Nguy cơ nhiễm HIV của 8 chiến sĩ Công an Hưng Yên không cao

Nguy cơ nhiễm HIV của 8 chiến sĩ Công an Hưng Yên không cao

Thứ 3, 12/06/2018 | 18:49
0
Theo TS.BS Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng cục Phòng, chống HIV/AIDS (bộ Y tế) nguy cơ nhiễm HIV của 8 cán bộ công an tỉnh Hưng Yên là có, tuy nhiên không cao.

Vừa qua, 8 chiến sĩ công an của tỉnh Hưng Yên khi trấn áp đối tượng buôn bán ma túy đã bị phơi nhiễm với HIV, nhân dịp này chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn TS.BS Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng cục Phòng, chống HIV/AIDS (bộ Y tế) về nguy cơ nhiễm HIV của các chiến sĩ công an này như thế nào?

PV: Thưa Tiến sĩ, ông có thể nói rõ hơn về vụ 8 chiến sĩ công an tỉnh Hưng Yên bị phơi nhiễm HIV vừa qua?

TS.Hoàng Đình Cảnh: Vừa qua nhiều báo đồng loạt đưa tin về vụ 8 chiến sĩ công an của tỉnh Hưng Yên bị phơi nhiễm HIV khi bắt giữ các đối tượng buôn bán ma túy. Qua báo cáo của bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tỉnh Hưng Yên là đơn vị thường trực về phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh Hưng Yên chúng tôi được biết: Ngày 6/6/2018, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45), Công an tỉnh Hưng Yên đã bắt quả tang đối tượng Tạ Văn Lý (sinh năm 1976, trú tại xã Phùng Hưng, huyện Khoái Châu, Hưng Yên) đang có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy tại Quốc lộ 39A.

Qua đấu tranh, Lý đã khai mua heroin từ Huyền. Lực lượng chức năng đã khám xét nhà của đối tượng Huyền là người bán ma túy cho Lý. Khi tổ chức khám xét nhà của Huyền, anh trai Huyền là Nguyễn Văn T. (SN 1972, bị nhiễm HIV, từng có 2 tiền án về tội mua bán trái phép chất ma túy) đã hết sức manh động, sử dụng dao đe dọa, chống trả quyết liệt lực lượng thi hành nhiệm vụ.

T. đã dùng dao tự cứa vào tĩnh mạch trên cổ tay mình cho chảy máu, rồi cầm dao xông vào lực lượng công an đang làm nhiệm vụ. Mặc dù biết đối tượng bị nhiễm HIV, nhưng với tinh thần cương quyết đấu tranh trấn áp tội phạm và tính nhân văn, các chiến sĩ cảnh sát hình sự đã không ngại nguy hiểm đến tính mạng, kiên quyết khống chế, bắt giữ đối tượng. Đồng thời, cảnh sát còn băng bó vết thương, bảo toàn tính mạng cho đối tượng T. Trong quá trình khống chế đối tượng đã có 8 đồng chí công an bị phơi nhiễm HIV do bị thương, xây xát và dính máu của đối tượng.

Nguy cơ nhiễm HIV của 8 chiến sĩ Công an Hưng Yên không cao

 TS.BS Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng cục Phòng, chống HIV/AIDS (bộ Y tế).

PV: Tiến sĩ có thể giải thích rõ hơn thế nào là phơi nhiễm với HIV?

TS. Hoàng Đình Cảnh: Phơi nhiễm với HIV được xác định là khi tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch cơ thể của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm HIV dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV. Hiện nay bộ Y tế chia ra 2 loại phơi nhiễm HIV là phơi nhiễm HIV trong môi trường nghề nghiệp tức là, phơi nhiễm HIV trong quá trình tác nghiệp mà cụ thể như cán bộ y tế bị kim tiêm hay kim khâu có dính máu của người nhiễm HIV đâm vào hay công an trấn áp tội phạm như trường hợp chúng ta đang đề cập. Loại thứ hai là phơi nhiễm HIV ngoài môi trường nghề nghiệp tức là bị phơi nhiễm HIV không do nghề nghiệp như quan hệ tình dục do không sử dụng bao cao su hoặc bao cao su bị vỡ, rách hoặc bị cưỡng dâm; Sử dụng chung bơm kim tiêm đối với người nghiện chích ma tuý...

Thực ra về bản chất cả hai loại đều là có tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch cơ thể của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm HIV dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV. Tuy nhiên phân chia 2 loại để phục vụ cho việc thực hiện các chính sách xã hội.

Nguy cơ nhiễm HIV của 8 chiến sĩ Công an Hưng Yên không cao (Hình 2).

Đối tượng Nguyễn Thị Huyền tại cơ quan điều tra.

PV: Với trường hợp 8 cán bộ chiến sĩ công an trên theo ông đánh giá, nguy cơ nhiễm HIV như thế nào?

TS. Hoàng Đình Cảnh: Nguy cơ nhiễm HIV của các cán bộ chiến sĩ công an trên phụ thuộc vào một số yếu tố:

Thứ nhất là nơi tiếp xúc với máu và chất dịch cơ thể của người nhiễm HIV bắn vào. Nếu bắn vào các vùng da hay niêm mạc của các chiến sĩ công an bị xây xát, tổn thương thì có nguy cơ. Vùng da niêm mạc tổn thương càng rộng thì nguy cơ cao hơn. Nếu máu và dịch cơ thể của người nhiễm HIV đó bắn vào vùng da lành thì không có nguy cơ.

Thứ hai là việc xử lý vết thương của cán bộ chiến sĩ công an sau đó thế nào.  Nếu tổn thương da chảy máu mà rửa ngay vết thương dưới vòi nước hay rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch thì nguy cơ cũng giảm đi rất nhiều.

Thứ ba là tình trạng nhiễm HIV của người gây phơi nhiễm. Với trường hợp này, đối tượng T. đã được xác định nhiễm HIV và hiện đang được điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV) từ năm 2010. Theo báo cáo của cơ sở điều trị cho T, lần xét nghiệm tải lượng vi rút gần đây nhất cuối năm 2017 thì tải lượng vi rút của T. là 164 bản sao/ml máu, tức là tải lượng vi rút trong máu của bệnh nhân T là rất thấp. Các nghiên cứu cho thấy, khi một người nhiễm HIV được điều trị ARV và đạt tải lượng vi rút thấp thì nguy cơ lây nhiễm HIV sang người khác cũng thấp.

Thứ 4 là điều trị thuốc kháng vi rút sau phơi nhiễm: Hiện nay, bộ Y tế khuyến cáo điều trị sau phơi nhiễm với HIV bằng thuốc ARV càng sớm càng tốt. Tối ưu nhất trong vòng 6 giờ đầu và không quá 72 giờ sau phơi nhiễm. Theo báo cáo của tỉnh Hưng Yên cả 8 chiến sĩ công an đều được khám, xét nghiệm HIV, tư vấn và được cấp thuốc ARV miễn phí để điều trị trong vòng 20 giờ. Có thể nói thời gian điều trị ARV như vậy là sớm.

Với tất cả các yếu tố trên, có thể nói nguy cơ nhiễm HIV của 8 cán bộ công an tỉnh Hưng Yên là có, tuy nhiên không cao.

PV: Thưa Tiến sĩ, 8 cán bộ, chiến sĩ công an trên cần được theo dõi sức khỏe tiếp theo như thế nào?

TS. Hoàng Đình Cảnh: Các cán bộ chiến sĩ công an này hiện đã được làm đầy đủ các thủ tục về phơi nhiễm HIV trong môi trường nghề nghiệp như xử trí ban đầu, lập biên bản, tư vấn, xét nghiệm HIV, điều trị dự phòng sau phơi nhiễm bằng thuốc ARV. Công việc tiếp theo là tư vấn hỗ trợ tâm lý để các chiến sĩ yên tâm nếu cần thiết, đồng thời theo dõi tác dụng phụ của ARV trong quá trình điều trị để đảm bảo việc điều trị ARV đủ liệu trình 28 ngày. Tổ chức xét nghiệm lại HIV cho 8 chiến sĩ này sau 3 tháng kể từ khi phơi nhiễm. Tư vấn cho các chiến sĩ về việc không được hiến máu, thực hành quan hệ tình dục an toàn cho đến khi loại trừ được tình trạng nhiễm HIV. Tư vấn về việc tiêm vắc xin viêm gan vi rút B nếu cần.

PV: Ông có lời khuyên nào cho những cán bộ chiến sĩ công an trong các trường hợp tương tự?

TS. Hoàng Đình Cảnh: Như tôi đã đề cập, các cán bộ y tế cũng như cán bộ chiến sĩ công an luôn đối mặt với phơi nhiễm HIV trong môi trường nghề nghiệp. Việc này không biết nó xảy ra khi nào và với ai. Tuy nhiên khi bị phơi nhiễm với HIV, các cán bộ và chiến sĩ công an cần bình tĩnh xử lý ngay như sau:

Xử lý vết thương tại chỗ: Nếu tổn thương da chảy máu thì cần rửa ngay vết thương dưới vòi nước. Để vết thương tự chảy máu trong một thời gian ngắn, không nặn bóp vết thương. Rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch. Nếu phơi nhiễm qua niêm mạc mắt thì rửa mắt bằng nước cất hoặc nước muối sinh lý 0,9% liên tục trong 5 phút. Nếu phơi nhiễm qua niêm mạc miệng, mũi thì rửa mũi bằng nước cất hoặc dung dịch nước muối sinh lý 0,9%, súc miệng bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% nhiều lần.

Báo cáo người phụ trách và làm biên bản. Nêu rõ ngày giờ, hoàn cảnh xảy ra, đánh giá vết thương, mức độ nguy cơ của phơi nhiễm. Lấy chữ ký của người chứng kiến và chữ ký của người phụ trách.

Đến ngay cơ sở y tế để được đánh giá nguy cơ phơi nhiễm theo mức độ tổn thương và diện tích tiếp xúc, thầy thuốc tư vấn và điều trị bằng thuốc ARV miễn phí nếu cần. Hiện nay tất cả các trường hợp điều trị phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV trong môi trường nghề nghiệp đều được nhà nước đảm bảo miễn phí.

Xin cảm ơn Tiến sĩ về cuộc trò chuyện này!

Nguyễn Huệ (ghi)

Xót xa cả gia đình bị nhiễm HIV nhưng không biết nguồn lây từ đâu

Thứ 3, 12/06/2018 | 12:33
Sinh con không lâu, người vợ mất vì bị nhiễm HIV, người chồng đưa con đi xét nghiệm, kết quả như "sét đánh bên tai" khi cả hai bố con đều dương tính với HIV.

Hưng Yên: 8 cán bộ công an bị phơi nhiễm HIV khi truy bắt tội phạm

Thứ 2, 11/06/2018 | 08:43
Đối tượng bị HIV/AIDS giai đoạn cuối đã dùng dao tự cứa vào tĩnh mạch trên cổ tay cho chảy máu, rồi cầm dao xông vào lực lượng công an đang làm nhiệm vụ.
Cùng tác giả

Nữ hộ sinh trong vụ trao nhầm trẻ sơ sinh ở Ba Vì lên tiếng

Thứ 5, 12/07/2018 | 10:39
Vừa qua, hai nữ hộ sinh liên quan tới vụ trao nhầm con suốt 6 năm ở bệnh viện Đa khoa Ba Vì đã chính thức lên tiếng.

Xác định bố mẹ ruột của hai đứa trẻ bị trao nhầm ở BVĐK Ba Vì

Thứ 4, 11/07/2018 | 21:17
Sự việc gia đình phản ánh bệnh viện Đa Khoa Ba Vì trao nhầm trẻ sơ sinh 6 năm trước đã được BV xác nhận. Tại đây, danh tính bố mẹ đẻ của 2 cháu bé đã được làm rõ.

Khởi tố lái xe tải lùi xe khiến thai phụ và bé 3 tuổi tử vong

Thứ 6, 08/06/2018 | 20:46
Ngày 8/6, Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, đã ra quyết định khởi tố bị can và tạm giam 3 tháng đối với Bùi Tuấn Anh (SN 1992, HKTT tại Khu 7, Trạm Thản, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) về tội Vi phạm quy định khi tham gia giao thông đường bộ.

Chủ đầu tư "đá" trách nhiệm cho chủ bể bơi vụ bé trai đuối nước ở tòa nhà Golden Land

Thứ 4, 06/06/2018 | 12:10
Đại diện ban Quản lý tòa nhà Golden Land cho biết, đơn vị đã yêu cầu chủ bể bơi Fitness Garden xử lý cho êm đẹp theo đúng pháp luật và đúng hợp đồng đã cam kết với ban quản lý.

Hy vọng phép màu cho em bé trồi khỏi bụng mẹ sau vụ tai nạn giao thông

Thứ 5, 31/05/2018 | 12:01
Thấy bé trồi ra khỏi bụng mẹ sau vụ tai nạn, mọi người đã nhanh chóng lại đỡ em bé, cắt dây rốn rồi đưa đi bệnh viện.
Cùng chuyên mục

Đà Nẵng rộn ràng với mùa du lịch biển

Thứ 7, 27/04/2024 | 21:08
Để mùa du lịch Biển thành công, các hộ kinh doanh ký cam kết niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết.

Cát Bà và Đồ Sơn thưa khách trong ngày đầu nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:56
Dự kiến kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, 2 khu du lịch Đồ Sơn và Cát Bà ở Hải Phòng đón khoảng 390.000 lượt du khách trong nước và quốc tế.

Khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ hy sinh trên tuyến đường 1C

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:33
Ngày 27/4, tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ, lực lượng vũ trang nhân dân và thanh niên xung phong hy sinh trên tuyến đường 1C.

Cơ hội vàng cho bóng đá Việt Nam đang mở

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:54
Kỷ niệm 35 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Brazil năm nay sẽ ghi dấu ấn bằng những sự kiện văn hoá chưa từng có và đặc biệt là nhịp cầu tuyệt vời cho Bóng đá (BĐ) mà Cộng hoà Liên bang Brazil muốn dành cho Việt Nam.

Quảng Ninh: Tìm thấy nạn nhân cuối trong vụ lật thuyền ở Quảng Yên

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:41
Lực lượng tìm kiếm đã tìm thấy thi thể toàn bộ 4 nạn nhân của vụ lật thuyền nan xảy ra trên luồng sông Chanh ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
     
Nổi bật trong ngày

Lời chia buồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:14
Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin cùng tập thể cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên xin gửi lời chia buồn tới bà Nguyễn Diệu Hương Ly – Nhân viên  Ban Trị sự.

Cơ hội vàng cho bóng đá Việt Nam đang mở

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:54
Kỷ niệm 35 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Brazil năm nay sẽ ghi dấu ấn bằng những sự kiện văn hoá chưa từng có và đặc biệt là nhịp cầu tuyệt vời cho Bóng đá (BĐ) mà Cộng hoà Liên bang Brazil muốn dành cho Việt Nam.

Quảng Ninh: Tìm thấy nạn nhân cuối trong vụ lật thuyền ở Quảng Yên

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:41
Lực lượng tìm kiếm đã tìm thấy thi thể toàn bộ 4 nạn nhân của vụ lật thuyền nan xảy ra trên luồng sông Chanh ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Tp.HCM: Đánh giá kỹ khi đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm Metro 2

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:00
Để thực hiện dự án tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương), có hơn 400 cây xanh phải di dời, đốn hạ là điều khiến người dân quan tâm.

Người dân Hải Phòng có thể thưởng thức pháo hoa mỗi dịp cuối tuần

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:41
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa đồng ý với đề nghị của UBND Tp.Hải Phòng về việc tổ chức 1 điểm bắn pháo hoa nổ tầm thấp mỗi tối cuối tuần tại đảo Vũ Yên.