Rác thải điện tử tràn ngập châu Á và hiểm họa khôn lường

Rác thải điện tử tràn ngập châu Á và hiểm họa khôn lường

Thứ 2, 16/01/2017 | 16:36
0
Nhu cầu sử dụng đồ điện tử ở châu Á gia tăng khiến lượng rác thải điện tử tăng mạnh và điều này làm tăng nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người.

Theo báo The Guardian, lượng rác thải điện tử đang tăng mạnh ở châu Á và điều này làm tăng nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người cũng như môi trường sống.

Rác thải điện tử đang tăng mạnh ở khắp các nước châu Á. Khi mà thu nhập cao hơn, đời sống tăng, có tới hàng trăm triệu người dùng điện thoại thông minh và số lượng người dùng các thiết bị điện tử khác nhiều lên, một nghiên cứu của Liên Hợp Quốc cho hay.      

Số rác thải điện tử ở châu Á đã tăng 63% trong giai đoạn 2010-2015. Chỉ tính riêng năm 2015, con số này đạt mức 12,3 triệu tấn, báo cáo mới của Trường ĐH Liên Hiệp Quốc (Nhật Bản) cho biết.  

Cuộc sống xanh - Rác thải điện tử tràn ngập châu Á và hiểm họa khôn lường

Người đàn ông bên đống chất thải điện tử tại một bãi phế liệu ở Trung Quốc.

Ruediger Kuehr, người đứng đầu một chương trình nghiên cứu về tác động của rác thải với môi trường cho biết: “Nhiều nước thiếu sự quản lý rác thải điện tử nên khối lượng rác thải điện tử tăng lên nhanh chóng và trở thành nguy cơ đáng kể”.

Theo báo cáo, lý do khiến châu Á có nhiều rác thải điện tử như vậy là bởi người tiêu dùng ngày càng giàu có và có thói quen mua, đổi các mặt hàng điện tử như điện thoại, máy tính bảng, tủ lạnh, máy tính và ti vi.

Riêng ở Trung Quốc, lượng rác thải điện tử tăng hơn gấp đôi trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2015. Còn Hồng Kông, chỉ trong năm 2015, trung bình lượng rác thải điện tử là 21.7kg/người/năm. Trong khi đó, con số này ở Singapore và Đài Loan là 19kg/người.

Campuchia, Việt Nam và Philippines là những nước trong khu vực châu Á có rác thải điện tử thấp nhất, với trung bình khoảng 1kg/người.

“Người tiêu dùng ở châu Á hiện nay thay thế thiết bị điện tử thường xuyên hơn. Thêm vào đó, nhiều sản phẩm được thiết kế nhằm giúp sản xuất với chi phí thấp mà không thể sửa chữa, khôi phục hoặc tái chế dễ dàng”, báo cáo nhận định.

Nhu cầu sử dụng đồ điện tử gia tăng khiến lượng rác thải điện tử tăng. Tuy nhiên, theo cuộc nghiên cứu, hiện không có nhiều quốc gia được trang bị tốt để đối phó nạn rác thải từ những đồ điện tử như điện thoại thông minh, máy tính, tivi, máy điều hòa, máy giặt....

Hiện nay, chỉ một số quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản… là có hệ thống tái chế rác thải điện tử tương đối tốt.

Vì lẽ đó nên vấn đề đặt ra là các nước cần phải ban hành quy định, luật lệ cụ thể về quản lý chất thải điện tử và thực hiện nghiêm ngặt những quy định, luật về quy chế xả thải hiện có. Đã đến lúc gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho các nhà hoạch định chính sách và người tiêu dùng đồ điện tử, báo cáo cho biết.

Thanh Hiền

 

Cùng tác giả

Tạo xung lực mới cho tăng cường hợp tác Việt Nam - Uzbekistan

Thứ 2, 18/03/2024 | 22:10
Ngày 18/3, tại Nhà khách Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đón và tiến hành hội đàm với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Uzbekistan Bakhtiyor Saidov.

Nga là một trong những đối tác ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam

Thứ 2, 04/03/2024 | 12:30
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định Việt Nam hết sức coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác chiến lược toàn diện với Nga, một trong những đối tác ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Ngoại giao kinh tế 2024: Đẩy mạnh bán dẫn, công nghệ cao

Thứ 6, 23/02/2024 | 10:50
Chiều tối 22/2, tại Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì hội nghị triển khai công tác Ngoại giao kinh tế năm 2024 phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Việt Nam là đối tác quan trọng của New Zealand ở khu vực

Thứ 4, 24/01/2024 | 20:21
Chiều 24/01, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand Winston Peters.

Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam-Đức trên tất cả các lĩnh vực

Thứ 4, 24/01/2024 | 19:17
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn coi trọng vai trò, vị thế của Đức tại khu vực và trên thế giới; mong muốn làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam-Đức trên tất cả các lĩnh vực.