Phát triển đô thị thông minh vẫn thiếu cảnh báo sớm lũ lụt, thiên tai

Phát triển đô thị thông minh vẫn thiếu cảnh báo sớm lũ lụt, thiên tai

Lê Mạnh Quốc
Thứ 6, 17/06/2022 | 09:06
0
Xây dựng và phát triển đô thị thông minh dù được triển khai rộng rãi ở nhiều địa phương tuy nhiên còn chưa có nhiều tiến bộ rõ nét trên nhiều góc độ.

41/63 địa phương xây dựng đề án phát triển đô thị thông minh

Phát biểu tại Hội thảo “Xây dựng đô thị, chuỗi đô thị thông minh kết nối trong nước và quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” trong khuôn khổ Diễn đàn phát triển bền vững đô thị Việt Nam, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển nhấn mạnh, xây dựng và phát triển đô thị thông minh là một xu hướng mới trên thế giới, đã và đang được nhiều quốc gia tổ chức triển khai thực hiện.

Tại Việt Nam, chủ trương, chính sách xây dựng và phát triển đô thị thông minh đã được ban hành tại các Nghị quyết của Đảng và Đề án của Chính phủ.

Về kết quả triển khai xây dựng và phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam, ông Nguyễn Đức Hiển cho biết: “Đến nay, trên cả nước đã có 41/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã hoặc đang triển khai xây dựng đề án phát triển đô thị thông minh, có khoảng gần 40 tỉnh đã triển khai phát triển một số dịch vụ về đô thị thông minh.

17/63 tỉnh đã triển khai xây dựng hoặc đồng ý về chủ trương xây dựng trung tâm điều hành đô thị thông minh.

17/63 tỉnh đã triển khai ứng dụng dịch vụ du lịch thông minh, khoảng trên 10 tỉnh triển khai các ứng dụng về giao thông thông minh, kiểm soát trật tự an toàn đô thị, ngoài ra còn một số ứng dụng trong các lĩnh vực khác như: giáo dục thông minh, y tế thông minh…”

Đối thoại - Phát triển đô thị thông minh vẫn thiếu cảnh báo sớm lũ lụt, thiên tai

Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển.

Tuy nhiên, ông Hiển cũng cho rằng nhìn một cách tổng thể, các địa phương hiện nay mới bước đầu tập trung nhiều về ứng dụng dịch vụ đô thị thông minh, trong khi các nội dung về quy hoạch đô thị thông minh, quản lý xây dựng đô thị thông minh chưa thực sự được chú trọng.

Có rất ít các dự án đô thị thông minh có cách tiếp cận toàn diện với mục tiêu hướng tới không chỉ đơn thuần là giải quyết các vấn đề cấp thiết của đô thị mà xa hơn là hướng tới một quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là những bứt phá trong hội nhập, mở rộng quan hệ quốc tế, thu hút đối tác đầu tư.

Tại nhiều địa phương, việc đặt mục tiêu con người ở vị trí trung tâm dường như còn mang tính khẩu hiệu, biểu tượng, điển hình là vai trò của người dân trong việc tham gia hoạch định, vận hành các đô thị thông minh còn hạn chế; tính kết nối, chia sẻ giữa những đô thị chưa cao, mức độ hội nhập quốc tế còn yếu; việc huy động và phát huy các nguồn lực của xã hội còn thiếu bài bản.

“Mặc dù đã có sự vào cuộc của các bộ, ngành trong hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách cho phát triển đô thị thông minh, song nhìn chung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến đô thị thông minh còn chưa đồng bộ và thiếu tính liên ngành;

Quy chế thí điểm quản lý đầu tư phát triển đô thị thông minh, tiêu chí đánh giá khu đô thị mới thông minh chưa được thống nhất ban hành; tiêu chuẩn, quy chuẩn quy hoạch đô thị thông minh và hạ tầng kỹ thuật, công trình kiến trúc thông minh chưa được ban hành đầy đủ và đồng bộ; sự tham gia của cộng đồng, các thành phần kinh tế trong xây dựng đô thị thông minh còn hạn chế; nguồn lực cho phát triển đô thị thông minh bao gồm cả nguồn vốn và nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế” - Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhìn nhận.

Cùng quan điểm, TS Trần Quốc Thái – Cục trưởng Cục phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) cho rằng, bên cạnh những kết quả tích cực, các nỗ lực xây dựng và phát triển đô thị thông minh còn chưa có nhiều tiến bộ rõ nét trên nhiều góc độ.

Thứ nhất, thiếu cảnh báo sớm để hạn chế các thiệt hại, thiên tai, bão lũ, cũng như đề xuất các khuyến nghị, giải pháp, các vấn đề trực tiếp liên quan đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân.

Thứ hai, những nỗ lực để kiểm soát và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của đô thị như cây xanh, mặt nước tự nhiên, nỗ lực để đô thị xanh hơn, sạch hơn, đáng sống hơn, bền vững hơn chưa nhiều.

Thứ ba, các giải pháp để đa dạng hóa nguồn lực cho thực hiện các ý tưởng, sáng kiến, nỗ lực xây dựng và phát triển đô thị thông minh chưa nhiều, chủ yếu vẫn dựa vào nguồn lực từ ngân sách.

Đối thoại - Phát triển đô thị thông minh vẫn thiếu cảnh báo sớm lũ lụt, thiên tai (Hình 2).

Việc xây dựng và phát triển đô thị thông minh ở nhiều địa phương còn thiếu cảnh báo sớm để hạn chế các thiệt hại, thiên tai, bão lũ.

Chú trọng vào yếu tố giải pháp

Trong khuôn khổ Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến việc cụ thể hóa chiến lược xây dựng và phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam.

Chia sẻ những kinh nghiệm trong thực hiện xây dựng đô thị thông minh, Giám đốc Sở Thông tin & Truyền thông, tỉnh Thừa Thiên-Huế Nguyễn Xuân Sơn cho rằng, bên cạnh quyết tâm chính trị của lãnh đạo, thì việc thay đổi trong 6 vấn đề đã đưa tỉnh Thừa Thiên-Huế là địa phương có những kết quả bước đầu trong chiến lược phát triển đô thị thông minh.

Thứ nhất, đó là thay đổi phương thức kết nối người dân với cơ quan Nhà nước từ đa điểm đến còn 1 điểm.

Thứ hai, chính quyền thay đổi cách thức nắm bắt thông tin để giải quyết vấn đề, từ văn bản giấy sang sử dụng dữ liệu số.

Thứ ba, ứng dụng quy trình xử lý số.

Thứ tư, thay đổi phương thức đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan.

Thứ năm, phát huy quyền làm chủ, giám sát của người dân.

Thứ sáu, sử dụng công nghệ phù hợp với thực tiễn...

Cũng theo Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên - Huế, tất cả các phương pháp trên đều được áp dụng, tích hợp thống nhất trong tỉnh. Đánh giá bước đầu đã mang lại một số kết quả nhất định và là cơ sở cho hoạch định phát triển đô thị thông minh trong thời gian tới.

Đối thoại - Phát triển đô thị thông minh vẫn thiếu cảnh báo sớm lũ lụt, thiên tai (Hình 3).

Tại hội thảo, ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Thừa Thiên – Huế đã chia sẻ những kinh nghiệm trong thực hiện xây dựng đô thị thông minh tại địa phương. 

Liên quan đến hệ thống giao thông trong đô thị thông minh, ông Phạm Hoài Chung - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển GTVT cho rằng, hệ thống giao thông thông minh không những giúp giảm phát thải khí gây ô nhiễm môi trường và hiệu ứng nhà kính mà còn giúp giảm ùn tắc giao thông, tiết kiệm chi phí xã hội.

Tuy vậy hệ thống giao thông đô thị, đặc biệt là tại các thành phố lớn, đô thị loại đặc biệt vẫn còn tồn tại các vấn đề nêu trên và có xu hướng ngày càng trầm trọng hơn.

Chỉ ra một số giải pháp, ông Phạm Hoài Chung cho biết: "Để giảm ùn tắc giao thông, cần tập trung các giải pháp như triển khai các hệ thống ứng dụng tự động về thu phí, kiểm soát tải trọng, kiểm soát khí thải; hạn chế phương tiện cá nhân, tập trung và tăng cường giao thông công cộng.

Cùng với đó là nâng cấp các trung tâm quản lý điều hành giao thông hiện nay; nâng cấp hệ thống dữ liệu thông tin giao thông, điều khiển giao thông và hỗ trợ xử lý vi phạm giao thông (thời gian thực). Trong đó trước hết cần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thiết kế, điều khiển tín hiệu giao thông tại các nút giao.

Tăng cường các loại nút giao thông thông minh có chu kỳ điều khiển thay đổi phù hợp với lưu lượng, hoặc tổ chức điều khiển đèn tín hiệu liên thông trên một trục đường, tiến tới là toàn mạng lưới".

Chính quyền điện tử phải gắn liền với phát triển đô thị thông minh

Thứ 5, 16/06/2022 | 20:48
Đẩy nhanh chuyển đổi số trong quản lý đô thị, xây dựng chính quyền điện tử là một trong những việc làm tiên quyết để tiến tới xây dựng đô thị thông minh.

Công nghệ không phải yếu tố quan trọng nhất của đô thị thông minh

Thứ 6, 15/04/2022 | 19:57
Để phát triển đô thị thông minh cần tích hợp nhiều vấn đề như hành lang pháp lý, nguồn lực về tài chính, con người và đặc biệt là sự hưởng ứng của người dân.

"Không thể kỳ vọng áp dụng đô thị thông minh cho tất cả các đô thị"

Thứ 4, 10/11/2021 | 16:38
Thứ trưởng Lê Quang Hùng cho hay, đô thị hoá có một vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của KT-XH.
Cùng tác giả

Cơ hội vàng từ “xanh hóa” ngành giao thông

Thứ 4, 01/05/2024 | 17:00
Phát triển giao thông xanh sẽ là một trụ cột quan trọng để Việt Nam theo đuổi con đường phát thải ròng bằng 0, đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội phát triển mới.

Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam lãi gần 480 tỷ đồng trong quý I/2024

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:43
Trong quý I/2024, VIMC có lợi nhuận sau thuế đạt trên 479 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2023.

Phê duyệt chủ trương dùng hơn 3.000 tỷ mở rộng cao tốc La Sơn-Hòa Liên

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:28
Dự án mở rộng cao tốc Bắc-Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên có chiều dài tuyến khoảng 65km, tổng mức đầu tư khoảng 3.011 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Thời hạn nhượng quyền thu phí sử dụng đường bộ tối đa là 10 năm

Chủ nhật, 28/04/2024 | 07:44
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (gọi tắt là Nghị định 44).

Ưu tiên đầu tư hạ tầng để phát triển kinh tế cửa khẩu của Điện Biên

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:00
Nếu được đầu tư đúng mức và hiệu quả, kinh tế cửa khẩu có thể phát triển thành động lực của hành lang biên giới, hạt nhân của hợp tác giữa Việt Nam với các nước.
Cùng chuyên mục

Yếu tố cản bước doanh nghiệp hướng đến “màu xanh” trong xây dựng

Thứ 3, 30/04/2024 | 10:40
Sự thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm, giá thành vật liệu cao là những yếu tố khiến vật liệu xanh trong xây dựng vẫn chưa thực sự được sử dụng rộng rãi.

Điện Biên - điểm sáng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Thứ 3, 30/04/2024 | 08:00
Ông Lê Vệ Quốc đánh giá đội ngũ những người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Điện Biên đã nỗ lực, cố gắng triển khai sâu rộng, thực chất.

Để Tp.Điện Biên Phủ thực sự là động lực phát triển của tỉnh

Thứ 2, 29/04/2024 | 08:30
Thành phố xác định phương hướng hoàn thiện, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, tích hợp hiện đại, đi trước và mở ra không gian phát triển mới.

Để người dân được thụ hưởng ngày càng nhiều dịch vụ số

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:00
Theo Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Điện Biên, thời gian qua nhận thức số đã có những chuyển biến vượt bậc, lan tỏa đến mọi ngõ ngách của cuộc sống.

Vì sao không bỏ phần thi mô phỏng trong sát hạch lái xe?

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Bộ GTVT cho biết, thời gian qua Cục Đường bộ đã điều chỉnh phần thi mô phỏng tình huống giao thông trong sát hạch lái xe cho phù hợp thực tế.
     
Nổi bật trong ngày

Điện Biên - điểm sáng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Thứ 3, 30/04/2024 | 08:00
Ông Lê Vệ Quốc đánh giá đội ngũ những người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Điện Biên đã nỗ lực, cố gắng triển khai sâu rộng, thực chất.

Thời khắc lịch sử của những chiến sĩ dẫn giải Dương Văn Minh đi tuyên bố đầu hàng

Thứ 3, 30/04/2024 | 15:25
Cùng đồng đội đối mặt với Tổng thống cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh, Đại úy Phạm Xuân Thệ khi ấy chỉ nghĩ làm sao nhanh có lời tuyên bố đầu hàng được phát thanh rộng rãi ra để sớm kết thúc chiến tranh, đỡ đổ máu cho đồng đội.

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Thứ 4, 01/05/2024 | 21:57
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả và gửi lời thăm hỏi, động viên gia đình, các nạn nhân vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong tại Đồng Nai.

Yếu tố cản bước doanh nghiệp hướng đến “màu xanh” trong xây dựng

Thứ 3, 30/04/2024 | 10:40
Sự thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm, giá thành vật liệu cao là những yếu tố khiến vật liệu xanh trong xây dựng vẫn chưa thực sự được sử dụng rộng rãi.

Anh hùng kể chuyện 5 lần bắn rơi máy bay Mỹ

Thứ 3, 30/04/2024 | 10:00
Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, nhưng đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Quang Lộc thì những ký ức về một thời khói lửa chưa bao giờ nhạt phai trong tâm trí. Những trận đánh, hay từng “con chim sắt” của Mỹ - Nguỵ bốc cháy cứ dần hiện về trong trí nhớ dù ông đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm”…