Nợ 100 triệu đô sau 20 năm chạy trốn

Nợ 100 triệu đô sau 20 năm chạy trốn

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:02
0
Các nhà chức trách Mỹ tin rằng họ đã lần ra dấu vết một trong những kẻ trốn thuế được truy nã nhiều nhất của thế giới có tên William H. Millard, Giám đốc điều hành công nghệ tập đoàn ComputerLand sau hơn 20 năm dài chạy trốn của ông này.

Theo thông báo của tạp chí The Wall Street Journal cho biết, các nhà chức trách đã lần ra dấu vết của giam đốc điều hành tập đoàn công nghệ ConputerLand sau hơn 20 năm ông này lẩn trốn ở hòn đào Grand Caymans. Họ đã phát hiện vị tỉ phú lập dị này sống tại một biệt thự màu vàng cùng vợ ông ta.

William H. Millard, giám đốc điều hành ComputerLand

Lần cuối cùng người ta nhìn thấy ông ta là ở hòn đảo Saipan xa xôi thuộc Thái Bình Dương vào năm 1990, nhưng sau hơn 20 năm ông ta không còn có thể lẩn tránh các nhà chức trách.

Tạp chí The Wall Street cho biết năm 1987 ông ta rời tập đoàn ComputerLand sau một cuộc đấu tranh lâu dài với các nhà đầu tư và chuyển gia đình tới sống tại hòn đảo Saipan và thậm chí còn bắt đầu xây dựng một tòa lâu đài ở hòn đảo này.

Nhưng sau khi mọi thứ được chuyển tới phía Nam hòn đảo và cộng đồng các đảo Bắc Mariana yêu cầu ông ta trả 36 triệu đô la tiền thuế vào năm 1994 thì ông ta biến mất. Hóa đơn thuế chưa được trả cứ thế tiếp tục tăng lên và cho đến giờ tờ hóa đơn đó đã nâng lên con số 100 triệu đô.

Trong suốt thời gian lẩn trốn của William H. Millard, đã có một số lần người ta lần ra dấu vết của ông ta ở một số nơi Singapore, Ai Len, Brussels và Hồng Kông. Và địa điểm cuối cùng người ta phát hiện là đảo Cayman khi ông này đi dạo ngoài khi biệt thự ở đây.

Công tố viên Michael Kim cho biết: ”Tôi hi vọng ông ta sẽ làm một điều đúng và trả nợ. Nhưng không dễ dàng để cho một người bỏ ra 100 triệu đô. Nếu có thể gặp các rắc rối pháp lí thì chúng sẽ tạo ra một thời gian dài thảm hại của Millard - kẻ đã từng là một trong những người giàu nhất nước Mỹ“.

Theo tạp chí Fortune năm 1985 cho biết, tập đoàn công nghệ ComputerLand đã từng có thời rất phát đạt với con số 800 đại lí bán lẻ và thu về tổng trị giá lên tới 1.4 tỉ đô la năm 1985. Tai họa của ông ta bắt đầu khi một nhóm những nhà đầu tư đột nhiên rút 115 triệu đô la tiền trừng phạt thiệt hại vào năm 1985. Hai năm sau, ông ta từ bỏ tất cả các cổ phần kinh doanh.

Ngoài ra, các công tố viên tiết lộ với tờ The Journal rằng ông ta có liên quan đến một mạng lưới gồm 50 công ty ảo, tài khoản tín dụng và các tài khoản ngân hàng.

Vị công tố viên Kim cho biết: ”Đây là một trong những trường hợp biển thủ tài sản ra nước ngoài phức tạp và tinh vi nhất mà chúng tôi từng gặp.

Lê Thúy (theo Daily Mail)

Tag: Saipan