Quản lý kiểu... thả nổi chất tẩy trắng

Quản lý kiểu... thả nổi chất tẩy trắng

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:48
0
Từ lâu, hóa chất độc hại để tẩy trắng thực phẩm đã được dùng và bày bán công khai nhưng đến nay việc quản lí mặt hàng này vẫn còn nhiều rối rắm.

Hầu hết tất cả các loại chất tẩy trắng dùng để chế biến thực phẩm trôi nổi trên thị trường như Hydrogen peroxide, Sunphit magie, Sunphua dioxit, Natri oxit… đều được cấm dùng trong chế biến thực phẩm. Các loại hóa chất này là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, nhưng có thể do chế tài không đủ sức răn đe nên những người bán vì lợi nhuận trước mắt đã cố ý bán chất độc hại này để chế biến thực phẩm.

Xã hội - Quản lý kiểu... thả nổi chất tẩy trắng

Vẫn còn tình trạng dùng foormol khi làm bún

Theo nghiên cứu gần đây của Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm TP.HCM, thì có đến 80% các sản phẩm như ngó sen, rau muống, măng, chân gà, nấm tuyết… và nhiều loại hải sản lấy ở các chợ, quán ăn được ngâm chất tẩy trắng là hóa chất công nghiệp trước khi chế biến thành phẩm.

Nhằm thu hút và qua mặt thực khách đối với các sản phẩm ôi thiu, không còn cách nào khác người bán phải dựa vào sự phù phép biến hóa của chất tẩy trắng. Chỉ sau vài phút ngâm chất tẩy trắng vào thực phẩm: hải sản ươn, lòng heo thối… sẽ trở nên cứng, tươi sống, và trắng sáng trở lại như trạng thái ban đầu. Còn các loại bún, miến, bánh tráng cũng nhờ hóa chất tẩy trắng mà thu hút được không ít người tiêu dùng.

Qua tìm hiểu được biết những túi hàng “tẩy trắng thực phẩm” trông không khác gì đường ăn đóng gói, hay axit chanh dùng để tẩy rửa thực phẩm. Không hề có nhãn mác ghi tên, địa chỉ nhà sản xuất cũng như thành phần, công dụng, liều lượng và cách dùng. Tùy theo người mua mà người bán cân đo đong đếm theo yêu cầu.

Trên thị trường có bán rất nhiều hóa chất tẩy rửa mà người mua dễ bị dễ bị nhầm lẫn giữa axit chanh (một chất an toàn khi sử dụng trong thực phẩm). Do không rõ nguồn gốc cho nên đó có thể là những chất tẩy dùng trong công nghiệp như trong ngành mạ, hay dùng để vệ sinh đường ống dẫn nước, tẩy trắng vải… Đây là những chất không được phép dùng trong chế biến thực phẩm, dễ ngộ độc hay các biến chứng khác.

Đứng trước thực trạng trên, ta có thể thấy được những mối nguy hại từ hóa chất tẩy trắng thực phẩm. Do vậy, để kiểm soát được thực trạng báo động như trên, chúng ta nên có những chế tài và những hình thức xử phạt nghiêm khắc hơn và tăng cường giám sát chất lượng an toàn thực phẩm. Theo thống kê của các cơ quan chức năng cho thấy có đến 2/3 số hóa chất phụ gia thực phẩm công nghiệp và hương liệu được bày bán công khai ra ngoài thị trường mà không rõ nguồn gốc và xuất xứ. Thậm chí người bán còn vô tư sang trai, đóng gói phụ gia thực phẩm rồi bày bán tràn lan và không tuân theo bất kỳ quy định nào của pháp luật.

Trên thế giới có rất nhiều nước đã có luật cấm toàn bộ hóa chất và phụ gia thực phẩm thiếu an toàn. Nhà sản xuất sẽ phải ghi đầy đủ các chất phụ gia đã sử dụng trên nhãn mác, bao bì các loại sản phẩm. Đồng thời người tiêu dùng nếu mua phải sản phẩm kém chất lượng sẽ được bồi thường gấp 10 lần số tiền họ bỏ ra.

Còn tại Việt Nam, vấn đề quản lí an toàn thực phẩm thì ta vẫn chưa quản lí được. Những tồn tại trên phải kể đến ngành chức năng vẫn còn thiếu những kiến thức nhất định về hóa chất. Người tiêu dùng vẫn còn tỏ ra thờ ơ, thậm chí là không cần quan tâm đến các loại loại hóa chất, phụ gia mà họ đang sử dụng mỗi ngày.

Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, tránh xảy ra những trường hợp ngộ độc đáng tiếc, các cơ quan chức năng nên nhanh chóng vào cuộc kiểm tra và đưa ra những kết luận chính xác và đưa ra mức độ độc hại của từng loại chất tẩy trắng thực phẩm đang lưu hành trên thị trường. Bên cạnh đó nêu rõ các danh mục các chất cấm sử dụng. Người tiêu dùng khi sử dụng thực phẩm nên tỉnh táo hơn và kiểm tra thật kĩ lưỡng để tránh tình trạng tiền mất, tật mang.

Quyên Triệu


Tag: Natri O-xít