Phối hợp công tư trong quản lý phổ biến phim trên không gian mạng

Hoàng Thị Bích
Thứ 3, 29/03/2022 | 13:05
0
ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa đề nghị bổ sung quy định tạo hành lang pháp lý cho việc hình thành và hoạt động của các quỹ tư nhân về phát triển công nghiệp điện ảnh.

Sáng 29/3 tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, các đại biểu tiếp tục cho ý kiến về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.

Tiêu điểm - Phối hợp công tư trong quản lý phổ biến phim trên không gian mạng

Toàn cảnh hội nghị.

Cho ý kiến tại hội nghị, đa số ý kiến đại biểu đánh giá cao nỗ lực của cơ quan chủ trì thẩm tra trong quá trình chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi). Nhấn mạnh đây là dự án Luật có tính chuyên môn sâu, phức tạp, các đại biểu cho rằng, dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý đã bổ sung nhiều nội dung mới, tiếp thu tương đối đầy đủ nhiều ý kiến hợp lý của các vị đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 2.

Liên quan đến vấn đề phổ biến phim trên không gian mạng, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa, Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn cho rằng, việc tiền kiểm hay hậu kiểm cần xuất phát từ bản chất của điện ảnh- đây là vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa tư tưởng.

Đại biểu nhấn mạnh, một tác phẩm điện ảnh như một phim đã được phát hành ra công chúng thì không thể thu lại từ tâm trí người xem, người tiếp nhận. Đặt yếu tố này trong bối cảnh thể chế, truyền thống văn hóa nước ta, thì việc học tập kinh nghiệm các quốc gia có thể chế chính trị khác cần hết sức cân nhắc, thận trọng.

Tiêu điểm - Phối hợp công tư trong quản lý phổ biến phim trên không gian mạng (Hình 2).

Vấn đề phổ biến phim trên không gian mạng, ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa cho rằng việc tiền kiểm hay hậu kiểm cần xuất phát từ bản chất của điện ảnh.

Vì vậy, đại biểu đề nghị đánh giá kỹ hơn tác động và bổ sung thêm cơ chế xử lý sau hậu kiểm để Quốc hội xem xét, quyết định; bổ sung thêm nhiều thông tin trong báo cáo đánh giá tác động về vấn đề này. Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị xem xét bổ sung quy định phối hợp công tư trong quản lý phổ biến phim trên không gian mạng; kết hợp giữa tiền kiểm và hậu kiểm.

Theo đó, cần bổ sung vào Dự án Luật quy định mang tính nguyên tắc, xác định các tiêu chí chung đồng thời giao Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết các dấu hiệu mà một bộ phim có khả năng ảnh hưởng xấu đến chính trị, an ninh, quốc phòng, đối ngoại...

Trên cơ sở đó, chủ thể phổ biến phim nếu xác định phim có dấu hiệu này phải gửi Hội đồng để phân loại trước khi phổ biến trên không gian mạng; các trường hợp khác, chủ thể phát hành phim tự quyết định phổ biến và chịu trách nhiệm.

Đồng thời, khoản 4 Điều 21 Dự thảo Luật quy định: Tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phổ biến phim trên không gian mạng vào Việt Nam có nghĩa vụ tương tự như tổ chức Việt Nam. Do đó, trường hợp Quốc hội quyết định hậu kiểm như Tờ trình của Chính phủ thì cần tính đến yếu tố cạnh tranh của thị trường điện ảnh trong nước. Nên chăng cần có rào cản kỹ thuật đối với các tổ chức nước ngoài này. Mặt khác, cũng cần bổ sung quy định về cơ chế kiểm soát, xác định trách nhiệm đối với các chủ thể này chặt chẽ hơn so với các tổ chức trong nước.

Về Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục trình 2 phương án: (1) Bỏ Mục 2 gồm 3 điều 42, 43, 44 ra khỏi dự thảo Luật;  (2): Giữ quy định tại Mục 2 như dự thảo Luật. Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, dự thảo Luật và các nội dung giải trình về thành lập Quỹ nêu trong Tờ trình của Chính phủ tại kỳ họp thứ 2 chưa giải quyết được các bất cập, do vậy đề nghị bỏ Mục 2 (các Điều 42, 43, 44) và bổ sung chính sách khuyến khích thành lập các quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh như quy định tại khoản 4 Điều 5 của dự thảo Luật.

Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa nhất trí với Phương án 1 của Dự thảo Luật là không quy định về Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh với tư cách là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị bổ sung quy định để tạo hành lang pháp lý cho việc hình thành và hoạt động của các Quỹ tư nhân về phát triển công nghiệp điện ảnh.

Tại khoản 4 Điều 5 của Dự thảo Luật cũng đã quy định Nhà nước khyến khích việc tài trợ, hiến tặng cho hoạt động điện ảnh và các quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh do các tổ chức, cá nhân thành lập. Để chính sách này được đi vào cuộc sống, đại biểu cho rằng Dự án Luật cần bổ sung quy định về việc thành lập, tổ chức hoạt động của các quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh ngoài nhà nước do các tổ chức, cá nhân thuộc khu vực tư thành lập.

Tiêu điểm - Phối hợp công tư trong quản lý phổ biến phim trên không gian mạng (Hình 3).

ĐBQH Trần Văn Lâm phát biểu tại hội nghị.

Về cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho tổ chức, cá nhân nước ngoài (Điều 13), đại biểu Trần Văn Lâm, Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang cho rằng, quy định hồ sơ xin cấp phép chỉ yêu cầu kịch bản tóm tắt phim và kịch bản chi tiết nội dung quay tại Việt Nam thay vì kịch bản phim đầy đủ.

Theo đại biểu, chúng ta mong muốn thu hút các nhà làm phim đến Việt Nam sử dụng các bối cảnh của Việt Nam để quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới. Tuy nhiên, các quy định của chúng ta làm quá chặt chẽ.

“Quan trọng tác phẩm đưa ra không vi phạm Điều 9 – những điều cấm của Luật Điện ảnh (sửa đổi) thì chúng ta hoàn toàn đồng ý việc các cảnh quay tại Việt Nam được xuất hiện trong phim còn không nhất thiết phải quy định các vấn đề khác,…”, đại biểu Trần Văn Lâm nêu quan điểm. Ngoài ra, đại biểu cũng đề nghị vấn đề cấp phép, phân loại phim cần rà soát đảm bảo thủ tục chặt chẽ nhưng linh hoạt, tránh rườm rà, mất thời gian.

Tiêu điểm - Phối hợp công tư trong quản lý phổ biến phim trên không gian mạng (Hình 4).

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng giải trình các vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Giải trình các vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, sau kỳ họp thứ 2 của Quốc hội và đặc biệt là sau phiên họp lần thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, với trách nhiệm là cơ quan soạn thảo, Bộ đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan thẩm tra từng bước hoàn thiện dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi).

“Đúng như Chủ tịch Quốc hội đã chỉ đạo, đây là một bộ luật phải đảm bảo được 2 mục tiêu vừa tạo điều kiện để phát triển môn nghệ thuật đồng thời mở ra một hướng là một ngành công nghiệp văn hóa Vì vậy, trách nhiệm của cơ quan soạn thảo phải làm sao cân đối được các mục tiêu chính này để thiết kế các điều luật phù hợp với xu thế chung. Vì vậy, trong quá trình soạn thảo, cơ quan đã nghiên 20 luật của các nước phát triển khác nhau, đồng thời tổng kết đánh giá thực tiễn thi hành Luật Điện ảnh để xem xét các vấn đề...", Bộ trưởng Nguyên Văn Hùng nêu rõ.

Nhấn mạnh đây là bộ luật khó, có tính chuyên môn sâu, phức tạp, một số vấn đề mới chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẳng định sẽ nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến đại biểu đối với 5 nhóm vấn đề đại biểu nêu để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) đảm bảo chất lượng, phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao trước khi Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.

“Vòng kim cô” siết chặt nội dung phim nhập khẩu

Chủ nhật, 27/03/2022 | 17:30
Quy định mới nhất về thu hồi Giấy phép nhập khẩu phim khi phát hiện nội dung phim vi phạm quy định tại Luật Điện ảnh được nhiều đạo diễn, nhà làm phim đồng tình.

Cấm chiếu phim vì có "đường lưỡi bò": Tiền kiểm hay hậu kiểm?

Chủ nhật, 13/03/2022 | 12:47
Bộ phim Thợ săn cổ vật (Uncharted) bị cấm chiếu tại Việt Nam vì có yếu tố "đường lưỡi bò". Vậy khi kiểm duyệt phim, nên tiền kiểm hay hậu kiểm để tránh sai sót?

"Luật Điện ảnh sửa đổi sẽ là barie để các đạo diễn đi đúng hướng"

Thứ 3, 12/10/2021 | 07:00
Một số nhà làm phim lên tiếng về việc nới lỏng một số quy định làm phim như: Bỏ kiểm định kịch bản, đơn giản hóa việc cấp phép. Đại diện Cục Điện ảnh đã có ý kiến.

Để diễn viên 13 tuổi đóng cảnh nóng là vi phạm Luật Điện ảnh?

Thứ 7, 18/05/2019 | 06:36
Dưới góc độ pháp lý, nhiều luật sư cho rằng trong khi xã hội đang lên án mạnh mẽ hành vi ấu dâm, thì việc đưa cháu bé 13 tuổi đóng cảnh nóng trong bất cứ hoàn cảnh nào là không nên. Việc này có thể gây ra những tư tưởng cực đoan, là nguồn cơn dẫn đến những hành vi dâm ô nói chung và dâm ô trẻ em nói riêng.

'Bụi đời Chợ Lớn' không vi phạm luật Điện ảnh

Thứ 6, 19/04/2013 | 20:05
Những lùm xùm liên quan đến Bụi đời Chợ Lớn chưa có dấu hiệu dừng lại khi các thông tin đưa ra xoay quanh bộ phim này từ hai phía Hội đồng duyệt phim (HĐDP) và nhà làm phim ngày càng mâu thuẫn.
Cùng tác giả

Tập huấn tuyên truyền về hội nhập, UNESCO và ASEAN

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:22
Hội nghị nhằm cung cấp thông tin định hướng và làm phong phú nội dung tuyên truyền trên các báo. Trong đó, nổi bật là sự tham gia, đóng góp và hội nhập của Việt Nam.

Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:09
Trong số 17 tỉnh chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ, tuy nhiên, số thôn bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp.

Bác sĩ lưu ý tổn thương thường gặp gây vô sinh ở nữ

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:34
Việc phát hiện kịp thời các bất thường như: dính buồng tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung...ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn.

Triệu tập kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:33
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại nhà Quốc hội.

Báo cáo tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 6 đã được tiến hành thận trọng, chặt chẽ.
Cùng chuyên mục

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

“Tiếng sấm” của Điện Biên Phủ trong dư luận quốc tế

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:11
Dư luận thế giới của 70 năm về trước và nhiều năm sau đó vẫn không thôi những dòng viết về sự kiện Điện Biên Phủ - cơn địa chấn "có một không hai" trong lịch sử.

Cái "bắt tay" của quan hệ Việt - Pháp từ điểm nhìn Điện Biên Phủ

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:25
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chấm dứt vĩnh viễn sự xâm lược của thực dân Pháp tại Đông Dương nhưng cũng mở ra một chương mới tốt đẹp hơn cho quan hệ Việt - Pháp.

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Thủ tướng: Mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:28
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao mỗi bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số như Bộ Công an đã làm và kết nối với Đề án 06.
     
Nổi bật trong ngày

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.