Quản lý phải phù hợp với quy luật vận hành của đời sống nghệ thuật

Quản lý phải phù hợp với quy luật vận hành của đời sống nghệ thuật

Thứ 7, 27/05/2017 | 14:27
0
Việc hơn 300 bài hát, trong đó có nhiều ca khúc cách mạng được đưa vào danh mục ca khúc đã phổ biến rộng rãi, gây dư luận trái chiều. Báo Người đưa tin đã có cuộc trao đổi với đại diện VOV và VTV.

Ngày 19/5, cục Nghệ thuật Biểu diễn đã công bố danh sách hơn 300 bài hát được phổ biến rộng rãi, trong đó chủ yếu là sáng tác nổi tiếng như Tiến quân ca, Biết ơn chị Võ Thị Sáu, Trường Sơn Đông – Trường Sơn Tây, Ca ngợi Hồ Chí Minh, Như có Bác trong ngày vui đại thắng… Tuy nhiên, nhiều người bày tỏ quan điểm trái chiều rằng, những ca khúc này đều nổi tiếng, được người dân yêu thích, do vậy, việc cập nhật vào danh mục phổ biến là không cần thiết.

Sự kiện - Quản lý phải phù hợp với quy luật vận hành của đời sống nghệ thuật

Ông Trần Nhật Dương, Phó Giám đốc Hệ âm nhạc thông tin giải trí VOV3, đài Tiếng nói Việt Nam trao đổi với phóng viên.  

Bàn luận về vấn đề này, ông Trần Nhật Dương, Phó Giám đốc Hệ âm nhạc thông tin giải trí VOV3, đài Tiếng nói Việt Nam cho hay: “Đài Tiếng Nói Việt Nam ra đời cách đây hơn70 năm. Ngay từ chương trình đầu tiên, lãnh đạo đài đã xây dựng những chương trình ca nhạc, thời đó thậm chí còn hát thẳng trực tiếp. Và trong những năm tháng kháng chiến cứu nước của dân tộc, đội ngũ các nhạc sĩ, nghệ sĩ của đài Tiếng Nói Việt Nam gần như là những nhạc sĩ tên tuổi nhất của cả nước. Thời điểm đó, các tác phẩm âm nhạc được vang trên làn sóng đài cũng góp một phần lớn cho công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa miền Bắc cũng như giải phóng hoàn toàn miền Nam. Đài Tiếng nói Việt Nam thậm chí được nhiều người cho là thành trì của các ca khúc cách mạng Việt Nam.

Rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng đã tham dự vào ban biên tập của đài như nhạc sĩ Phạm Tuyên, Hoàng Vân, Thế Song, Cẩm Phong… Đây là hội đồng nghệ thuật uy tín nhất về mặt âm nhạc.

Vì lẽ đó, nên khi nghe thông tin cục Nghệ thuật Biểu diễn công bố danh sách hơn 300 bài hát được phổ biến rộng rãi, tôi rất lấy làm lạ và cho rằng, ở đây có vấn đề về mặt quản lý nhà nước, có những cứng nhắc trong các quy định.

Việc cấp phép lẽ ra chỉ nên dừng lại ở chỗ, một nghệ sĩ nào đó sản xuất băng đĩa riêng, tác phẩm riêng của người ta thì cục Nghệ thuật biểu diễn mới thẩm định và cấp phép tác phẩm đó để lưu hành trên thị trường. Hoặc, những chương trình biểu diễn, đặc biệt của ca sĩ hải ngoại khi vào nước ta mang theo các ca khúc khác của họ thì Cục có thể xem xét các tác phẩm này có phù hợp với văn hoá của ta không và cấp phép cho họ biểu diễn.

Chứ bây giờ, hàng trăm ca khúc đã đi vào lòng người, thậm chí như bài Tiến quân ca đã trở thành Quốc ca của Việt Nam và đi vào Hiến pháp nước ta. Bài hát đấy đã vang lên hơn 70 năm qua đã và được mọi người dân Việt Nam thuộc. Những bài hát này hiển nhiên đã được yêu thích. Bàn đến chuyện cấp phép hay nằm trong danh mục bài hát được phổ biến là không cần thiết.

Nếu cứ tác phẩm nào ra đời cũng phải cấp phép, các nhạc sĩ phải đi xin phép thì thật phiền hà, thậm chí gây mất cảm hứng cho người sáng tác. Vì lẽ đó nên tôi cho rằng, cần xây dựng những quy định thật khoa học và cập nhật cuộc sống ngày hôm nay, vừa có lý vừa có tình”.

Trao đổi với báo Người đưa tin về vấn đề này trên phương diện cá nhân, NSND Trịnh Lê Văn, (Trưởng ban văn nghệ đài Truyền hình Việt Nam) chia sẻ : “Nước ta có một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt nên cũng không nên vì bức xúc mà vội vã để phê phán hay quy chụp thái quá vấn đề này. Lịch sử trải qua nhiều giai đoạn khác nhau kèm đó là có những quy định, nguyên tắc quản lý có lúc thay đổi. Và tôi cho rằng, thời gian gần đây có quy định mới về việc quản lý cấp phép nên cục Nghệ thuật biểu diễn mới đưa ra những danh mục bài hát được phổ biến.

Tuy nhiên, với trường hợp này tôi cho rằng, cục Nghệ thuật biểu diễn đã diễn đạt chưa đầy đủ, chuẩn xác nên đã gây ra những cách hiểu khác nhau. Thực ra, cục Nghệ thuật biểu diễn cũng đã có ý kiến phản hồi là không cấp phép mới đối với 300 bài hát nói trên mà là “cập nhật” thêm vào danh mục các ca khúc đã phổ biến rộng rãi". Tuy nhiên, Cục đã không làm rõ thuật ngữ “cập nhật” và “cấp phép” dẫn đến sự hiểu lầm.

Về luật mà nói, theo tôi hiểu, các bài hát đương nhiên phải được cục Nghệ thuật biểu diễn cấp phép mới được phổ biến rộng rãi, cho nên đây tuy chỉ là hành vi mang tính kỹ thuật để đảm bảo yếu tố luật pháp, nhưng cách thức xử lý đã làm động chạm đến tình cảm của nhiều người đối với những bài hát cách mạng, trong đó có nhiều những bài hát có giá trị nghệ thuật cao, đã gắn bó với lịch sử đất nước và tình cảm thiêng liêng qua nhiều thế hệ, nên mới dẫn đến những phản ứng như vậy. Vừa qua cũng có những ý kiến cho rằng, chỉ cần có danh sách các bài hát không được phép phổ biến thì hợp lý hơn, tôi nghĩ rằng, cục Nghệ thuật biểu diễn nên nghiêm túc lắng nghe để công tác quản lý ngoài việc đảm bảo đúng luật, còn phải phù hợp với quy luật vận hành của đời sống nghệ thuật”.

Xem thêm >> Cục Bản quyền yêu cầu dừng thu tiền bản quyền âm nhạc tại khách sạn

Đào Vũ

    

Cùng tác giả

Tạo xung lực mới cho tăng cường hợp tác Việt Nam - Uzbekistan

Thứ 2, 18/03/2024 | 22:10
Ngày 18/3, tại Nhà khách Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đón và tiến hành hội đàm với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Uzbekistan Bakhtiyor Saidov.

Nga là một trong những đối tác ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam

Thứ 2, 04/03/2024 | 12:30
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định Việt Nam hết sức coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác chiến lược toàn diện với Nga, một trong những đối tác ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Ngoại giao kinh tế 2024: Đẩy mạnh bán dẫn, công nghệ cao

Thứ 6, 23/02/2024 | 10:50
Chiều tối 22/2, tại Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì hội nghị triển khai công tác Ngoại giao kinh tế năm 2024 phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Việt Nam là đối tác quan trọng của New Zealand ở khu vực

Thứ 4, 24/01/2024 | 20:21
Chiều 24/01, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand Winston Peters.

Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam-Đức trên tất cả các lĩnh vực

Thứ 4, 24/01/2024 | 19:17
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn coi trọng vai trò, vị thế của Đức tại khu vực và trên thế giới; mong muốn làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam-Đức trên tất cả các lĩnh vực.