Nghệ thuật giữ sắc đẹp trong đạo Phật

Nghệ thuật giữ sắc đẹp trong đạo Phật

Thứ 7, 14/12/2013 | 14:27
0
Nghệ thuật sống trẻ đẹp được nói đến trong đạo Phật là có nếp sống hồn nhiên, vô tư, sống cho hiện tại, không nuối tiếc, không vọng tưởng, bớt lo nghĩ về sắc đẹp, bớt lao tâm khổ tứ vì sự thật đổi thay của sắc đẹp.

Nhan sắc, không chỉ giới hạn cho riêng phái liễu yếu đào tơ mà còn cả nam giới. Nhất là trong xã hội hiện đại, cái đẹp ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề ngoại giao, nghề nghiệp, cuộc sống… Người nào đẹp về ngoại hình cũng là người có phước báu, sẽ gặp nhiều may mắn, cơ hội, làm việc gì cũng dễ thành công hơn, được nhiều người ưu ái giúp đỡ hơn.

Thiền++ - Nghệ thuật giữ sắc đẹp trong đạo Phật

Nhưng chúng ta nên hiểu như thế nào về sắc đẹp?

Trong kinh Tiểu nghiệp phân biệt, kinh Trung Bộ 135 Đức Phật dạy về sự sai khác nhau giữa con người với người trong đó có đề cập dung sắc xấu và đẹp.

“Chúng sinh trong đời này có dung sắc xấu xí, nhiều bệnh tật là do tâm thường phẫn nộ, sân hận, do quá khứ hay não hại chúng sinh hoặc các loài hữu tình khác bằng bất cứ phương tiện thô tế nào. Chúng sinh có dung sắc được xinh đẹp, ít bệnh tật là nhờ tâm không sân hận, không phẫn nộ, do quá khứ không não hại, không làm thương tật, có lòng từ bi thương xót chúng sinh hoặc các loài hữu tình khác”.

Kinh Bách phước trang nghiêm nói: “Tu 100 phước mới trang nghiêm được một tướng”. Ta thấy để có kết quả thân tướng đẹp về ngoại hình là do các yếu tố cao thượng (không phẫn nộ, không sân hận, không làm người khác buồn, và có tình thương yêu) bên trong tâm hồn được huân tập làm nhân làm duyên cho nhau mà hình thành thân tướng đẹp. Hay nói cách khác, chính cái đẹp của đức hạnh mà có kết quả cái đẹp hình thể, đó là tiến trình nhân quả.

Giá trị cái đẹp của con người được nâng cao, được đánh giá bằng cái đẹp của trái tim từ bi, trái tim hiểu biết, trái tim rộng mở, trái tim tình thương tràn ngập bao la vô bờ bến của “đại hùng, đại lực, đại từ bi”. Giá trị con người không được đánh giá qua sự điểm trang hình thức vì cái đó nó sẽ bị hư hoại theo thời gian và lỗi thời theo môi trường hoàn cảnh.

Cái đẹp tâm hồn là sự an lạc, bình an, thong dong, tự do là biết hy sinh cho tất cả, không mang màu vị kỷ đó là cái đẹp bền vững, vĩnh viễn không bị phai mờ theo thời gian.

Trong khi mà xã hội ai ai cũng muốn tìm nhiều cách làm đẹp về hình thức thì mọi người bỏ quên cách làm đẹp từ hình thể đến tâm hồn như trong đạo Phật thường nhắc đến.

Người xuất gia tu đạo giải thoát không chú ý đến sắc diện bên ngoài nhưng có một “nghệ thuật giữ sắc đẹp” được nói đến trong kinh Phật. Các Tỷ-kheo và Tỷ-kheo ni không dành thời gian cho việc chăm sóc sắc đẹp nhưng chính cuộc sống tu tập “vô tâm” của họ khiến cho họ có được một sắc diện thật trẻ trung khả ái.

Vậy chúng ta có thể làm gì để sở hữu vẻ đẹp từ ngoại hình đến tâm hồn?

Có một phương thức để có lối sống cân đối thích hợp và mang đến một ngoại hình hấp dẫn mà hầu như con người chưa quan tâm đúng mức, đó là thiền.

Thiền có khả năng giúp con người thư thái hết căng thẳng để cơ thể được khỏe mạnh, tái lập quân bình tâm và thân. Thiền giúp tâm được nghỉ ngơi, từ đó tạo ra những dưỡng chất tiềm tàng trong cơ thể và phát sinh những tinh chất mới. Thiền có thể giúp chúng ta đạt được hai loại sắc đẹp, về ngoại hình và có một nụ cười an lạc, tươi trẻ.

Giá trị của con người không chỉ được đánh giá qua sự điểm trang hình thức, cái đẹp tâm hồn là sự an lạc, tự do, chỉ có được khi ta sống yêu thương và vị tha.

Tiểu Phong

Nhà sư vượt qua sắc dục và sắc đẹp như thế nào?

Thứ 2, 02/09/2013 | 14:38
Đẹp thì dễ thu hút người khác phái, dẫu xuất gia tu hành ly dục đi nữa cũng không ngăn được lòng trần của người thế tục mến mộ mình.

Bệnh béo phì và sự thịnh suy của đạo Phật

Thứ 5, 12/12/2013 | 08:06
Phật giáo không phải là một tổ chức thế tục cần số lượng khi mà chất lượng là mạch sống cốt lõi của tâm linh, vì thế, chú trọng quá nhiều về hình thức thì phần tâm linh bị hụt hẫng; đây là dạng béo phì thiếu cân xứng giữa chất và lượng đối với Phật giáo hiện nay.

Đạo Phật bao dung nhất hành tinh

Thứ 5, 14/11/2013 | 08:11
Thử hỏi trên khắp hành tinh này có tôn giáo nào như đạo Phật hiền từ như lòng mẹ, bao dung như đất Mẹ mà ở đó những đứa con mẹ đang ngày đêm tàn phá mẹ, đổ lên mẹ đủ thứ rác rưởi độc hại, đang giết chết mẹ bới bàn tay con người Vậy mà Mẹ trái Đất vẫn ôm các con vào lòng mà ru à ơi.

Giáo dục nhân cách trong đạo Phật

Chủ nhật, 13/10/2013 | 13:56
Cái nhân cách tốt đẹp nhất là cái nhân cách vô ngã. Nhân cách càng gần với vô ngã thì càng tạo hạnh phúc cho cá nhân mang nhân cách ấy và góp phần tạo hạnh phúc cho những người chung quanh.

Đạo Phật coi tử hình là mất lòng từ bi

Thứ 2, 23/09/2013 | 13:34
Đạo Phật từ bi và trí tuệ, luôn tôn trọng và đề cao cuộc sống của tất cả chúng sinh. Đồng thời đưa ra con đường chuyển hoá khổ đau cho những người muốn tìm hiểu và mong muốn đạt đến con đường đó.

Hiểu về Đức Phật trong quá khứ, hiện tại và tương lai

Thứ 6, 13/12/2013 | 20:02
Kinh Hoa Nghiêm dạy rằng: “Nếu ai muốn hiểu rõ được về hết thảy các đức Phật trong ba đời quá khứ, hiện tại và tương lai, thì nên quán xét tánh thật của các pháp trên thế gian này tất cả đều là do tâm tạo thành.” (Nhược nhân dục liễu tri, tam thế nhất thiết Phật, ưng quán pháp giới tánh, nhất thiết duy tâm tạo.)

Nhà sư vượt qua sắc dục và sắc đẹp như thế nào?

Thứ 2, 02/09/2013 | 14:38
Đẹp thì dễ thu hút người khác phái, dẫu xuất gia tu hành ly dục đi nữa cũng không ngăn được lòng trần của người thế tục mến mộ mình.

Bệnh béo phì và sự thịnh suy của đạo Phật

Thứ 5, 12/12/2013 | 08:06
Phật giáo không phải là một tổ chức thế tục cần số lượng khi mà chất lượng là mạch sống cốt lõi của tâm linh, vì thế, chú trọng quá nhiều về hình thức thì phần tâm linh bị hụt hẫng; đây là dạng béo phì thiếu cân xứng giữa chất và lượng đối với Phật giáo hiện nay.

Đạo Phật bao dung nhất hành tinh

Thứ 5, 14/11/2013 | 08:11
Thử hỏi trên khắp hành tinh này có tôn giáo nào như đạo Phật hiền từ như lòng mẹ, bao dung như đất Mẹ mà ở đó những đứa con mẹ đang ngày đêm tàn phá mẹ, đổ lên mẹ đủ thứ rác rưởi độc hại, đang giết chết mẹ bới bàn tay con người Vậy mà Mẹ trái Đất vẫn ôm các con vào lòng mà ru à ơi.

Giáo dục nhân cách trong đạo Phật

Chủ nhật, 13/10/2013 | 13:56
Cái nhân cách tốt đẹp nhất là cái nhân cách vô ngã. Nhân cách càng gần với vô ngã thì càng tạo hạnh phúc cho cá nhân mang nhân cách ấy và góp phần tạo hạnh phúc cho những người chung quanh.

Đạo Phật coi tử hình là mất lòng từ bi

Thứ 2, 23/09/2013 | 13:34
Đạo Phật từ bi và trí tuệ, luôn tôn trọng và đề cao cuộc sống của tất cả chúng sinh. Đồng thời đưa ra con đường chuyển hoá khổ đau cho những người muốn tìm hiểu và mong muốn đạt đến con đường đó.

Hiểu về Đức Phật trong quá khứ, hiện tại và tương lai

Thứ 6, 13/12/2013 | 20:02
Kinh Hoa Nghiêm dạy rằng: “Nếu ai muốn hiểu rõ được về hết thảy các đức Phật trong ba đời quá khứ, hiện tại và tương lai, thì nên quán xét tánh thật của các pháp trên thế gian này tất cả đều là do tâm tạo thành.” (Nhược nhân dục liễu tri, tam thế nhất thiết Phật, ưng quán pháp giới tánh, nhất thiết duy tâm tạo.)