“Nữ liệt sỹ” trở về sau 36 năm

“Nữ liệt sỹ” trở về sau 36 năm

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:50
0
Trí nhớ kém do bị thương lai thêm hoàn cảnh khó khăn nên bà đành chôn chặt nỗi nhớ quê trong lòng. Sau 36 năm xa quê hương, trở về nhà nhìn thấy tấm ảnh của mình trên bàn thờ mà không cầm được nước mắt.

Mắt rưng rưng lệ, bà kể rằng khi bước vào nhà, nhìn di ảnh của mình trên bàn thờ, bà đã khuỵu xuống òa khóc. Người em trai của bà bàng hoàng, cứ ôm lấy bà hỏi: “Chị còn sống thật sao, chị Ngọc?”. Đó là câu chuyện cảm động của bà Nguyễn Thị Ngọc, người đã được nghĩa trang quê nhà tại Tam Vinh, tỉnh Quảng Nam ghi danh là liệt sỹ, được gia đình hương khói thờ cúng hơn hai mươi năm nay. Nhưng bà vẫn còn sống, đã trở thành một bà má miền Tây và giấu kín trong lòng nỗi nhớ nhung về nơi mình đã sinh ra, lớn lên.

Pháp luật - “Nữ liệt sỹ” trở về sau 36 năm

Tấm ảnh thời thiếu nữ của bà Ngọc mà gia đình thờ cúng hơn 20 năm qua

Ngày đi tóc vẫn còn xanh...

Khi chúng tôi tìm tới nhà, cô con dâu út cho hay bà Ngọc vừa chèo thuyền đi vớt lục bình, quá trưa mới chèo thuyền về. Hơn ba mươi năm gắn bó với mảnh đất Tiền Giang này, bà đã trở thành một bà má miền Tây chính hiệu, từ cách ăn mặc cho đến lối nói chuyện chân tình, cởi mở. Duy chỉ có giọng nói của bà còn là pha trộn với chất giọng miền Trung nằng nặng. Bà Ngọc kể cho chúng tôi nghe về những năm tháng trên chiến trường, về những vết thương và cuộc sống vất vả sau ngày đất nước hòa bình thống nhất. Những nẻo đường đời rẽ ngang, rẽ dọc, những chật vật mưu sinh đã làm bà mất dấu quê hương, khiến đường về ngày càng xa vời vợi.

Trốn nhà lên rừng theo cách mạng khi cô gái nhỏ Nguyễn Thị Ngọc lúc đó mới 15 tuổi. Đó là vào năm 1966, cả khu căn cứ Ao Lầy xã Tam Vinh là trọng điểm đánh phá của địch. Chiến tranh ngày càng ác liệt, nhìn cảnh quê hương bị giặc tàn phá, lòng bà không yên, bà cũng muốn góp sức mình vào cuộc kháng chiến của cả nước. Thế là bà lên rừng tham gia du kích.

Chiến đấu ở quê nhà gần 1 năm, bà được điều về Trung đội 2 (Đại đội 4 thuộc đơn vị khu 5) làm y tá phục vụ chiến trường. Trong một trận đánh ác liệt của đơn vị tập kích vào Pleiku (tỉnh Gia Lai) ngày 16/8/1967, bà đã bị thương nặng khi đang cứu chữa cho thương binh. Viên đạn ác nghiệt đã xuyên qua ngực trái làm bà mất một lá phổi, một viên đạn khác găm vào cổ bà. Đồng đội đã khiêng bà vượt qua lửa đạn về điều trị tại bệnh xá Quân khu 5 đóng tại huyện Trà My. Bà kể: “Lúc đó mọi người đều tưởng tôi đã chết. Các đồng đồi đã mang tôi từ nhà xác lên tận tình cứu chữa”. Sau lần ấy bà bị mất một bên phổi trái, cộng thêm với vết thương trên đốt sống cổ, ảnh hưởng đến thần kinh, khiến bà cứ nhớ nhớ, quên quên.

Cuối năm 1967, bà Ngọc được đơn vị chuyển ra điều trị tại Bệnh viện E, Hà Nội. Những ngày điều trị bệnh ở đây, bà đã quen và nên nghĩa vợ chồng với một thương binh cũng đang điều trị tên Bùi Văn Bé Hùng, quê Cai Lậy, Tiền Giang. Sau hơn một năm điều trị và nghỉ dưỡng, bà cùng chồng trở lại đơn vị cũ tiếp tục chiến đấu. Hai vợ chồng bà tham gia vào những trận đánh sinh tử quyết liệt trên khắp chiến trường Khu 5 và Tây Nguyên. Khi giải phóng miền Nam, bà và chồng sát cánh bên nhau cùng đơn vị tiến về giải phóng Sài Gòn vào 30/4/1975. Sau ngày đất nước thống nhất, bà không về quê mà cùng chồng công tác tại Bệnh viện Chợ Rẫy một thời gian rồi chuyển công tác tại Sở Y tế Tiền Giang, rồi Bệnh viện Cái Bè. Đến năm 1982, vết thương cũ tái phát, lúc tỉnh, lúc mê nên bà nghỉ việc.

Tôi lại hỏi, sao lần này bà quyết tâm tìm về quê hương?, bà Ngọc kể trong nghẹn ngào, trước đó 3 tháng bà không thể ngủ được. Lòng bà đau đáu nỗi nhớ quê, nhớ cha mẹ, anh em da diết. Nỗi nhớ ấy thôi thúc bà phải trở về. Khi đi bà mới 15 tuổi còn giờ đã là một bà già ngoài 60. Khi càng cao tuổi thì người ta càng muốn quay về với quê cha đất tổ. Dù sống sum vầy cùng chồng con thì trong lòng bà vẫn có một khoảng trống vắng không thể lấp đầy. Dường như hiểu nỗi lòng của mẹ, nên các con bà gom góp lại mỗi người một ít, rồi vay mượn thêm được một khoản tiền cho hai vợ chồng bà về quê. Thế là một ngày tháng 8/2011, bà trở về quê, lần đầu, sau hơn 30 năm trời biền biệt...

Pháp luật - “Nữ liệt sỹ” trở về sau 36 năm (Hình 2).

Bà Ngọc hiện nay

... Ngày về đã phơ phơ mái đầu

Sau giải phóng, gia đình không nhận được tin tức gì về bà. Đơn vị cũ cũng mất liên lạc nên tưởng bà đã hy sinh. Giấy báo tử gửi về, bà đã hy sinh không tìm được xác. Thế là bà Ngọc được công nhận liệt sỹ vào năm 1990. Gia đình cũng chỉ nhận được giấy báo tử bà đã hy sinh trong một trận đánh và mất xác ở chiến trường Khu 5. Tấm hình bà chụp ngày còn trẻ được người em trai phóng to, đưa lên bàn thờ cùng với cha mẹ. Những năm sau giải phóng, người nhà cũng nhiều lần cất công đi tìm hài cốt của bà nhưng đều không có kết quả. Về phần bà Ngọc, sau khi điều trị cũng tìm về đơn vị cũ, nhưng chiến trường khu 5 ngày ấy chìm trong chiến tranh quá ác liệt. Bà đã không tìm được đơn vị cũ và mải miết theo những đoàn quân khác chiến đấu đến ngày giải phóng.

Đã 36 năm trôi qua, bà đã là liệt sỹ tên tuổi, quê quán của bà đã được khắc ghi trên tấm bia tại nghĩa trang liệt sĩ thị trấn Phú Thịnh (huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam). Ngày trở về, bà cũng ra nghĩa trang, lần tìm tên mình trên tấm bia đá mà mắt bà nhòe đi. Thắp nén nhang cho những đồng đội nằm đây, bà thì thầm với họ rằng bà đã trở về, còn sống, bằng xương bằng thịt. Nữ chiến binh ngày nào thầm cầu nguyện cho hương hồn họ được yên nghỉ.

Thế nhưng đằng sau niềm vui ấy, trong bà vẫn còn một nỗi buồn sâu kín. Bởi chiến tranh đã biến cuộc đời bà thành một bi kịch. Mà nay, nỗi buồn chiến tranh vẫn còn đó trong ký ức của bà, trong những vết thương lâu lâu tái phát lại nhức nhối và không dễ gì liền sẹo. Gặp tôi, ánh mắt bà vẫn ánh lên một ánh buồn trong lúc trò chuyện. Sau khi nghỉ việc vào năm 1982, một thời gian sau bà có làm hồ sơ thương binh. Toàn bộ giấy tờ chứng nhận thương tích ở chiến trường, bằng dũng sĩ và bằng khen, những hồ sơ liên quan do đơn vị cấp, bà đều giao cho những người làm chính sách ở xã Thiện Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang nơi quê chồng. Nhưng hồ sơ bị thất lạc, bà chẳng còn lại gì, ngoài những vết thương hành hạ.

Cuối cùng, sau bao cuộc họp, sau bao ngày vất vả chạy xin làm hồ sơ thương binh nhưng bà vẫn chưa được công nhận, vì không đủ giấy tờ. Nhưng bà bảo rằng: “Nhiều lúc cứ nghĩ những năm tháng nơi chiến trường của mình không phải để ngày hôm nay có được cái thẻ công nhận là thương binh. Dù có được công nhận thương binh hay không thì cũng chẳng sao. Vậy rồi lại thôi, không còn nghĩ đến nó nữa”.

Nhưng hiện giờ, sau khi bà Ngọc trở về, Phòng LĐ-TB-XH huyện Phú Ninh đã làm thủ tục để xóa tên liệt sỹ của bà và đề xuất chế độ thương binh cho bà. Bà Ngọc cho biết, bà đã hoàn tất giấy tờ để làm hồ sơ thương binh nộp lên xã Thiện Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, nhưng vẫn còn đang phải chờ đợi vì hồ sơ chưa xét xong. Hy vọng hồ sơ của bà Ngọc sẽ nhanh chóng được xét duyệt. Được như vậy để những ngày cuối đời bà được hưởng niềm vui, để nỗi buồn chiến tranh trong bà được xoa dịu, những nỗi đau từ vết thương cũ bớt nhức nhối hơn. Bởi chiến tranh thì đã qua từ lâu, nhưng những mất mát, buồn đau mà nó để lại thì vẫn còn đây, vẹn nguyên trong câu chuyện sự trở về của một “nữ liệt sỹ”.

Chúng tôi hỏi bà rằng từng ấy năm, sao bà không một lần thử tìm về quê hương? Bà Ngọc tâm sự: “Vết thương do chiến tranh để lại đã khiến trí nhớ của tui không được tốt. Hơn nữa, cuộc sống vất vả, khốn khó với 5 đứa con cứ cuốn mình đi. Hết lo nuôi chúng khôn lớn, lại lo dựng vợ gả chồng mà cuộc sống vẫn thiếu trước hụt sau. Tôi muốn trở về mà chưa thực hiện được”.

Hương Lam


Cùng chuyên mục

Hà Nội: Công an vào cuộc vụ người phụ nữ đạp chân cư dân tại chung cư

Thứ 7, 04/05/2024 | 20:50
Vừa qua, hình ảnh người phụ nữ dùng chân đạp vào một cư dân được xác định xảy ra ở chung cư Đồng Phát - Park View Tower (quận Hoàng Mai, Hà Nội).

Chánh Thanh tra Sở GTVT tỉnh Lâm Đồng bị khởi tố

Thứ 7, 04/05/2024 | 19:56
Ông Phạm Bé, Chánh Thanh tra Sở GTVT tỉnh Lâm Đồng bị khởi tố để điều tra về hành vi Nhận hối lộ.

Tây Ninh: Khởi tố nhóm lừa đảo qua app sex, chiếm đoạt trên 50 tỷ đồng

Thứ 7, 04/05/2024 | 19:55
Thủ đoạn lừa đảo qua app sex là dịch vụ cung cấp gái mại dâm thu hút khách hàng có nhu cầu mua dâm trên mạng xã hội, để lừa chuyển tiền vào tài khoản của bọn chúng.

Bộ Công an cảnh báo thủ đoạn lừa đảo qua đầu tư chứng khoán

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:49
Các đối tượng cung cấp cho nạn nhân các giấy tờ pháp lý của công ty để “con mồi” dễ dàng tra cứu thông tin và tin tưởng rồi theo chỉ dẫn của đối tượng lừa đảo.

Bắt nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:39
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng - Nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
     
Nổi bật trong ngày

Hà Nội: Phát hiện, tạm giữ hơn 1,5 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Thứ 7, 04/05/2024 | 10:37
Kiểm tra một hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Thanh Oai, lực lượng chức năng đã phát hiện và tạm giữ một lượng lớn thực phẩm có dấu hiệu vi phạm.

Công an thông tin về vụ thi thể đôi nam nữ dưới ao

Thứ 7, 04/05/2024 | 16:44
Ngày 4/5, Công an thị xã Việt Yên (Bắc Giang) thông tin ban đầu về vụ phát hiện thi thể đôi nam, nữ dưới ao ở tổ dân phố My Điền 1, phường Nếnh, thị xã Việt Yên.

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Tạm giữ Giám đốc Công ty gỗ Bình Minh

Thứ 7, 04/05/2024 | 15:15
Cơ quan chức năng tạm giữ giám đốc công ty và tạm hoãn xuất cảnh với 7 người nước ngoài liên quan vụ nổ lò hơi tại Công ty gỗ Bình Minh để phục vụ điều tra.

Hà Nội:Tạm giữ 1,5 tấn nầm lợn, thịt vịt chuẩn bị bán ra thị trường

Thứ 7, 04/05/2024 | 10:40
Đội QLTT số 11, Cục QLTT thành phố Hà Nội phối hợp với Đội 7 PC 03 Công an TP Hà Nội kiểm tra, phát hiện số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Quảng Ninh: Phát hiện gần 1 tấn cua không rõ nguồn gốc

Thứ 7, 04/05/2024 | 10:40
Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh vừa phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện gần 1 tấn cua không rõ xuất xứ đang được vận chuyển đi tiêu thụ.