Nhật Bản chế tạo vệ tinh bằng gỗ nhằm giảm rác thải vũ trụ

Nhật Bản chế tạo vệ tinh bằng gỗ nhằm giảm rác thải vũ trụ

Thứ 2, 19/02/2024 | 06:00
0
Các nhà khoa học Nhật Bản đã chế tạo ra vệ tinh làm bằng gỗ mộc lan nhằm làm giảm lượng rác thải vũ trụ.

Vệ tinh gỗ LignoSat là dự án do nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Kyoto và công ty khai thác gỗ Sumitomo Forestry phối hợp thực hiện. Họ mong muốn tạo ra một loại vệ tinh có khả năng tự tiêu hủy để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không gian.

Vệ tinh LignoSat có kích thước bằng một cốc cà phê nhỏ và được làm từ gỗ cây mộc lan. Loại gỗ này từng được phi hành gia trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) thử nghiệm. Họ cho biết chúng cực kỳ ổn định, đồng thời sở hữu khả năng chống nứt gãy rất tốt.

Nhóm nghiên cứu chia sẻ họ muốn sử dụng dạng vật liệu sinh học dễ phân hủy, thân thiện với môi trường như gỗ để thay thế kim loại vốn được dùng để tạo ra vệ tinh lâu nay.

Con người đã phóng gần 13.000 vệ tinh lên vũ trụ kể từ năm 1957, tuy nhiên trang web theo dõi vệ tinh Orbiting Now cho biết chỉ có khoảng 8.377 cái còn hoạt động tính đến ngày 3/2/2024.

Số vệ tinh “chết” còn lại mắc kẹt ở quỹ đạo, hòa chung với những tạo vật khác và hình thành những đống rác thải khổng lồ.

Theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), số lượng rác vũ trụ hiện nay là khoảng 9.700 tấn. Con số này sẽ ngày càng tăng lên, nhất là khi nhiều cường quốc đang chạy đua khai phá không gian.

"Tất cả các vệ tinh khi quay trở lại bầu khí quyển Trái đất đều bốc cháy, tạo ra các hạt ôxit nhôm tí hon. Chúng sẽ trôi nổi trong tầng cao khí quyển trên trong nhiều năm, sau đó sẽ ảnh hưởng đến môi trường Trái đất", Takao Doi, một phi hành gia và kỹ sư hàng không vũ trụ người Nhật tại Đại học Kyoto, nói.

Để giải quyết vấn đề trên, các nhà nghiên cứu ở Kyoto đã khởi động dự án đánh giá độ bền của các loại gỗ trong điều kiện khắc nghiệt của không gian và của các chuyến bay dài trên quỹ đạo quanh Trái đất. Vệ tinh bằng gỗ sẽ cháy hết khi quay lại khí quyển và chỉ để lại tro bụi có thể phân hủy sinh học.

Những lần thử nghiệm đầu tiên được thực hiện trong phòng thí nghiệm. Sau đó, các mẫu gỗ được gửi đến ISS trong gần một năm rồi được đưa về Trái đất. Sau giai đoạn này, các mẫu gỗ có rất ít dấu hiệu hư hỏng, có thể là do không có oxy trong không gian nên gỗ không bốc cháy, và không có sinh vật sống nên gỗ không mục nát.

Sau khi thử nghiệm các loại gỗ khác nhau như gỗ anh đào Nhật Bản, người ta thấy rằng gỗ cây mộc lan là loại chắc chắn nhất. Loại gỗ này sau đó được dùng chế tạo vệ tinh kiểu mới của Đại học Kyoto, theo Koji Murata, người đứng đầu dự án.

Khác với vệ tinh thông thường, vệ tinh gỗ LignoSat sẽ tự tiêu hủy một cách an toàn trên đường quay trở lại bầu khí quyển Trái đất.

Ông Murata cho biết, LignoSat sẽ được phóng lên vũ trụ bằng tên lửa Mỹ và hoạt động ít nhất 6 tháng.

Minh Hoa (t/h theo Dân Trí, Tuổi Trẻ)

Nhật Bản tăng trợ cấp cho trẻ em để khuyến khích sinh đẻ

Chủ nhật, 18/02/2024 | 07:15
Nội các Nhật Bản đã thông qua dự luật tăng trợ cấp hàng tháng cho trẻ em đến 18 tuổi. Đây là một phần trong kế hoạch nhằm ngăn chặn tỉ lệ sinh giảm tại quốc gia này.

Ngành du lịch Nhật Bản thiếu nhân lực tại các cơ sở lưu trú

Thứ 3, 23/01/2024 | 07:00
Trong bối cảnh ngành du lịch phục hồi mạnh mẽ, các cơ sở lưu trú tại các điểm du lịch của Nhật Bản lại đang rơi vào tình trạng thiếu hơn 20% nhân lực cần thiết.

Nhật Bản ghi nhận mức lạm phát cao nhất kể từ năm 1982

Thứ 7, 20/01/2024 | 06:00
Chỉ số giá tiêu dùng lõi (CPI) tại Nhật Bản năm 2023 tăng 3,1% so với năm trước đó, đánh dấu mức tăng cao nhất kể từ năm 1982.

Nỗ lực của hãng xe Nhật Bản trong một năm nhiều khó khăn

Thứ 5, 18/01/2024 | 14:47
Doanh số hơn 59 nghìn xe bán ra, đứng đầu thị trường xe du lịch trong năm 2023 của Toyota có phần đóng góp lớn của những mẫu xe “gà đẻ trứng vàng”, đặc biệt là Vios và Corolla Cross.
Cùng chuyên mục

Lý do hàng trăm đô thị của Nhật Bản có nguy cơ biến mất

Thứ 3, 30/04/2024 | 20:00
Theo nghiên cứu của Hội đồng Chiến lược Dân số vừa công bố, tổng cộng 744 đô thị ở Nhật có khả năng biến mất trong tương lai do dân số giảm mạnh vì tỉ lệ sinh thấp.

Từ chối khí đốt Nga, các nước châu Âu yêu cầu Algeria “tăng viện”

Thứ 3, 30/04/2024 | 16:02
Cuộc xung đột Nga-Ukraine tiếp tục tác động và làm xáo trộn chuỗi phân phối năng lượng trong khu vực.

Có gì trong kịch bản thăm dò sức chịu đựng của nền kinh tế Nga?

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:30
Theo tất cả các kịch bản, các dự báo cho thấy sự suy thoái trong sản xuất và xuất khẩu dầu khí của Nga.

Quân đội Nga sắp được trang bị “siêu rồng lửa” S-500

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:15
Hệ thống phòng không S-500 Prometheus sẽ cung cấp lá chắn vững chắc cho các trung tâm hành chính và công nghiệp quan trọng ở Nga.

Ba Lan, Litva có nguy cơ vi phạm luật EU nếu giúp Ukraine triệu hồi nam giới

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:00
Người tị nạn Ukraine chạy trốn xung đột có quyền tiếp cận chỗ ở, phúc lợi, chăm sóc y tế, giáo dục và việc làm ở Ba Lan, Litva và các nước EU khác.
     
Nổi bật trong ngày

Quân đội Nga sắp được trang bị “siêu rồng lửa” S-500

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:15
Hệ thống phòng không S-500 Prometheus sẽ cung cấp lá chắn vững chắc cho các trung tâm hành chính và công nghiệp quan trọng ở Nga.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Có gì trong kịch bản thăm dò sức chịu đựng của nền kinh tế Nga?

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:30
Theo tất cả các kịch bản, các dự báo cho thấy sự suy thoái trong sản xuất và xuất khẩu dầu khí của Nga.

Thời khắc lịch sử của những chiến sĩ dẫn giải Dương Văn Minh đi tuyên bố đầu hàng

Thứ 3, 30/04/2024 | 15:25
Cùng đồng đội đối mặt với Tổng thống cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh, Đại úy Phạm Xuân Thệ khi ấy chỉ nghĩ làm sao nhanh có lời tuyên bố đầu hàng được phát thanh rộng rãi ra để sớm kết thúc chiến tranh, đỡ đổ máu cho đồng đội.

Ba Lan, Litva có nguy cơ vi phạm luật EU nếu giúp Ukraine triệu hồi nam giới

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:00
Người tị nạn Ukraine chạy trốn xung đột có quyền tiếp cận chỗ ở, phúc lợi, chăm sóc y tế, giáo dục và việc làm ở Ba Lan, Litva và các nước EU khác.