Sao phường, xã 'từ chối' chứng thực văn bản có tiếng nước ngoài?

Sao phường, xã 'từ chối' chứng thực văn bản có tiếng nước ngoài?

Thứ 5, 30/05/2013 | 16:20
0
Những bất cập trong công tác công chứng, chứng thực tại Hà Nội khiến người dân gặp phải vô số khó khăn mới có thể tiếp cận với các thủ tục hành chính.

Từ chối chứng thực là làm "làm khó" dân?

Hiện nay, cán bộ tại nhiều phòng công chứng, chứng thực trên địa bàn Hà Nội đang phải "bất đắc dĩ" " ngồi chơi". Trong khi ở bộ phận một cửa cấp quận lại đang xảy ra tình trạng quá tải, gây bức xúc trong nhân dân. Đơn cử như ở bộ phận một cửa của Phòng Tư pháp - Thống kê quận Đống Đa (Hà Nội).

Trao đổi về vấn đề này, bà Lê Thị Thu Giang, phó trưởng phòng Tư pháp Đống Đa cho biết, kể từ khi Nghị định 04 (04/2012/NĐ-CP) có hiệu lực, trên địa bàn quận Đống Đa việc áp dụng các quy định về chứng thực văn bản song ngữ đã được triển khai thực hiện. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là tất cả các phường nhận được yêu cầu này đã từ chối chứng thực vì cho rằng không thuộc thẩm quyền.

Thêm nữa, quận Đống Đa hiện có 21 đơn vị hành chính, các phường không được chứng thực văn bản song ngữ nên người dân có nhu cầu đều đến cấp quận để thực hiện giao dịch. Khi đó, nếu tất cả các việc này đổ dồn về Phòng Tư pháp thì sẽ không làm xuể vì biên chế có hạn, nhu cầu lại quá lớn.

Xã hội - Sao phường, xã 'từ chối' chứng thực văn bản có tiếng nước ngoài?
Bà Lê Thị Hương Giang - phó phòng Tư pháp quận Đống Đa - Hà Nội trao đổi với PV.

“Trước đây thực hiện Thông tư 03 vấn đề này không có vướng mắc nhưng bắt đầu từ khi triển khai Nghị định 04 thì sự việc trở nên rắc rối do quy định chưa cụ thể, rõ ràng. Nhiều xã, phường hiểu việc chứng thực văn bản song ngữ chỉ có Phòng Tư pháp cấp quận, huyện mới được làm nên đã từ chối dân” - bà Giang cho biết.

Cũng theo bà Giang, UBND cấp xã, phường nên có chức năng giao dịch chứng thực văn bản song ngữ để người dân đỡ phải đi lại và cũng để giảm tải cho cấp quận. Từ chối chứng thực là việc làm rất có thể đang “làm khó” cho người dân.

"Qua công tác thực hiện, kiểm tra quận Đống Đa được làm việc với các ban ngành, thành phố đều đã kiếm nghị có thể chỉnh sửa, bổ sung các văn bản dưới luật (Luật Công chứng) tạo cơ chế đặc thù ở Hà Nội và TP. HCM để tháo gỡ vấn đề này rồi.

Trong thời gian chờ văn bản cụ thể, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức vận hành bộ máy một cửa nhằm đáp ứng nhu cầu của công dân tốt nhất. Có thể mở rộng chức năng sao y bản chính xuống cả cấp xã, phường để gần với dân hơn?" - bà Giang kiến nghị.

Theo ghi nhận của PV, tại bộ phận một cửa của các quận Cầu Giấy, Hà Đông, huyện Từ Liêm… cũng xảy ra tình trạng quá tải, cán bộ không giải quyết được nhu cầu của công dân trong ngày. Ở bộ phận một cửa cấp cở sở chỉ có những phường có giao thông thuận tiện thì mới nhiều việc hơn một chút, còn phường nào chật hẹp, đi lại khó khăn ít thấy người dân đến giao dịch.

Xã, phường làm tốt nhất?

Xác nhận tình trạng nhiều phường, xã trên địa bàn Hà Nội đang “từ chối” chứng thực văn bản song ngữ là có thật, ông Nguyễn Mạnh Dũng, phó chủ tịch phường Phương Liên (Đống Đa) cho hay: “Thực tế là UBND phường cũng có công dân đến bộ phận một cửa để giao dịch công chứng, chứng thực văn bản song ngữ và văn bản có tính chất song ngữ. Tuy nhiên, do Nghị định 04 của Chính phủ và văn bản số 2428/STP-HCTP của Sở Tư pháp Hà Nội ban hành thì cấp phường không được làm nữa.

Ở phường chúng tôi cũng đã có trường hợp người dân đến đề nghị chứng thực văn bản song ngữ nhưng đành phải từ chối vì trên đã quy định như vậy rồi”.

Xã hội - Sao phường, xã 'từ chối' chứng thực văn bản có tiếng nước ngoài? (Hình 2).

Công tác công chứng, chứng thực ở cấp xã, phường đang thực sự nhàn rỗi?

Ông Vũ Ngọc Tuấn ở thị trấn Cầu Diễn (huyện Từ Liêm) là người có công việc thường phải giao dịch công chứng, chứng thực bằng các văn bản sử dụng tiếng nước ngoài cho biết:

“Đúng là từ khi Nhà nước thực hiện cải cách hành chính nhân dân chúng tôi giảm bớt áp lực đi lại như việc thực hiện công chứng ở một nơi như trước. Tuy nhiên, việc chỉ công chứng, chứng thực loại văn bản song ngữ ở cấp quận, huyện thực sự gây phiền hà cho người dân.

Vì cấp quận, huyện chỉ có một, còn cấp xã, phường sẽ nhiều hơn nhưng lại không được làm. Tôi mong muốn cấp xã, phường sẽ có thêm chức năng công chứng, chứng thực văn bản song ngữ để người dân đỡ vất vả hơn”.

Khi được hỏi về vấn đề này, nhiều người dân cũng đồng tình với việc cấp xã, phường của Hà Nội được công chứng, chứng thực ngay tại bộ phận một cửa ở cấp cơ sở. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân hơn và nhất là không để xảy ra tình trạng chỗ ngồi “chơi”, nơi quá tải như hiện nay.

Theo Tri thức trẻ

Bản sao chứng thực có thời hạn bao lâu?

Thứ 6, 10/05/2013 | 11:59
Nhiều người khi thực hiện các thủ tục hành chính, hay cung cấp tài liệu, văn bằng, hồ sơ đến các cơ quan tiếp nhận bị “gặp rắc rối” do bản sao giấy tờ chứng thực đã vượt quá thời hạn. Vậy quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này như thế nào?

Hà Nội thanh tra, kiểm tra chặt chứng thực, hộ tịch

Thứ 4, 03/04/2013 | 09:12
Mới đây, đoàn thanh tra do Thanh tra Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp cùng Sở Tư pháp Hà Nội tổ chức thanh tra về công tác chứng thực, hộ tịch tại 18 quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Nên giao phường, xã chứng thực việc mua bán xe

Thứ 4, 13/03/2013 | 08:28
Mua bán chiếc xe máy cũ có 2-3 triệu đồng mà phải đi hàng chục kilomet để công chứng thì không ổn.

Không phải chứng thực sổ hộ khẩu khi đăng ký kết hôn

Thứ 4, 15/05/2013 | 09:36
Bắt đầu từ ngày hôm nay (15/5/2013), hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài không cần phải công chứng, chứng thực bản sao sổ hộ khẩu và giấy tờ chứng minh về nhân thân.