao, ho nhiều, tiêu chảy nặng…

- Ban sởi lặn hết mà vẫn còn sốt.

- Các dấu hiệu biến chứng về tai, phổi, tiêu hóa, mắt……

Cảnh báo

Bệnh sởi đang có dấu hiệu gia tăng và có khả năng bùng phát thành dịch lớn như năm 2013 – 2014

Khuyến cáo tiêm phòng vắc-xin sởi đầy đủ cho trẻ dưới một tuổi.

Phát hiện sớm và cách ly người bị sởi.

Tránh nằm điều hoà, chỗ đông người.

Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi tiếp xúc với đối tượng nghi bị sởi.

Những người đến vùng có lưu hành bệnh sởi cần phải được tiêm chủng.

Liên lạc

Trung tâm Y tế dự phòng

Số 70 Nguyễn Chí Thanh – Hà Nội

 

 

Phần lớn trẻ mắc sởi do chưa được tiêm phòng vắc-xin

Chủ nhật, 19/08/2018 | 11:15
80-90% số trẻ nhập viện vì mắc bệnh sởi đều chưa tiêm phòng vắc-xin, nguyên nhân có thể do đến tuổi tiêm thì trẻ ốm, thậm chí có trường hợp mẹ sợ nguy hiểm nên không cho con tiêm
Cùng tác giả

Hà Nội: Cận cảnh dự án Thành An Tower vừa bị chỉ ra nhiều vi phạm

Thứ 6, 26/04/2024 | 20:43
Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” tại dự án Thành An Tower số 21 Lê Văn Lương (Tp.Hà Nội).

Hà Nội: Người dân đổ ra bến xe về quê khiến giao thông ùn ứ

Thứ 6, 26/04/2024 | 20:08
Chiều ngày 26/4, lượng người đông đổ ra các bến xe để rời Thủ đô về quê nghỉ lễ khiến giao thông tại cửa ngõ ùn tắc hàng dài.

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo xử lý dứt điểm bãi rác Nam Sơn

Thứ 4, 24/04/2024 | 18:23
Chủ tịch UBND Tp. Hà Nội yêu cầu khẩn trương đẩy nhanh tiến độ, sớm triển khai thêm một nhà máy xử lý ở khu vực bãi rác Nam Sơn.

Chỉ đạo làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung tại Hà Nội

Thứ 4, 24/04/2024 | 17:48
Chủ tịch UBND Tp.Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo UBND huyện Thanh Trì phối hợp với Công an Tp.Hà Nội khẩn trương kiểm tra, làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung.

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID

Thứ 4, 24/04/2024 | 13:24
Việc thí điểm thực hiện nói trên nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp phiếu lý lịch tư pháp, tạo thuận lợi, giảm thời gian, chi phí xã hội cho người dân.
Cùng chuyên mục

Loại quả “chua chát” xưa không ai ngó nay thành đặc sản 100.000 đồng/kg

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:25
Có vị chát, lại có cả vị chua vậy mà cả ngàn người vẫn đổ xô tìm mua thứ quả rừng Tây Bắc này về thưởng thức cho thỏa cơn thèm.

Bộ Y tế yêu cầu chủ động phòng, chống dịch dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:43
Tại Việt Nam đã ghi nhận rải rác các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch sởi, ho gà, thủy đậu... và đã bắt đầu có xu hướng tăng ở một số địa phương.

Anh nông dân nhẹ nhàng kiếm 10 tỷ đồng/năm nhờ nuôi loài “chim tiền tỷ”

Thứ 7, 27/04/2024 | 07:30
Nuôi thứ “chim tiền tỷ”, anh Nguyễn Văn Tú (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Rau dại mọc bờ mương xưa không ai hái, nay được chị em săn lùng bởi công dụng "vàng 10"

Thứ 7, 27/04/2024 | 07:15
Loài rau dại này ngoài chế biến thành những món ăn ngon còn được coi là "thần dược trường thọ", có công dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe.
     
Nổi bật trong ngày

Thứ “xưa không ai dám ăn” nay thành đặc sản đắt đỏ 1,4 triệu đồng/kg

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:25
Để săn được loại đặc sản này, người dân Tây Ninh phải leo núi, dùng mồi để câu trong những hốc đá cheo leo.

Loại quả dại "xanh lét" trước rụng đầy gốc nay lên tầm đặc sản "một vốn bốn lời"

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:30
Từ loại quả mọc dại, người dân hái "ăn vui miệng", không ngờ khi chế biến lại thành một món ngon bất ngờ, giá cũng đắt đỏ 200.000 đồng/kg.

Anh nông dân bỏ túi 7 tỷ đồng nhờ trồng cây quen thuộc theo cách "chẳng giống ai"

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:30
Khởi nghiệp tại quê hương, nông dân Nguyễn Hữu Tấn đã trồng loại cây quen thuộc "nhiều người mê", không ngờ mỗi năm sản lượng trên 200 tấn, tổng thu gần 7 tỷ đồng.

"Trồng" được kim cương chỉ mất 150 phút

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:04
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách tạo ra kim cương chỉ trong 150 phút so với quy trình tự nhiên hàng tỷ năm.

Món ăn phổ biến trong bữa cơm người Việt khiến nhiều người mắc u dạ dày

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Cà muối, dưa muối là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của gia đình Việt. Tuy nhiên, những món ăn lên men này có thể gây ra ung thư nếu bạn không biết cách chế biến.