Nỗi lòng của thân nhân Bà mẹ Việt Nam Anh hùng phải trèo núi vào nhà

Nỗi lòng của thân nhân Bà mẹ Việt Nam Anh hùng phải trèo núi vào nhà

Nguyễn Anh Ngọc
Thứ 6, 27/11/2020 | 14:50
0
Ngôi nhà bị 3 bức tường bịt kín, vì vậy cách duy nhất để bà Trần Thị Hương ra vào chính là leo lên ngọn núi dựng đứng phía sau.
Thân nhân mẹ VNAH phải trèo núi để vào nhà, chính quyền “bất lực”?

Tuổi già nhưng không thể về nhà

Đưa lá đơn cầu cứu cho PV từ một ngôi nhà tại TP.Vinh (Nghệ An), bà Trần Thị Hương (SN 1958, quê Hà Tĩnh) ngại ngùng phân bua: “Tôi đang làm giúp việc tại đây nên không thể mời các chú vào. Không có ai trong nhà, dẫn người lạ đến thì không được hay lắm”.

Bà Hương vốn quê tại xã Đức Hòa (Đức Thọ, Hà Tĩnh). Sinh ra trong một gia đình đông anh chị em nên cuộc sống rất vất vả. Vì vậy, năm 1987, bà Hương phải ra TP.Vinh để làm thuê kiếm sống, trong đó công việc chính là làm giúp việc. Cũng vì vậy, đôi tay bà đã chai sạn do lao động nhiều năm, mái tóc bắt đầu điểm bạc. Sau hơn 30 năm phải xa xứ đi giúp việc, bà khát khao trở về quê nhà sống tại mảnh đất mà gia đình được cấp. Oái ăm thay, nhà ở quê thì không thể về được, bởi không còn cổng vào nữa.

Tin nhanh - Nỗi lòng của thân nhân Bà mẹ Việt Nam Anh hùng phải trèo núi vào nhà (Hình 2).

Bà Hương hiện vẫn phải làm giúp việc ở TP.Vinh do không thể về nhà.

 “Nhà tôi là gia đình chính sách do có 4 anh đi bộ đội, trong đó 2 anh là liệt sĩ, còn 1 anh là thương binh. Vì vậy, sau khi mất thì mẹ tôi được truy phong là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Năm 1991, xã Đức Hòa cấp cho gia đình Bà mẹ Việt Nam Anh hùng một mảnh đất rộng 180m2”, bà Hương kể.

Tin nhanh - Nỗi lòng của thân nhân Bà mẹ Việt Nam Anh hùng phải trèo núi vào nhà (Hình 3).

Nửa đời phiêu dạt xứ người, người phụ nữ khốn khổ chỉ mong về quê dưỡng già.

Tâm nguyện của Bà mẹ  lúc còn sống là để mảnh đất này làm nơi thờ tự cho 2 anh tôi là liệt sĩ, vì vậy mọi người trong gia đình thống nhất giao nơi này cho bà Hươung trông coi. Sau đó, năm 2002, UBND huyện Đức Thọ chính thức cấp bìa đỏ mảnh đất này mang tên Trần Thị Hương.

“Cuộc sống khó khăn quá nên tôi buộc phải đi xuống TP.Vinh để làm thuê. Do mảnh đất không còn ai trông coi nên vào năm 2015, một người hàng xóm đã đập cổng của gia đình, xây ki-ốt chắn trước mặt. Ngay sau khi nhận được thông tin, tôi về nhà vào UBND xã kêu cứu. Nhưng không hiểu sao mấy năm trôi qua, phía cơ quan chức năng vẫn không có một hành động gì”, bà Hương bức xúc nói.

Cách đi vào nhà duy nhất chính là leo xuống từ phía sau núi với độ cao khoảng 3m. Mấy năm nay, bà Hương đã về già, sức khỏe không còn như trước nên việc leo trèo gặp rất nhiều khó khăn. “Tôi năm nay 62 tuổi rồi, cũng muốn trở về quê hương nghỉ ngơi dưỡng già. Thế nhưng, ngôi nhà đã hoàn toàn mất lối đi nên không biết sống ở đó thế nào. Điều tôi phẫn nộ là dù đã gửi rất nhiều đơn tới các cấp chính quyền nhưng cho đến nay vẫn chưa được giải quyết”, bà Hương nói.

Tin nhanh - Nỗi lòng của thân nhân Bà mẹ Việt Nam Anh hùng phải trèo núi vào nhà (Hình 4).

Ki-ốt mới xây đã chắn hoàn toàn lối đi phía trước của nhà bà Hương.

Sai từ “đời trước” nên giờ không thể sửa?

Để tìm hiểu sự việc, chúng tôi đã về tận nơi ngôi nhà của bà Trần Thị Hương tại thôn Thượng Lĩnh (xã Đức Hòa, nay là thôn Đông Xá, xã Hòa Lạc, huyện Đức Thọ). Đúng như phản ánh, phía trước ngôi nhà bị chắn bởi một ki-ốt khá kiên cố, phía sau là vách núi dựng đứng, còn hai bên là nhà của hàng xóm. Ngôi nhà của bà Hương nằm lọt thỏm ở giữa không hề có cổng ra vào. Vì vậy, để vào được nhà của bà Hương thì chỉ có cách trèo tường từ gia đình bên cạnh hoặc leo xuống từ ngọn núi phía sau.

Khi thấy phóng viên, bà Trần Thị Tuyết (61 tuổi, hàng xóm phía sau nhà) cho biết: “Trước kia, nhà bà Hương cũng có một cổng ra vào đi thẳng ra Quốc lộ 8A. Ki-ốt phía trước đã có cách đây chục năm trước nhưng lúc đó còn tạm bợ và rất nhỏ. Không hiểu sao, 5 năm trước, chủ ki-ốt bất ngờ xây mới chắn hết cổng nhà bà Hương”.

Tin nhanh - Nỗi lòng của thân nhân Bà mẹ Việt Nam Anh hùng phải trèo núi vào nhà (Hình 5).

Muốn vào nhà thì phải đi phía sau cao khoảng 3 mét.

Qua quan sát, ki-ốt này được xây dựng đã vi phạm hành lang an toàn giao thông khi nằm sát đường Quốc lộ 8A. Điều đáng nói, ki-ốt này luôn trong tình trạng khóa kín cổng. Theo người dân xung quanh, sau khi xây xong thì một thời gian sau, chủ ki-ốt cũng đi nơi khác sinh sống và rất ít khi trở về.

Về việc này, ông Lê Tiến Thắng – Chủ tịch UBND xã Hòa Lạc - xác nhận, những nội dung phản ánh của thân nhân Bà mẹ Việt Nam Anh hùng là có cơ sở. Phía chính quyền địa phương đã nhận được đơn nhưng không thể giải quyết do vượt quá thẩm quyền. “Theo quy hoạch của xã năm 2001, đất của bà Hương thuộc dãy 2 nhưng trong giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất không hiển thị cổng ra vào. Phía sau đất nhà bà Hương có một con đường nên chắc là quy hoạch đi ở đó”, ông Thắng nói.

Tin nhanh - Nỗi lòng của thân nhân Bà mẹ Việt Nam Anh hùng phải trèo núi vào nhà (Hình 6).

Chủ tịch xã cho biết quy hoạch năm 2001 cổng nhà bà Hương phải đi từ phía sau.

Thế nhưng trước câu hỏi tại sao quy hoạch cổng ra vào của người dân cao tới 3m so với đất thì vị Chủ tịch UBND xã đổ lỗi cho “đời trước”. Nói thêm về việc để cho chủ ki-ốt xây dựng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông Quốc lộ 8A, ông Thắng cho biết thời điểm đó mình chưa làm Chủ tịch xã. “Chúng tôi biết việc người dân yêu cầu có đường vào nhà là chính đáng nhưng không thể làm gì được. Không thể hạ con đường sau núi xuống ngang bằng thửa đất của bà Hương vì như vậy sẽ gây sạt lở. Còn việc cưỡng chế ki-ốt trước mặt thì xã không đủ thẩm quyền”, vị Chủ tịch UBND xã Hòa Lạc giải thích.

Huyện yêu cầu giải quyết

Vào ngày 3/1/2020, ông Võ Công Hàm - Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ - đã có văn bản gửi UBND xã Hòa Lạc, khẳng định mở đường đi đối với thửa đất của bà Trần Thị Hương là chính đáng và có cơ sở. Vì vậy, UBND huyện yêu cầu địa phương giải quyết đơn của công dân.



Dự án từng bị ngăn cản vì bịt lối xuống biển của dân được "sống lại"

Thứ 2, 17/12/2018 | 19:26
Quy hoạch điều chỉnh dự án Khu đô thị sinh thái Nam Ô đã được Thường trực Thành ủy TP Đà Nẵng thông qua với nhiều thay đổi quan trọng nhằm phục vụ cộng đồng.

Đà Nẵng: Sau khi bị bít lối xuống biển, dân có bãi tắm mới?

Thứ 3, 26/06/2018 | 21:47
Trong khi vấn đề mở lối xuống biển cho dân vẫn chỉ là những lời hứa hẹn thì TP.Đà Nẵng bất ngờ nhận được đề án xây dựng bãi tắm mới với hình thức phi lợi nhuận.

Hà Nội: Dân tố chính quyền bịt lối đi, 'nhốt' dân trong nhà

Thứ 3, 05/11/2013 | 11:07
UBND phường thu hồi ngõ đi chung đã tồn tại gần 20 năm để phân lô bán nền, xây tường bao vào tận cửa nhà dân khiến một số nhà bị hỏng đường ống thoát nước, làm 12 hộ dân lâm vào cảnh "nội bất xuất, ngoại bất nhập"...
Cùng tác giả

Cao tốc Bắc – Nam: Hình thành trục xương sống kết nối khu vực kinh tế

Thứ 2, 29/04/2024 | 19:17
Tuyến đường đi vào khai thác góp phần hoàn thiện hệ thống đường bộ cao tốc, hình thành trục giao thông huyết mạch, kết nối vùng miền, phát triển kinh tế - xã hội.

“Vượt nắng, thắng mưa”, đẩy nhanh làm đường dây 500kV mạch 3

Thứ 4, 24/04/2024 | 21:14
Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương và người dân, dự án đường dây 500kV mạch 3 qua Nghệ An đang được đẩy nhanh tiến độ.

Hé lộ nguyên nhân cầu treo gần 25 tỷ đồng bất ngờ đổ sập

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:12
Đất nền đường đầu cầu bị sụt lún làm thanh neo bị chuyển vị, gãy sập, dẫn đến dây cáp chủ kéo đỉnh trụ tháp chuyển vị theo phương ngang, làm sập nhịp treo của cầu.

Lốc xoáy kèm mưa đá làm tốc mái nhiều nhà dân, trường học xã biên giới

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:50
Trận lốc xoáy kèm theo mưa đá đã khiến cho 25 ngôi nhà, trường mầm non và tiểu học Bắc Lý 1 bị hư hại. Ước tính thiệt hại khoảng 150 triệu đồng.

Đẩy nhanh dự án Quốc lộ 7C, mở ra cơ hội phát triển Tây Bắc Nghệ An

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:30
Khi hoàn thành, tuyến đường Quốc lộ 7C nối dài sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Tân Kỳ về Tp.Vinh gần 30 phút và mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các địa phương.
Cùng chuyên mục

Cao tốc Bắc – Nam: Hình thành trục xương sống kết nối khu vực kinh tế

Thứ 2, 29/04/2024 | 19:17
Tuyến đường đi vào khai thác góp phần hoàn thiện hệ thống đường bộ cao tốc, hình thành trục giao thông huyết mạch, kết nối vùng miền, phát triển kinh tế - xã hội.

Bảo tàng tư nhân lưu giữ “gan vàng dạ sắt”

Thứ 2, 29/04/2024 | 14:00
Cựu chiến binh Lâm Văn Bảng không quản ngại khó khăn để thực hiện ước mơ xây dựng bảo tàng lưu giữ để kể cho thế hệ mai sau về lịch sử hào hùng của dân tộc.

Carnaval Hạ Long 2024: Mãn nhãn với “bữa tiệc” âm thanh, ánh sáng

Chủ nhật, 28/04/2024 | 22:39
Lần đầu tại Carnaval Hạ Long, 2 công nghệ Drone light và 3D mapping kết hợp tạo thành “bữa tiệc” ánh sáng khắc họa những biểu tượng đặc trưng của tỉnh Quảng Ninh.

Thủ tướng cắt băng khánh thành dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm–Vĩnh Hảo

Chủ nhật, 28/04/2024 | 20:25
Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo có tổng mức đầu tư 8.925 tỷ đồng, với chiều dài 78,5km, đi qua 3 tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận.

Phụ nữ tỉnh Đồng Nai xếp hình khổng lồ chào ngày lễ 30/4

Chủ nhật, 28/04/2024 | 17:03
Hơn 700 người đồng diễn xếp hình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4.
     
Nổi bật trong ngày

Bảo tàng tư nhân lưu giữ “gan vàng dạ sắt”

Thứ 2, 29/04/2024 | 14:00
Cựu chiến binh Lâm Văn Bảng không quản ngại khó khăn để thực hiện ước mơ xây dựng bảo tàng lưu giữ để kể cho thế hệ mai sau về lịch sử hào hùng của dân tộc.

Cao tốc Bắc – Nam: Hình thành trục xương sống kết nối khu vực kinh tế

Thứ 2, 29/04/2024 | 19:17
Tuyến đường đi vào khai thác góp phần hoàn thiện hệ thống đường bộ cao tốc, hình thành trục giao thông huyết mạch, kết nối vùng miền, phát triển kinh tế - xã hội.

Quảng Nam thêm sản phẩm mới kích cầu du lịch hè 2024

Chủ nhật, 28/04/2024 | 13:48
Dự án bên cạnh tạo điểm đến mới còn tạo công ăn việc làm hơn 1.000 đồng bào người Cơ Tu, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế huyện miền núi.

Thủ tướng cắt băng khánh thành dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm–Vĩnh Hảo

Chủ nhật, 28/04/2024 | 20:25
Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo có tổng mức đầu tư 8.925 tỷ đồng, với chiều dài 78,5km, đi qua 3 tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận.

Carnaval Hạ Long 2024: Mãn nhãn với “bữa tiệc” âm thanh, ánh sáng

Chủ nhật, 28/04/2024 | 22:39
Lần đầu tại Carnaval Hạ Long, 2 công nghệ Drone light và 3D mapping kết hợp tạo thành “bữa tiệc” ánh sáng khắc họa những biểu tượng đặc trưng của tỉnh Quảng Ninh.