Những điểm đặc biệt ở kỳ thi đánh giá năng lực tuyển sinh năm 2021

Những điểm đặc biệt ở kỳ thi đánh giá năng lực tuyển sinh năm 2021

Thứ 5, 14/01/2021 | 15:47
0
Năm 2021, nhiều đại học tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực, thí sinh cần lưu ý những thay đổi để có chiến lược chuẩn bị tốt nhất trước kỳ tuyển sinh.

Đề thi không đánh giá khả năng thuộc lòng

Sáng ngày 14/1, trên cổng thông tin của đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, công bố phương thức tuyển sinh năm 2021 qua 2 đợt thi đánh giá năng lực. Cụ thể, đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh sẽ tổ chức 2 đợt thi đánh giá năng lực trước và sau kỳ thi tốt nghiệp THPT ở 7 địa phương.

Theo đó, thí sinh sẽ đăng ký dự thi đợt 1 từ ngày 15/1 đến 5/3. Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh sẽ tổ chức thi đánh giá năng lực đợt 1 vào ngày 28/3 tại TP.Hồ Chí Minh, Bến Tre, An Giang, Khánh Hòa, Đà Nẵng và 2 điểm thi mới so với mọi năm là Bạc Liêu và Đắk Lắk. Kết quả thi đợt 1 được dự kiến công bố đúng 1 tuần sau khi thi, tức ngày 5/4.

Vào đợt thi thứ 2, đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh sẽ mở cổng đăng ký dự thi từ ngày 4/5 đến 4/6 và tổ chức thi vào ngày 4/7 tại 4 địa phương TP.Hồ Chí Minh, An Giang, Khánh Hòa và Đà Nẵng. Kết quả của đợt 2 sẽ được công bố vào ngày 12/7. Thời gian đăng ký xét tuyển nguyện vọng sẽ kéo dài trong 1 tháng, từ ngày 4/5 đến ngày 4/6.

Đặc biệt, chỉ tiêu tuyển sinh bằng đánh giá năng lực năm 2021 của các trường thành viên đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh đều tăng. Trong đó, trường đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn, đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh với mức chỉ tiêu tối đa 50%, trường đại học Bách khoa dành tối đa 70% chỉ tiêu xét tuyển cho phương thức này…

Giáo dục - Những điểm đặc biệt ở kỳ thi đánh giá năng lực tuyển sinh năm 2021

Trường đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh năm nay sẽ tổ chức 2 đợt thi đánh giá năng lực tại 7 địa phương.

Sau lần đầu tổ chức vào năm 2018, kỳ thi đánh giá năng lực của đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh đã nhận được nhiều phản hồi tích cực và sự tin tưởng của xã hội. Ngoài các trường đại học thành viên, từ 24 trường đại học, cao đẳng ngoài hệ thống đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh sử dụng kết quả kỳ thi này để tuyển sinh vào năm 2019 đã tăng gần gấp 3 trong năm 2020 với gần 70 trường.

Kỳ thi đánh giá năng lực của đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như: sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề.

Về hình thức, bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn với thời gian làm bài 150 phút. Về nội dung, đề thi cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản nhằm đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng. Đề thi được xây dựng cùng cách tiếp cận như đề thi SAT (Scholastic Assessment Test) của Mỹ và đề thi TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh.

Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực của đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh gồm 3 phần: Sử dụng ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu; Giải quyết vấn đề, nhằm đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh. Bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài 150 phút, chú trọng đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng của thí sinh. Việc tham dự kỳ thi đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh sẽ giúp thí sinh có thêm cơ hội trúng tuyển vào ngành và trường phù hợp với lựa chọn của bản thân.

Cấu trúc đề thi thay đổi, không để thí sinh đoán mò

Đại học Quốc gia Hà Nội cũng vừa có thông tin dự kiến về kỳ thi đánh giá năng lực, tuyển sinh năm 2021. Theo GS.TS Nguyễn Đình Đức (Trưởng ban Đào tạo, Phó Trưởng ban Chỉ đạo tuyển sinh đại học Quốc gia Hà Nội), đại học Quốc gia Hà Nội chủ động khởi động lại kỳ thi đánh giá năng lực học sinh THPT với nhiều mục đích, trong đó có mục tiêu trước mắt sử dụng kết quả kỳ thì này như bổ sung thêm một phương án tuyển sinh đại học, song song với sử dụng kết quả kỳ thi THPT và các phương thức tuyển sinh khác như đã được triển khai trong những năm vừa qua.

Theo GS.TS Nguyễn Đình Đức, kỳ thi đánh giá năng lực năm 2021 có những điểm khác so với trước đây.

Về mục đích, kỳ thi đánh giá năng lực năm 2015, 2016 là để tuyển sinh đại học. Kỳ thi đánh giá năng lực lần này được đổi mới, phù hợp với những điều chỉnh mới trong chương trình giáo dục phổ thông, đồng thời, có thể sử dụng nhằm đa mục đích khác nhau. Trên cơ sở kế thừa ma trận đề thi, mô hình triển khai thi năm 2016, bài thi đánh giá năng lực học sinh THPT tới đây sẽ được điều chỉnh, dự kiến gồm 3 phần: Tư duy định tính (50 câu hỏi, 60 phút), Tư duy định lượng (50 câu hỏi, 75 phút), Khoa học (50 câu hỏi, 60 phút).

Giáo dục - Những điểm đặc biệt ở kỳ thi đánh giá năng lực tuyển sinh năm 2021 (Hình 2).

Đề thi trong kỳ thi đánh giá năng lực của đại học Quốc gia Hà Nội năm nay sẽ có sự thay đổi về cấu trúc.

Về cơ bản, cấu trúc bài thi kế thừa trên 90% dạng thức bài thi của năm 2016, có 3 điểm mới. Phần Lựa chọn Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội sẽ gộp lại thành 1 phần Khoa học (bắt buộc) với thời gian 60 phút, 50 câu hỏi. Tổng điểm bài thi là 150 điểm, mỗi phần 50 điểm. Năm 2021, tăng số câu hỏi điền đáp án thêm 3 câu ở phần Khoa học (để giảm khả năng đoán mò của thí sinh). Tổng số câu hỏi điền đáp án là 18 câu.

Bài thi đáng giá năng lực học sinh THPT vẫn là thi trên máy tính, và được gán mã Q00. Về phương thức chấm điểm như cũ, mỗi câu đúng được 1 điểm, câu sai không được điểm.

Năm 2021, dự kiến sẽ tổ chức thi cho 1.000 - 2.000 thí sinh/đợt với khoảng 4-5 đợt/năm tùy thuộc vào số lượng thí sinh đăng ký. Kỳ thi sẽ có nhiều cải tiến mới, chẳng hạn, thí sinh tự chọn ngày thi, giờ thi, ca thi; thí sinh được thay đổi ca thi trước 14 ngày dự thi. Thí sinh tra cứu thông tin dự thi, kết quả thi trên tài khoản cá nhân tại cổng thông thi Khảo thí. Năm 2021, dự kiến chỉ thi ở Trung tâm Khảo thí và địa điểm thứ hai là trường đại học Công nghệ, đại học Quốc gia Hà Nội.

Thời gian làm bài thi dự kiến là 195 phút, mỗi thí sinh sử dụng 1 mã đề thi độc lập. Thí sinh hoàn thành bài thi đánh giá năng lực trong một buổi thi của mỗi đợt thi; quá trình đăng ký dự thi, phân phòng thi và tổ chức các đợt thi vận hành chuyên nghiệp.

Các câu hỏi được tinh chỉnh, lựa chọn theo khối kiến thức trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành tương ứng với 3 nhóm năng lực xác định: Sáng tạo và giải quyết vấn đề; Năng lực Toán, tiếng Việt, tư duy ngôn ngữ, lập luận, logic, tính toán và xử lý số liệu; Tự học, khám phá và ứng dụng công nghệ/khoa học (tự nhiên - xã hội).

Số lượng câu hỏi cho ngân hàng đề thi dự kiến đạt 15.500 câu và với đội ngũ ra đề có kinh nghiệm, chuyên nghiệp, với kỳ vọng sẽ chất lượng và phân loại tốt hơn những kỳ thi trước.

 

Dự kiến tuyển sinh học nghề 2025-2030 tăng gấp 2,7 lần so với 2019

Thứ 3, 15/12/2020 | 10:00
Năm 2019, GDNN tuyển sinh được hơn 2,3 triệu người.

Tuyển sinh đại học 2021: Khuyến khích các trường thi riêng theo nhóm

Thứ 2, 14/12/2020 | 14:41
Theo đại diện các trường đại học, phương án tuyển sinh đến năm 2025 cơ bản ổn định như năm nay, từng bước tiến đến tổ chức thi trên máy tính.
Cùng tác giả

Trường học “tung” ưu đãi học phí mùa Covid

Thứ 6, 28/05/2021 | 09:32
Với bước đầu tư phát triển mới, St. Nicholas có chương trình học bổng và ưu đãi học phí cho học sinh Đà Nẵng và miền Trung nhằm giảm bớt khó khăn do dịch Covid-19.

Hà Nội: Kết thúc năm học sớm và điều chỉnh lịch tuyển sinh lớp 10

Thứ 5, 13/05/2021 | 18:20
Ngày 13/5, UBND TP.Hà Nội đã đồng ý với đề nghị của sở GD&ĐT về đề xuất cho học sinh nghỉ hè sớm 2 tuần và điều chỉnh lịch tuyển sinh vào lớp 10.

Hà Nội: Học sinh nghỉ học từ 4/5 để phòng dịch Covid-19

Thứ 2, 03/05/2021 | 18:44
Theo thông tin mới nhất từ sở GD&ĐT Hà Nội, toàn bộ học sinh và học viên các cấp trên địa bàn thành phố sẽ tạm dường đến trường để phòng dịch Covid-19.

Bồi hồi những ngày đầu chập chững vào nghề báo

Thứ 7, 27/02/2021 | 11:00
Hôm nay là ngày thứ 138 tôi làm việc tại Đời sống & Pháp luật Online. Lần đầu tiên bước vào môi trường công sở, bỡ ngỡ có, sợ có nhưng thực sự niềm vui cũng nhiều.

Học sinh tát cô giáo tại Hà Nội: "Có biểu hiện trầm cảm"

Thứ 6, 19/02/2021 | 18:11
Nam sinh tát cô giáo trong giờ học tại Hà Nội đã được trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Ba Đình (Hà Nội) chấp thuận cho đi học trở lại.
Cùng chuyên mục

Huyện nghèo xây trường học tiền tỷ rồi bỏ hoang vì không có học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:59
Việc một số điểm trường có vốn đầu tư hàng tỷ đồng, xây dựng xong rồi bỏ hoang hoặc chậm đưa vào sử dụng đã gây lãng phí ngân sách Nhà nước, khiến dư luận bức xúc.

Nhà khoa học là trụ cột xây dựng đại học nghiên cứu, đổi mới sáng tạo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:06
Đại học Quốc gia Hà Nội chú trọng ưu tiên nguồn lực để triển khai các chương trình, đề tài KH&CN trọng điểm quốc gia trong thời gian tới.

Cần "năng động" trong hoạt động đào tạo đội ngũ nhà giáo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:05
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh Đại học Sư phạm Hà Nội cần điều chỉnh góc nhìn, nhận diện vị trí, vai trò, qua đó xác định sứ mệnh, trách nhiệm với ngành.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có tân Hiệu trưởng

Thứ 4, 15/05/2024 | 14:18
Bộ GD&ĐT kỳ vọng nhà trường sẽ đóng góp tích cực và thể hiện vai trò nòng cốt trong công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.

Bình Thuận chi hơn 215 tỷ đồng để hỗ trợ học phí cho học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 13:54
Việc hỗ trợ học phí cho học sinh năm học 2023 - 2024, giải quyết nguyện vọng chính đáng cho phụ huynh học sinh các hộ gia đình khó khăn.
     
Nổi bật trong ngày

Bình Thuận chi hơn 215 tỷ đồng để hỗ trợ học phí cho học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 13:54
Việc hỗ trợ học phí cho học sinh năm học 2023 - 2024, giải quyết nguyện vọng chính đáng cho phụ huynh học sinh các hộ gia đình khó khăn.

Cần "năng động" trong hoạt động đào tạo đội ngũ nhà giáo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:05
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh Đại học Sư phạm Hà Nội cần điều chỉnh góc nhìn, nhận diện vị trí, vai trò, qua đó xác định sứ mệnh, trách nhiệm với ngành.

Dự báo thời tiết ngày 16/5/2024: Cảnh báo mưa dông giờ tan tầm

Thứ 5, 16/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (16/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Huyện nghèo xây trường học tiền tỷ rồi bỏ hoang vì không có học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:59
Việc một số điểm trường có vốn đầu tư hàng tỷ đồng, xây dựng xong rồi bỏ hoang hoặc chậm đưa vào sử dụng đã gây lãng phí ngân sách Nhà nước, khiến dư luận bức xúc.

Nhà khoa học là trụ cột xây dựng đại học nghiên cứu, đổi mới sáng tạo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:06
Đại học Quốc gia Hà Nội chú trọng ưu tiên nguồn lực để triển khai các chương trình, đề tài KH&CN trọng điểm quốc gia trong thời gian tới.