Quốc hội “nóng” chuyện ngăn chặn tẩu tán tài sản tham nhũng

Quốc hội “nóng” chuyện ngăn chặn tẩu tán tài sản tham nhũng

Dương Thị Thu
Thứ 4, 13/06/2018 | 14:58
0
Ngăn chặn tẩu tán tài sản tham nhũng là một trong những nội dung được các ĐBQH thảo luận sôi nổi trong phiên thảo luận về luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) ngày 13/6.

Kiểm tra khi tài sản tăng bất thường

ĐBQH Trịnh Ngọc Thúy (TP.Hồ Chí Minh) cho rằng, cần xây dựng luật Phòng, chống tham nhũng với chế tài nghiêm khắc của Nhà nước. Việc khuyến khích kê khai đầy đủ tài sản này là cơ sở để cơ quan, đơn vị theo dõi, thanh tra, kiểm tra khi thấy có tài sản tăng bất thường. Nếu có vi phạm cũng ngăn được tình trạng tẩu tán tài sản.

“Khuyến khích người có khả năng tham nhũng cao kê khai trung thực tài sản của mình và có cơ chế kiểm soát, xử lý đối với tài sản khi có vi phạm pháp luật cũng là bước tiến quan trọng. Mặt khác, chúng ta cần đổi mới cơ chế quản lý như thu thuế chặt chẽ, thanh toán thông qua ngân hàng chống thất thoát, nâng cao công tác phát hiện, xử lý nhanh, triệt để, hiệu quả các tin báo tố giác hành vi vi phạm pháp luật là giải pháp tốt để phòng, chống tham nhũng”, ĐBQH Trịnh Ngọc Thúy nêu.

Quốc hội “nóng” chuyện ngăn chặn tẩu tán tài sản tham nhũng

ĐBQH Trịnh Ngọc Thúy phát biểu về luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).

ĐBQH Hoàng Thị Thu Trang (tỉnh Nghệ An) đề xuất cần có quy định cụ thể về điều kiện, quy trình, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn tẩu tán tài sản tham nhũng. “Hiện nay theo Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự và luật Thanh tra đã quy định việc cấm giao dịch, phong tỏa, kê biên tài sản tham nhũng nhưng vẫn còn chung chung, tùy nghi. Vì vậy, trong thực tiễn rất ít áp dụng các biện pháp này, từ giai đoạn thanh, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử mà đa số vẫn đến giai đoạn thi hành án dân sự mới áp dụng.

Thực tiễn chứng minh cho đến giai đoạn thi hành án dân sự thì đa số tài sản đều đã được chuyển dịch và tẩu tán nên cần phải quy định cụ thể về thẩm quyền, điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện các biện pháp ngăn chặn, tẩu tán tài sản ngay trong luật này. Việc này sẽ tạo hành lang pháp lý để các cơ quan yên tâm thực hiện, nâng cao trách nhiệm trong việc ngăn chặn tẩu tán tài sản và tránh tùy tiện trong thực hiện nhiệm vụ”, ĐBQH Hoàng Thị Thu Trang nói.

“Cần mở rộng thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn tẩu tán tài sản đối với các cơ quan thanh, kiểm tra trong xử lý vụ việc tham nhũng mà không có dấu hiệu hình sự. Tại khoản 2, Điều 67 dự thảo quy định việc thu hồi, tạm giữ, phong tỏa, sung công tài sản tham nhũng được thực hiện bằng quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Đối chiếu pháp luật hiện hành thì việc thu hồi tài sản tham nhũng khi có dấu hiệu hình sự chủ yếu là do các cơ quan tiến hành tố tụng như cơ quan điều tra, viện Kiểm sát Nhân dân, Thẩm phán là Chủ tọa phiên tòa và cơ quan thi hành án dân sự thực hiện. Còn đối với những vụ việc tham nhũng không có dấu hiệu hình sự thì các cơ quan thanh, kiểm tra đa số không trực tiếp áp dụng các biện pháp ngăn chặn tẩu tán tài sản mà chủ yếu kiến nghị, đề xuất các cơ quan. Nghiên cứu quy định hiện hành thì các cơ quan này chưa được quy định rõ, đây là một trong những trở ngại tạo cơ hội để tấu tán, chuyển dịch tài sản. Vì vậy, tôi đề nghị trong luật này mở rộng thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với cơ quan thanh, kiểm tra”, vị ĐBQH tỉnh Nghệ An nhấn mạnh.

Quốc hội “nóng” chuyện ngăn chặn tẩu tán tài sản tham nhũng (Hình 2).

ĐBQH Hoàng Thị Thu Trang, đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An tại phiên thảo luận ngày 13/6.

Kê khai tài sản phải thực chất

ĐBQH Lý Tiết Hạnh (tỉnh Bình Định) thì đề nghị xem xét cụ thể các quy trình trong việc kê khai tài sản cần phải chặt chẽ hơn, tránh tình trạng có những cán bộ, công chức trong các bảng kê khai hàng năm không thay đổi nhưng đều phải làm bản kê khai, trong khi đó có những trường hợp rõ ràng phát sinh tài sản nhưng việc kiểm soát, chúng ta không kịp thời và khi kê khai không rõ, có những trường hợp tẩu tán tài sản, hợp thức hóa tài sản với nhiều hình thức khác vẫn chưa kiểm soát được. “Đây là một nội dung rất quan trọng nên tôi muốn làm sao cho nó thực sự thực chất, hiệu quả, đúng và sát với tình hình thực tế”, ĐBQH Lý Tiết Hạnh nói.

ĐBQH Nguyễn Thanh Hiền (tỉnh Nghệ An) góp ý về nội dung này cho rằng, một trong những yêu cầu công tác phòng, chống tham nhũng hiện nay là phải ngăn chặn được việc tẩu tán tài sản hoặc hạn chế được thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra.

Quốc hội “nóng” chuyện ngăn chặn tẩu tán tài sản tham nhũng (Hình 3).

ĐBQH Nguyễn Thanh Hiền rất quan tâm đến nội dung về việc ngăn chặn tẩu tán tài sản tham nhũng.

Theo ĐBQH Hiền, thực tế cho thấy mặc dù hoạt động thanh tra, kiểm toán đã phát hiện những hành vi vi phạm có liên quan đến tài sản thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức nhưng kết quả thực hiện vẫn tập trung nhiều vào việc xác định mức độ vi phạm và việc áp dụng hình thức xử lý vi phạm hơn là ngăn chặn tình trạng tẩu tán tài sản và thu hồi tài sản hoặc hạn chế thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra.

"Theo báo cáo tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng cho thấy tỷ lệ thu hồi sau thanh tra, kiểm toán và thông qua các hoạt động xét xử các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng trong thời gian vừa qua còn thấp và chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, hậu quả của hành vi tham nhũng gây ra cho Nhà nước, cho người dân, doanh nghiệp, xã hội là rất lớn nhưng hiệu quả phòng ngừa hoặc áp dụng các biện pháp khắc phục còn nhiều hạn chế. Đây là vấn đề cử tri và nhân dân hết sức bức xúc.

Tôi đề nghị, cùng với các quy định về xử lý hành vi tham nhũng được phát hiện qua hoạt động kiểm tra, thanh tra, kiểm toán tại Điều 63, Điều 70 của dự thảo luật, cần bổ sung các quy định về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc phát hiện, điều tra, xử lý các vụ có dấu hiệu tội phạm do cơ quan thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị”, ĐBQH Nguyễn Thanh Hiền đưa quan điểm.

Quốc hội thảo luận luật Phòng, chống tham nhũng, kiểm soát "sân sau" của quan chức

Thứ 4, 13/06/2018 | 08:02
Luật Phòng, chống tham nhũng được các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thảo luận sôi nổi với nhiều ý kiến sắc sảo trong ngày 13/6.

ĐBQH lo lắng phòng, chống tham nhũng chỉ là bề nổi

Thứ 5, 31/05/2018 | 20:21
Bày tỏ ý kiến của mình tại phiên thảo luận ở tổ về luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), ĐBQH Bùi Đặng Dũng lo lắng diễn biến tham nhũng ngày càng tinh vi.

Thảo luận luật Phòng, chống tham nhũng: “Công khai minh bạch để tự hào về tài sản của mình”

Thứ 5, 31/05/2018 | 17:39
Thảo luận về luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), nhiều ý kiến bày tỏ cần kiểm soát chặt chẽ tài sản của quan chức, tránh “sân sau” và sợ kê khai tài sản.

Trung ương quy định trách nhiệm, thẩm quyền của UBKT trong phòng, chống tham nhũng

Thứ 4, 30/05/2018 | 20:00
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Quốc Vượng, thường trực Ban Bí thư vừa ký Quy định số 01-QĐi/TW quy định trách nhiệm và thẩm quyền của Ủy ban kiểm tra trong công tác phòng, chống tham nhũng.
Cùng tác giả

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai: Đầu tư công hiếm nơi nào như Việt Nam

Thứ 2, 29/10/2018 | 09:44
Đề cập đến vấn đề đầu tư công dàn trải thời gian qua, ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (TP.Hà Nội) cho rằng, từ “đầu tư dàn trải” trở nên quen thuộc.

Tín dụng đen tạo ra “chị Dậu thời đại mới”

Thứ 6, 26/10/2018 | 15:27
Thảo luận về kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại, băn khoăn về tình trạng tín dụng đen hoành hành gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

"Chúng ta không được phép quên những hy sinh của thế hệ cha anh"

Thứ 6, 27/07/2018 | 08:30
Trong 71 năm qua, với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn luôn quan tâm chăm lo công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng.

"35 cảnh sát cơ động được tổ chức ôn thi rất kỹ"

Thứ 6, 20/07/2018 | 06:00
PV báo Người Đưa Tin có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Lê Vân, Cục trưởng cục An ninh chính trị nội bộ A83, (bộ Công an) về những bất thường trong điểm thi THPT Quốc gia 2018 tại Lạng Sơn, nơi có 35 cảnh sát cơ động dự thi.

Nguyên ĐBQH Phạm Thị Mỹ Lệ đột ngột qua đời

Thứ 4, 04/07/2018 | 11:26
Bà Phạm Thị Mỹ Lệ, đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước khóa XIII đột ngột qua đời sau khi đến một cơ sở làm đẹp trên địa bàn.
Cùng chuyên mục

Đề xuất phạt tới 50 triệu nếu lập hội, nhóm trên mạng vu khống người khác

Thứ 6, 03/05/2024 | 15:00
Ngày 2/5, Bộ Tư pháp đã công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất VNeID trong dịch vụ công trực tuyến

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:29
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thống nhất sử dụng một tài khoản là VNeID trong thực hiện thủ tục hành chính từ ngày 1/7/2024.

Làm căn cước từ ngày 1/7, có bắt buộc thu thập ADN và giọng nói?

Thứ 6, 03/05/2024 | 10:28
Nhiều người thắc mắc từ 1/7/2024 khi đi làm căn cước mới có bắt buộc phải cung cấp thông tin ADN, giọng nói không và việc cung cấp thông tin mống mắt sẽ như thế nào?

Đề xuất 35 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội

Thứ 6, 03/05/2024 | 08:05
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội.

Đề xuất đưa Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS vào thực tiễn từ 1/7/2024

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:56
Các Bộ, ngành liên quan đang đề xuất cho phép Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7, sớm hơn 6 tháng so với quyết định cũ.
     
Nổi bật trong ngày

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất VNeID trong dịch vụ công trực tuyến

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:29
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thống nhất sử dụng một tài khoản là VNeID trong thực hiện thủ tục hành chính từ ngày 1/7/2024.

Các trường hợp người sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất không được cấp "sổ đỏ"

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:36
Quy định “các trường hợp không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất” là điểm mới của Luật Đất đai 2024.

Đề xuất đưa Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS vào thực tiễn từ 1/7/2024

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:56
Các Bộ, ngành liên quan đang đề xuất cho phép Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7, sớm hơn 6 tháng so với quyết định cũ.

Làm căn cước từ ngày 1/7, có bắt buộc thu thập ADN và giọng nói?

Thứ 6, 03/05/2024 | 10:28
Nhiều người thắc mắc từ 1/7/2024 khi đi làm căn cước mới có bắt buộc phải cung cấp thông tin ADN, giọng nói không và việc cung cấp thông tin mống mắt sẽ như thế nào?

Phát huy nguồn lực từ kiều bào: Định vị và xây dựng thương hiệu Tp.HCM

Thứ 5, 02/05/2024 | 09:00
Việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Tp.HCM sẽ được tăng cường hơn, nhằm thu hút nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp cho Tp.HCM.