Nợ kinh phí khoán, bảo vệ rừng, Bộ trưởng Nông nghiệp nói gì?

Hoàng Thị Bích
Thứ 2, 06/11/2023 | 18:01
0
Các ĐBQH đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ rõ nguyên nhân của việc chậm chi trả  tiền khoán chăm sóc, bảo vệ rừng.

Chiều 6/11,Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan trả lời chất vấn tại phiên chất vấn với nhóm lĩnh vực kinh tế ngành.

Đặt câu hỏi chất vấn, ĐBQH Hồ Thị Kim Ngân (đoàn Bắc Kạn) cho biết, năm 2021, nhiều địa phương đã thực hiện giao khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình các xã khu vực 2, khu vực 3, trong đó có tỉnh Bắc Kạn.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, việc thanh toán tiền nhân công khoán bảo vệ rừng năm 2021 vẫn chưa được thực hiện với tỉnh Bắc Kạn là trên 28 tỷ.

Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ rõ nguyên nhân của việc chậm chi trả? Đến bao giờ người dân ở địa phương có rừng như tỉnh Bắc Kạn được chi trả tiền khoán chăm sóc, bảo vệ rừng?

Đối thoại - Nợ kinh phí khoán, bảo vệ rừng, Bộ trưởng Nông nghiệp nói gì?

ĐBQH Hồ Thị Kim Ngân.

Đáp lại, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, về chính sách giao khoán rừng, để thực hiện chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, Chính phủ đã ban hành chính sách hỗ trợ khoán rừng, cân đối giữa nhu cầu thực tế với ngân sách, chúng ta đang áp dụng với định mức từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng/hecta. Qua nhiều kỳ họp, các địa phương cũng đã phản ánh, mức định mức này còn thấp.

Hiện tại, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT đang tiến hành sửa đổi Luật Lâm nghiệp, dự thảo 1 Nghị định để nâng mức lên thành 400.000 đồng đến 600.000 đồng/hecta.

Về nhu cầu, theo định mức của Bộ NN&PTNT thì phải vào khoảng từ 1,1 đến 1,3 triệu đồng/hecta, tuy nhiên, ông Hoan cho biết cần phải cân đối từ nguồn lực chung. Bộ cũng chuẩn bị trình Thủ tướng Chính phủ Đề án phát huy giá trị đa dụng về sinh thái rừng, để tạo ra nhiều việc làm, sinh kế dưới tán rừng không chỉ thuê bảo vệ rừng. Vấn đề này sẽ được báo cáo Quốc hội sau.

Tiếp tục trả lời chất vấn, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, vấn đề nợ kinh phí khoán bảo vệ rừng cho tỉnh Bắc Kạn cũng như một số tỉnh liên quan tới chương trình phát triển nông nghiệp bền vững do Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm chương trình này.

Sau khi có chủ trương xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến năm 2020 vẫn tiến hành cấp ngân sách như bình thường cho các địa phương vùng 1, vùng 2, vùng 3.

Khi có chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc và miền núi, theo chỉ đạo của Chính phủ, chuyển vùng 2, vùng 3 sang chương trình mục tiêu quốc gia phát triển dân tộc miền núi. Nhưng do việc triển khai chương trình này khởi động sau nên công tác tổng hợp không kịp thời. 

“Như vậy, chúng ta nợ hai vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn (vùng 2và 3), lẽ ra bà con phải nhận được kinh phí này từ năm 2021. Với tư cách thành viên Chính phủ, tôi cũng có thiếu sót với người dân các địa phương. Chúng tôi sẽ phối hợp để sớm trình Thủ tướng cấp bù kinh phí cho các địa phương", ông Hoan nói.

Đối thoại - Nợ kinh phí khoán, bảo vệ rừng, Bộ trưởng Nông nghiệp nói gì? (Hình 2).

Bộ trưởng Lê Minh Hoan trả lời chất vấn.

Giơ biển tranh luận về phần trả lời của Bộ trưởng Lê Minh Hoan đối với câu hỏi của ĐBQH Hồ Thị Kim NgânĐBQH Nguyễn Lâm Thành (đoàn Thái Nguyên) cho hay, vấn đề nợ tiền bảo vệ rừng, không chỉ riêng Bắc Kạn mà diễn ra ở tất cả các cái tỉnh có rừng. Công tác bảo vệ rừng của người dân cần được nhanh chóng giải quyết và kể cả việc chuyển nguồn để mà thực hiện nhiệm vụ này.

Cùng với đó, đại biểu Nguyễn Lâm Thành đề nghị cần phải xem xét lại công tác bảo vệ rừng. Bởi chúng ta thực hiện Nghị quyết 100 về chương trình 5 triệu hecta rừng thì cái tiền bảo vệ rừng thì được tính và ghi là vốn sự nghiệp và chi thường xuyên hàng năm.

"Nhưng hiện nay, lại đưa vào chương trình mục tiêu quốc gia và đưa vào nội dung chương trình dân tộc và trải qua rất nhiều các quy trình, thủ tục. Như vậy, là không cần thiết mà lúc đấy các địa phương thiếu nguồn để triển khai thực hiện", ông Thành nêu.

Nêu ý kiến về vấn đề định mức, ông Thành cho biết trong rất nhiều các Nghị quyết của Đảng đã ghi là phải có chính sách để người dân sống được và bảo vệ rừng được và Kết luận 65 của Bộ Chính trị triển khai Nghị quyết 24 về công tác dân tộc cũng chỉ rõ là phải xây dựng chính sách để đổi mới cái công tác bảo vệ rừng, nâng định mức rừng, giao khoán bảo vệ rừng cho người dân ổn định cuộc sống.

Tuy nhiên, đến nay, việc sửa Nghị định 75 còn rất chậm, dẫn đến câu chuyện nguồn vốn hiện nay không được thống nhất. "Chỗ thì lấy từ tiền khoán bảo vệ môi trường, phí bảo vệ môi trường, chỗ thì bố trí từ nguồn chương trình mục tiêu quốc gia và một số từ phần hành chính sự nghiệp bên ngoài", ông Thành chỉ ra. 

Trước bất cập trên, ông Thành cho rằng, cần phải đưa thành một nguồn vốn sự nghiệp, định mức cũng phải nâng lên. Đại biểu đề nghị nội dung chính sách này phải được làm rõ.

Đối thoại - Nợ kinh phí khoán, bảo vệ rừng, Bộ trưởng Nông nghiệp nói gì? (Hình 3).

ĐBQH Nguyễn Lâm Thành tranh luận.

Trao đổi với đại biểu Nguyễn Lâm Thành, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, khi xây dựng dự thảo nâng mức khoán bảo vệ rừng, Bộ đã trình Chính phủ mức là 1,1 -1,3 triệu đồng, căn cứ trên đơn giá định mức. Nhưng trong vấn đề này nguồn lực lại hạn chế, nên con số dừng lại thống nhất ở các Bộ ngành là từ 400.000 – 600.000 đồng/hecta.

Bộ trưởng đề nghị các đại biểu tiếp cận vấn đề này ở một khía cạnh khác, ngoài kinh phí bảo vệ rừng, cần tạo ra sinh kế dưới tán rừng để cộng đồng bảo vệ rừng, ban quản lý rừng, lực lượng kiểm lâm có nhiều việc làm.

Bộ đang chuẩn bị trình Chính phủ việc sửa đổi Nghị định liên quan đến lâm nghiệp, đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp. Trong đó, nhấn mạnh vào phát triển dược liệu, du lịch dưới tán rừng, tín chỉ cacbon rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng…

"Chúng ta cần có cách tiếp cận tổng hợp, tạo ra nhiều việc làm, sinh kế để bù vào công sức bỏ ra bảo vệ rừng, để công tác bảo vệ rừng được thực hiện toàn diện hơn", ông Hoan nhấn mạnh.

Tài sản công: Nơi bỏ không trụ sở, nơi chật chội, xuống cấp

Thứ 2, 06/11/2023 | 14:52
Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, có 10% với gần 1.000 tài sản công chưa được xử lý, trong đó có khoảng 500 tài sản công đang bị bỏ không, gây lãng phí.

Tranh luận dự án cải tạo, nâng cấp là chi “thường xuyên” hay “đầu tư”

Thứ 2, 06/11/2023 | 13:29
Tại phiên chất vấn, các ĐBQH đặt vấn đề với Bộ trưởng Tài chính, KH&ĐT về việc "chi thường xuyên" hay "chi đầu tư" đối với các dự án xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp.

Vì sao chưa thể bỏ bảo hiểm bắt buộc đối với xe máy?

Thứ 2, 06/11/2023 | 12:20
ĐBQH đặt vấn đề việc mua bảo hiểm bắt buộc với xe máy chưa mang lại lợi ích thiết thực, chưa phát huy được ý nghĩa, mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của người dân.
Cùng tác giả

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Y tế cơ sở là trụ cột của hệ thống y tế

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:21
Người đứng đầu ngành y tế nhấn mạnh, đại bộ phận cán bộ y tế cơ sở đang không ngừng làm việc để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cơ bản của người dân.

Người mẹ sững sờ khi biết mang gen lặn bệnh loạn dưỡng cơ

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:57
Sau khi làm các xét nghiệm di truyền bác sĩ kết luận con của chị Nguyên bị loạn dưỡng cơ Duchenne, các cơ sẽ yếu dần đi…

Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ, xử nghiêm sai phạm cơ sở bánh mì ở Đồng Nai

Thứ 6, 03/05/2024 | 08:31
Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai.

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Thứ 5, 02/05/2024 | 18:16
Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của UBTVQH và Quốc hội. 

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội với ông Vương Đình Huệ

Thứ 5, 02/05/2024 | 18:08
Quốc hội thống nhất miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi làm nhiệm vụ ĐBQH khóa XV đối với ông Vương Đình Huệ.
Cùng chuyên mục

Trồng vài cây thuốc phiện ngâm rượu chữa bệnh có bị xử phạt không?

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:30
Theo Bộ Công an, hành vi trồng cây thuốc phiện với bất kỳ mục đích gì đều là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo pháp luật hiện hành.

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội với ông Vương Đình Huệ

Thứ 5, 02/05/2024 | 18:08
Quốc hội thống nhất miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi làm nhiệm vụ ĐBQH khóa XV đối với ông Vương Đình Huệ.

Yếu tố cản bước doanh nghiệp hướng đến “màu xanh” trong xây dựng

Thứ 3, 30/04/2024 | 10:40
Sự thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm, giá thành vật liệu cao là những yếu tố khiến vật liệu xanh trong xây dựng vẫn chưa thực sự được sử dụng rộng rãi.

Điện Biên - điểm sáng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Thứ 3, 30/04/2024 | 08:00
Ông Lê Vệ Quốc đánh giá đội ngũ những người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Điện Biên đã nỗ lực, cố gắng triển khai sâu rộng, thực chất.

Để Tp.Điện Biên Phủ thực sự là động lực phát triển của tỉnh

Thứ 2, 29/04/2024 | 08:30
Thành phố xác định phương hướng hoàn thiện, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, tích hợp hiện đại, đi trước và mở ra không gian phát triển mới.
     
Nổi bật trong ngày

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội với ông Vương Đình Huệ

Thứ 5, 02/05/2024 | 18:08
Quốc hội thống nhất miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi làm nhiệm vụ ĐBQH khóa XV đối với ông Vương Đình Huệ.

Trồng vài cây thuốc phiện ngâm rượu chữa bệnh có bị xử phạt không?

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:30
Theo Bộ Công an, hành vi trồng cây thuốc phiện với bất kỳ mục đích gì đều là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo pháp luật hiện hành.