Những sai lầm khi chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà ít ai ngờ tới

Những sai lầm khi chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà ít ai ngờ tới

Chủ nhật, 20/02/2022 | 11:15
0
Những ngày gần đây, tỉ lệ trẻ em mắc Covid-19 ngày càng tăng, theo các chuyên gia, bệnh ở trẻ em nhìn chung nhẹ hơn người lớn nhưng cũng không nên chủ quan.

Trước tình hình gia tăng ca mắc Covid-29 sau kỳ nghỉ Tết, việc chăm sóc và điều trị cho trẻ F0 là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Bộ Y tế đã đưa ra các triệu chứng cần cho trẻ mắc Covid-19 nhập viện gồmm: Thở nhanh, kém ăn, bỏ bú, thậm chí là trẻ ăn uống được nhưng kém hơn một chút, chỉ số SpO2 dưới 96%. Theo Vietnamnet, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, thông thường trẻ chỉ cần theo dõi, điều trị tại nhà, một tỉ lệ rất nhỏ phải vào viện khám. Với những trẻ có triệu chứng thở nhanh, chỉ số SpO2 giảm, bác sĩ cần chỉ định chụp X-quang, nếu X-quang bình thường thì kiểm tra lại, có thể cho trẻ về nhà.

Trẻ chuyển nặng và nguy kịch khi SpO2 tụt, trẻ kém ăn, bỏ bú, tổn thương phổi rõ rệt, thậm chí có trường hợp bị sốc, suy đa phủ tạng, phải thở máy… Trường hợp này, trẻ bắt buộc phải nhập viện. Về các nguy cơ trẻ mắc Covid-19 tăng nặng (bé mắc bệnh lý nền), PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu chia sẻ: “Đây là yếu tố gây nguy cơ bệnh nặng chứ không phải là yếu tố quyết định các cháu nhập viện hay không, vì có rất nhiều trường hợp có bệnh nền nhưng không diễn biến nặng”.

Chúng ta vẫn phải căn cứ vào triệu chứng lâm sàng mới quyết định trẻ nhập viện hay không. Ví dụ, trẻ tiền sử đẻ non, trẻ đái tháo đường, trẻ bị tim bẩm sinh, hen phế quản, phổi mãn tính… nếu bệnh không ổn định phải cho vào viện vì ngoài điều trị Covid-19 trẻ còn phải điều trị bệnh nền.

Nếu trẻ có bệnh nền nhưng tình trạng bệnh ổn định, chúng ta có thể để trẻ điều trị tại nhà. “Ví dụ chứ không nhất thiết trẻ bị hen phế quản mắc Covid-19 đều đưa vào viện sẽ gây quá tải. Tôi gặp nhiều trường hợp phụ huynh yêu cầu đưa con vào viện bằng được nhưng sau một ngày, lại xin ra viện bằng được. Không chỉ thủ tục, giấy tờ… phức tạp mà còn làm hạn chế giường bệnh. Chúng ta nên dành cho người thực sự bệnh nặng”, PGS.TS Hiếu nói.

Sức khỏe - Những sai lầm khi chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà ít ai ngờ tới

Theo dõi sát sao nhiệt độ của trẻ. (Ảnh minh họa).

Theo Dân Việt, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu cũng chỉ ra 6 sai lầm khi chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà, đó là:

Bắt trẻ đeo khẩu trang cả ngày

Ông Hiếu cho hay, quá trình điều trị tại nhà phụ huynh đừng quá căng thẳng, bắt trẻ đeo khẩu trang suốt ngày, đêm. Trẻ trên 2 tuổi chỉ nên đeo khẩu trang nếu trẻ tiếp xúc người chưa nhiễm, còn đa phần thời gian không nên đeo khẩu trang.

Nếu bắt trẻ phải đeo khẩu trang 24/24 nhất là khi ngủ sẽ làm trẻ bị thiếu oxy, ảnh hưởng hô hấp. Cha mẹ cố gắng cho trẻ vui chơi nhẹ nhàng, không cấm trẻ vui chơi, tập thể dục. Đây là cách để theo dõi trẻ có bình thường không, chỉ hạn chế trẻ hoạt động mạnh, ra nhiều mồ hôi.

Không thiết lập đường dây cố định với nhân viên y tế

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh, quá trình chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà, người chăm sóc nên thiết lập đường dây cố định với nhân viên y tế. Hiện nay, có nhiều đường dây nóng của hệ thống y tế, chúng ta nên chọn 1 đường dây để theo ngay từ đầu.

"Chúng ta đừng hôm nay gọi đường dây nóng này, mai gọi đường dây khác, hôm nay nghe lời hàng xóm mách, hôm sau lại nghe một bác sĩ khác. Như vậy, các phụ huynh sẽ bị hoảng loạn, lúng túng và hệ thống y tế không theo dõi chặt chẽ được các trường hợp", PGS.TS Lân Hiếu nhấn mạnh.

Sử dụng sai máy đo SpO2

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu lưu ý thêm về việc chọn thiết bị đo chỉ số SpO2. Thiết bị này có nhiều loại dành cho người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh. Đa phần các gia đình mua thường mua 1 loại và dùng chung cho cả nhà.

"Đây là nguyên nhân sai chỉ số SpO2 của trẻ. Tôi thường nhận những cuộc điện thoại ban đêm báo SpO2 của trẻ 78% hay 80% nhưng thực tế là đo sai. Nhiều trường hợp kết nối video call với bác sĩ mới biết mình đo ngược. Với trẻ em, có thể dùng máy của người lớn để đo nhưng chú ý chọn ngón chân to (ngón chân cái) ngón tay chỉ dùng 2 ngón tay nếu tay quá bé.

Chúng ta đo nhiều lần, kết hợp giữa triệu chứng lâm sàng và đo SpO2 để đánh giá tình trạng của trẻ. Ví dụ cháu hồng hào, bình thường nhưng đo SpO2 chỉ 80%, 90% đừng vội lo lắng, hãy bình tĩnh đo lại", PGS Hiếu chia sẻ.

Dùng sai thuốc hạ sốt

Về thuốc hạ sốt, phụ huynh chỉ cho con uống khi sốt 38.5 độ C trở lên, liều lượng phải theo cân nặng. Không được dùng thuốc người lớn pha cho trẻ uống.

"Tôi đã gặp trường hợp bí quá, không có sẵn thuốc nên phụ huynh đã lấy thuốc người lớn, bẻ đôi và thả vào nước cho con uống khiến cháu có thể bị ngộ độc Paracetamol, gây suy gan cấp", PGS.TS Hiếu lưu ý.

Khi trẻ có các dấu hiệu thở nhanh, khó thở dữ dội, rút lõm lồng ngực, li bì, lờ đờ, bỏ bú, tím môi đầu chi, chi lạnh, nổi vân tím… bằng mọi cách, phụ huynh phải đưa trẻ vào bệnh viện. Phụ huynh hãy đưa trẻ vào bệnh viện gần nhất có khả năng điều trị Covid-19 thay vì lựa chọn bệnh viện tốt. Vì có nhiều trường hợp cháu bé chỉ đến viện chậm chút đã bị suy hô hấp nặng, ảnh hưởng đến tính mạng.

Dùng thuốc chống đông, chống viêm

Về vấn đề dùng thuốc một số phụ huynh khi chăm sóc trẻ mắc Covid-19 nghe lời khuyên trên mạng, cho trẻ uống thuốc chống đông, chống viêm.

"Đây là việc rất nguy hiểm. Các nghiên cứu đã chứng minh, trẻ nhỏ khả năng đề kháng với virus tốt hơn và các cơn bão cytokine ít hơn so với người lớn. Các loại thuốc này chỉ dùng cho người lớn và được sự đồng ý, kê đơn của bác sĩ. Với trẻ em tuyệt đối không nên dùng", PGS Hiếu khuyến cáo.

Sức khỏe - Những sai lầm khi chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà ít ai ngờ tới (Hình 2).

Phụ huynh không nên hoang mang khi phát hiện trẻ bị mắc Covid-19. (Ảnh minh họa).

Ngoài ra, liên quan đến việc chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà, báo điện tử Sức khỏe và Đời sống dẫn lời khuyên của các bác sĩ: Nên nhớ rằng, đã có rất nhiều trẻ tự khỏi bệnh mà không cần phải dùng thuốc. Quan trọng nhất là chăm sóc và theo dõi, phát hiện dấu hiệu nặng để đưa trẻ đi khám kịp thời. Đừng vì lo lắng mà lạm dụng thuốc để rồi tình hình thêm phức tạp. Ngoài ra, bố mẹ, người lớn cần bình tĩnh, chăm sóc bản thân, thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm, để có đủ sức khỏe chăm sóc trẻ.

Những việc cha mẹ cần làm để hỗ trợ, chăm sóc con bị nhiễm Covid-19:

- Tâm sự, trấn an con về dịch Covid-19.

- Giải đáp thắc mắc và chia sẻ thông tin thực tế về dịch Covid-19. Trẻ có thể hiểu sai thông tin và có thể hoảng sợ.

- Hạn chế gia đình tiếp xúc và nói chuyện về tin tức, sự kiện về Covid-19 có thể gây hoang mang, sợ hãi.

- Cố gắng duy trì những thói quen bình thường, sinh hoạt khoa học. Lập thời gian biểu cho các hoạt động học tập và nghỉ ngơi hoặc các hoạt động giải trí.

- Hướng dẫn trẻ các hành động hàng ngày để giảm sự lây lan của mầm bệnh như: Rửa tay thường xuyên; sử dụng khăn giấy hoặc khuỷu tay khi ho hoặc hắt hơi, sau đó vứt khăn giấy vào thùng đựng chất thải.

- Tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động giải trí trong phòng cách ly phù hợp như các trò chơi online hay cùng chơi với bố, mẹ…

(Tài liệu hướng dẫn chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại nhà của Bộ Y tế)

Quốc Tiệp (t/h)

Bình Thuận có hơn 29.400 ca nhiễm Covid-19 điều trị khỏi và xuất viện

Chủ nhật, 20/02/2022 | 09:26
Bình Thuận ghi nhận số ca mắc Covid-19 được điều trị khỏi và xuất viện là 90 trường hợp trong ngày 19/2, nâng tổng số ca đã điều trị khỏi và xuất viện lên 29.419.

Lâm Đồng: Ca nhiễm Covid-19 gia tăng, đẩy nhanh tốc độ tiêm bổ sung vắc xin

Thứ 7, 19/02/2022 | 21:58
Theo Sở Y tế Lâm Đồng, từ sau Tết Nguyên đán số ca nhiễm Covid-19 đang gia tăng. Tỉnh đang đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc-xin bổ sung và tiêm nhắc lại.

Hà Nội ghi nhận 4.869 ca Covid-19 trong ngày 19/2

Thứ 7, 19/02/2022 | 19:07
Tối 19/2, CDC Hà Nội thông báo, trong 24 giờ qua thành phố ghi nhận 4.869 ca Covid-19 mới, trong đó có 1.206 ca cộng đồng.
Cùng tác giả

Tin bão số 1 cập nhật mới nhất: Tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10

Thứ 7, 13/06/2020 | 09:34
Trong 24 giờ tới, bão số 1 di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25 km và có khả năng mạnh thêm.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc 2 dự án hàng không

Thứ 3, 07/04/2020 | 20:02
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ Dự án sân bay phục vụ huấn luyện của e.KQ 920 tại Bình Thuận và hạ tầng, doanh trại tạm thời của e.KQ 920 tại sân bay Cam Ranh, Khánh Hòa (Dự án e.920) và Dự án Cảng hàng không Phan Thiết.

Khóa chặt nguy cơ lây bệnh bên ngoài, khoanh vùng dập dịch triệt để trong nước

Thứ 3, 07/04/2020 | 20:01
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 ngày 6/4/2020.

Quy định giá mua điện mặt trời

Thứ 3, 07/04/2020 | 20:01
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký quyết định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam. Trong đó, quy định giá mua điện đối với các dự án điện mặt trời nối lưới.

Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm hành vi vi phạm về phòng, chống COVID-19

Thứ 2, 06/04/2020 | 21:33
Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ đạo về xử lý vi phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Cùng chuyên mục

Vì sao từng tiêm vắc-xin AstraZeneca không cần xét nghiệm D-Dimer?

Chủ nhật, 05/05/2024 | 09:09
Theo BS.Hoàng, xét nghiệm D-dimer thời điểm hiện tại không có ý nghĩa gì để đánh giá tác dụng gây huyết khối và giảm tiểu cầu ở người đã tiêm vắc-xin AstraZeneca.

Hải Phòng: Chủ động phòng ngừa không để xảy ra ngộ độc thực phẩm

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:47
UBND Tp.Hải Phòng yêu cầu các sở, ngành, chính quyền địa phương chủ động, tập trung thực hiện các giải pháp phòng ngừa không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Hiểu rõ về hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vắc-xin Covid

Thứ 7, 04/05/2024 | 16:57
Hiệu quả của vắc-xin Covid-19 đã được chứng minh trong phòng chống đại dịch, giảm thiểu tử vong và các biến chứng nghiêm trọng của bệnh.

Vụ ngộ độc tại Đồng Nai: 529 người phải nhập viện điều trị

Thứ 7, 04/05/2024 | 15:30
Liên quan vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại Tp.Long Khánh, hiện không ghi nhận thêm ca mới, tổng cộng đã có 529 người nhập viện điều trị.

Tập trung điều trị người bệnh vụ ngộ độc sau ăn bánh mì ở Đồng Nai

Thứ 7, 04/05/2024 | 11:07
Số người bị ngộ độc sau ăn bánh mì ở Đồng Nai tăng liên tục, Bộ Y tế đề nghị tiếp tục tập trung, huy động các thầy thuốc giỏi, xử trí, cứu chữa kịp thời người bệnh.
     
Nổi bật trong ngày

Vụ ngộ độc tại Đồng Nai: 529 người phải nhập viện điều trị

Thứ 7, 04/05/2024 | 15:30
Liên quan vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại Tp.Long Khánh, hiện không ghi nhận thêm ca mới, tổng cộng đã có 529 người nhập viện điều trị.

Thủ tướng có công điện liên quan vụ ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai

Thứ 7, 04/05/2024 | 09:02
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các ngành chức năng tập trung cứu chữa bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Tp.Long Khánh.

Đừng đổ nước vo gạo đi, bỏ túi mẹo hay này đến hàng xóm còn tấm tắc khen

Thứ 7, 04/05/2024 | 19:30
Thay vì đổ bỏ đi một cách lãng phí, hãy bỏ túi mẹo hay sau bạn sẽ bất ngờ trước những hiệu quả mà nước vo gạo mang lại nếu biết tận dụng đúng cách.

Vì sao từng tiêm vắc-xin AstraZeneca không cần xét nghiệm D-Dimer?

Chủ nhật, 05/05/2024 | 09:09
Theo BS.Hoàng, xét nghiệm D-dimer thời điểm hiện tại không có ý nghĩa gì để đánh giá tác dụng gây huyết khối và giảm tiểu cầu ở người đã tiêm vắc-xin AstraZeneca.

Kỳ lạ thành phố suốt 600 năm không mưa, nhà ở không cần lợp mái

Thứ 7, 04/05/2024 | 08:30
Người dân ở thành phố này hầu như không cần dùng tới ô, áo mưa. Thậm chí nhiều người còn chưa từng nhìn thấy mưa trong suốt cuộc đời mình.