Ở tuổi 100 vẫn viết

Ở tuổi 100 vẫn viết "đều như vắt chanh"

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:46
0
Ông cụ có hai thói quen bất di bất dịch: Mỗi ngày viết văn 4 tiếng và hút 5 điếu thuốc. Nhờ thời gian biểu "đều như vắt chanh" mà ở độ tuổi 100, nhà văn Học Phi vẫn tinh anh và sắc bén.

Nhà văn Học Phi sống trong một căn hộ chung cư khá hiện đại ở khu Trung Hòa, Nhân Chính. Trong phòng của cụ có hai cửa sổ lớn khiến cho căn phòng lúc nào cũng đủ sáng mà không cần bật đèn, tủ sách to chạy dọc một bên tường, một vài cuốn sách để trên giường như đang đọc dở và một xấp giấy A4 luôn thường trực trên mặt bàn.

Xã hội - Ở tuổi 100 vẫn viết 'đều như vắt chanh'

Chân dung nhà văn Học Phi

Cụ bảo hàng ngày cụ ngồi làm việc từ 8h sáng đến 12h trưa. Ngày nào cũng thế, không được viết thì cụ thấy buồn lắm. Chứng bệnh thoái hóa cột sống khiến cụ thường xuyên đau lưng và phải ngồi xe lăn. Nếu không mắc bệnh, rất có thể cụ cũng làm việc ngày 8 tiếng như công nhân viên chức. Cụ luôn làm mình trở nên bận rộn, cụ thấy bứt rứt khi không có việc gì để làm. Thậm chí nằm nghỉ trên giường, cụ cũng nghiên cứu tài liệu để hỗ trợ cho tác phẩm mình đang viết dở.

Đó là câu chuyện chiến đấu anh dũng ở chính quê của Học Phi, làng Tam Nông, xã Hưng Đạo, tỉnh Hưng Yên. Làng này được Nhà nước phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì đã chiến đấu rất oanh liệt trong kháng chiến chống Pháp. Thời gian giặc đến làng, nhà văn Học Phi đang hoạt động cách mạng ở Việt Bắc, ở quê nhà chỉ có người vợ.

"Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh", vợ của cụ nhiệt tình tham gia chiến đấu và sau đó có làm một bài thơ đăng trên nhiều báo để kỷ niệm. Giờ vợ của cụ đã mất, lòng cụ nặng trĩu suy nghĩ phải trả ơn quê hương. Thế là cụ viết. "Tôi đang thu thập tài liệu để viết, nhưng giờ bệnh tật lại không đi được. Viết hay thì phải có tư liệu, tốt nhất là gặp được người thật việc thật, nghe họ kể những câu chuyện sinh động, nhưng điều kiện không cho phép. Tôi đành phải mượn tài liệu để đọc nhà ở. Vợ tôi từng tham gia chiến đấu nhưng bà ấy lại mất rồi", nhà văn Học Phi trùng giọng nói.

Song song với tiểu thuyết viết tặng quê hương, Ban di tích Hỏa Lò cũng đến đặt cụ viết hồi ký về những ngày tháng bị giam cầm để đưa vào cuốn “Kỷ yếu Hỏa Lò”. Tác phẩm cũng đã thành hình với hơn chục trang hồi ký có tựa đề "Những ngày cùm xích". Học Phi là vậy, ông chống lại căn bệnh của tuổi già nhờ làm việc thường xuyên. Chẳng thế mà 100 tuổi ông vẫn kể rành rọt các cột mốc cuộc đời một cách cụ thể với đầy đủ dữ liệu ngày tháng. Ông minh mẫn và vui vẻ, luôn cố gắng trở thành một người già dễ chịu, không làm phiền con cháu.

Xã hội - Ở tuổi 100 vẫn viết 'đều như vắt chanh' (Hình 2).

Ngày 26/9 này, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đặt hàng Nhà hát chèo Việt Nam dựng lại vở "Ni cô Đàm Vân" để mừng thọ nhà viết kịch tròn 100 tuổi. Vở kịch "Ni cô Đàm Vân" được chọn vì đây là một trong ba vở kịch ông tâm đắc nhất.

Ông chia sẻ về "đứa con cưng" của mình: "Vở này tôi đặc biệt thích vì trong đó có nhiều kyả́ niệm hoạt động cách mạng của tôi khi ở trong chùa. Giờ kể lại thì chỉ thoáng một câu nhưng thực chất mỗi vở kịch ra đời đều có một lý lịch riêng, rất vất vả. Vở "Ni cô Đàm Vân" cũng thế, lúc viết xong không đoàn nào nhận dựng vì nhân vật ni cô là con quan án. Họ bảo Đảng ta chỉ có giai cấp công nhân và nông dân chứ làm gì có con quan án. Mãi về sau có Nhà hát chèo Hà Nội dựng vở, được hoan nghênh. Thế là tất cả 13 đoàn thi nhau dựng kể cả kịch nói, dân ca, chèo, cải lương... Tôi nghiệm ra người ta nói không sai, viết không khổ bằng lách".

Cuộc đời nhà văn Học Phi luôn trăn trở với nghiệp viết. Cụ đã đạt đến đỉnh cao trong viết kịch và hiện tại, khi đã ở tuổi 100, cụ vẫn tiếp tục chinh phục những đỉnh cao khác.

Ngày trọng đại của bậc cao niên

Hôm nay, 26/9, vở kịch "Ni cô Đàm Vân" sẽ diễn ra tại Nhà hát Kim Mã, do các nghệ sĩ Nhà hát Chèo Việt Nam phục dựng để mừng thọ nhà viết kịch Học Phi tròn 100 tuổi - một tác phẩm ghi dấu thời kỳ đỉnh cao trong sáng tác của người nghệ sĩ xuất thân từ Đảng. Chính nhờ tác phẩm này, cụ đã nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt 1 năm 1996. Đây cũng là cơ hội để Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam tri ân nguyên Tổng thư ký của hội.

Thanh Xuân