Tách, nhập sở:

Tách, nhập sở: "Sợ nhất là loại bỏ người không cùng vây cánh"

Dương Thị Thu
Thứ 2, 02/04/2018 | 07:17
24
Bộ Nội vụ vừa thông tin về dự thảo 2 nghị định liên quan đến việc tách, nhập sở, ngành theo tinh thần Nghị quyết 18 của Hội nghị Trung ương 6, khóa XII. Có nhiều ý kiến băn khoăn, quy định trong dự thảo chưa rõ ràng, sẽ gây khó cho quá trình thực hiện.

Không cẩn thận, khi tách nhập xong lại “bội thực” cấp phó, hoặc xuất hiện tình trạng lợi dụng chủ trương để loại bỏ những người không cùng vây cánh, nhóm lợi ích.

Về vấn đề này, ĐBQH Phạm Văn Hòa, Ủy viên ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã có những nhìn nhận thẳng thắn với PV báo Người Đưa Tin.

Tách, nhập sở: 'Sợ nhất là loại bỏ người không cùng vây cánh'

ĐBQH Phạm Văn Hòa cho rằng, việc sáp nhập sở phải tính toán kỹ.

PV:  Thưa ông, qua nội dung bộ Nội vụ đã thông tin, ông băn khoăn những điểm gì trong dự thảo nghị định về tách, nhập sở?

ĐBQH Phạm Văn Hòa: Bộ Nội vụ tham mưu cho Chính phủ để ban hành nghị định về thực hiện Nghị quyết của Đảng cũng như Nghị quyết của Quốc hội là bước đột phá và chấp hành rất kịp thời.

Với nhóm 1 là các sở được tổ chức thống nhất trên phạm vi cả nước (gồm: Nội vụ, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Lao động, Thương binh và Xã hội, Y tế, Thanh tra, VP UBND tỉnh-PV), tôi thấy hợp lý. Còn những sở, ngành khác, bộ Nội vụ cần có khung để giới hạn, ví dụ mỗi tỉnh, thành là 12 hay 15 sở chẳng hạn.

Trong dự thảo có đề cập: “Về khung số lượng các sở sau khi sắp xếp, bộ Nội vụ đưa ra 2 phương án: Phương án 1 quy định tổng số lượng sở sau khi thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập, thành lập hoặc không thành lập, bảo đảm tổng số lượng sở sau khi sắp xếp không vượt quá số lượng sở hiện có; phương án 2 quy định tổng số lượng sở sau khi thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập, thành lập hoặc không thành lập, bảo đảm số lượng sở tối đa của từng địa phương theo phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh”.

Quy định vậy là chung chung, các tỉnh họ đều muốn tối đa giữ nguyên các sở như phương án 1 thì tinh giản làm sao? Quy định mở như vậy có địa phương thực hiện, có địa phương không thực hiện.

Ở phương án 2, cần kèm theo tiêu chí về dân số. Bởi, hiện nay, đơn vị hành chính chưa được phân loại: Loại 1, loại 2, loại 3… với cấp tỉnh. Quy định này sẽ là kẽ hở để các địa phương lách luật, không muốn cắt giảm. Tôi thấy cần tính toán cụ thể, chi tiết hơn.

Tách, nhập sở: 'Sợ nhất là loại bỏ người không cùng vây cánh' (Hình 2).

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo 2 nghị định liên quan đến vấn đề sáp nhập sở.

PV:  Khi sáp nhập sở, ngành, một điều đáng lưu ý là vấn đề giải quyết việc làm cho số cán bộ dôi dư. Theo ông thì cần tính toán như thế nào cho hợp lý?

ĐBQH Phạm Văn Hòa: Nghị định cần quy định rõ một sở, ngành có bao nhiêu phó giám đốc sau khi sáp nhập. Với số phó giám đốc dôi dư, phải thực hiện giải quyết chính sách cho họ, không thể như thời gian qua, tồn tại một sở nhiều phó giám đốc khiến dư luận bức xúc.

Do vậy, cần làm sao để sau khi nhập, số dôi dư không tồn tại, được sắp xếp làm những nhiệm vụ khác. Chính vì thế, tôi muốn nhấn mạnh đến khung cán bộ ở trên, cũng là để giải quyết chính sách đối với cán bộ dôi dư.

Chúng ta thực hiện tinh giản biên chế, nên phải có chính sách cụ thể để những cán bộ dôi dư được hưởng chính sách. Họ sẽ thực hiện việc điều chuyển công việc hoặc tìm công việc mới phù hợp trình độ, năng lực một cách vui vẻ, tâm phục, khẩu phục.

Sắp xếp tổ chức bộ máy bước đầu sẽ khó khăn, ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm vì đây là vấn đề con người, rất phức tạp. Con người là gốc của mọi công việc nên cần có sự tế nhị, quy trình đảm bảo tinh giản được bộ máy thuận trên, vừa dưới. Cấp dưới được tinh giản cũng sẽ có thái độ, tinh thần chấp hành tốt, thoải mái hưởng ứng chính sách.

Không thể để sáp nhập xong lại đẻ vị trí mới, dưới sở lập thêm nhiều trung tâm, nhiều phòng để “bố trí” cho hết cán bộ, ví dụ như trước đây khi nhập các bộ thành ra nhiều tổng cục. Như vậy, dù giảm đầu mối nhưng bộ máy lại không hề giảm, biên chế không giảm là không được. Giảm đầu mối phải đi cùng giảm tổ chức bộ máy và biên chế mới phù hợp tình hình con người.

PV: Việc thực hiện chủ trương cần tránh điều gì, thưa ông? 

ĐBQH Phạm Văn Hòa: Đây là vấn đề con người nên phải hết sức thận trọng, khách quan, công tâm, vô tư, tham khảo nhiều luồng ý kiến để thực hiện nhiệm vụ cho phù hợp. Không thể lãng phí về ngân sách Nhà nước, nguồn nhân lực, ảnh hưởng đến công việc chung.

Rõ ràng trong bộ máy hiện nay có những người thiếu chuyên môn, không đủ năng lực, trình độ, sức khỏe… Nhưng việc sáp nhập sở, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế phải thận trọng, khách quan, không vì việc này mà loại ra khỏi bộ máy những người không "ăn cánh", không đồng nhất với mình. Tuyệt đối không lợi dụng chủ trương để loại trừ những người không cùng nhóm lợi ích với mình.

PV:  Trong dự thảo lần này cũng đề cập đến Văn phòng UBND cấp tỉnh, nếu thực hiện thí điểm hợp nhất với Văn phòng HĐND cấp tỉnh và Văn phòng đoàn ĐBQH thành một văn phòng tham mưu, giúp việc chung thì đổi tên thành Văn phòng chính quyền địa phương cấp tỉnh. Là một ĐBQH giữ chức Phó trưởng đoàn chuyên trách ở địa phương, ông nhận định việc hợp nhất này có khó khăn, vướng mắc gì?

ĐBQH Phạm Văn Hòa: Hợp nhất cơ quan tham mưu của cơ quan lập pháp với cơ quan hành pháp giống như “vừa đá bóng, vừa thổi còi” thì sẽ có những vướng mắc. Tất nhiên sẽ thực hiện thí điểm ở các địa phương, nhưng chắc chắn phải sửa đổi luật Tổ chức chính quyền địa phương và luật Tổ chức Quốc hội thì mới sáp nhập được.

Còn về tên gọi, tôi nghĩ cũng cần xem xét lại. Dự thảo lần này, theo tôi còn chung chung và bộ Nội vụ cần tính toán lại để thực hiệp tách, nhập sở một cách thận trọng, khách quan.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Sáp nhập sở: Nếu cứ tốt đẹp, vui vẻ thì khó tinh giản

Thứ 3, 28/03/2017 | 19:40
ĐBQH Bùi Văn Xuyền cho rằng: "Đề xuất sáp nhập sở của bộ Nội vụ rất đúng đắn và xác đáng. Nếu cứ tốt đẹp, vui vẻ với nhau rất khó để cải cách".

Đề xuất sáp nhập Sở: Chánh Văn phòng bộ Nội vụ nói gì?

Thứ 3, 28/03/2017 | 07:30
Liên quan đến đề xuất sáp nhập một số Sở đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, Chánh Văn phòng bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Thành cho biết, nhiều ý kiến ủng hộ nhưng cũng nhiều nơi đề nghị cân nhắc.

Sở Nội vụ họp khẩn về việc Trung tâm giáo dục TX Hà Tây bị sáp nhập

Thứ 3, 20/12/2016 | 12:13
Ngày 19/12, lãnh đạo Trung tâm GDTX Hà Tây (TP.Hà Nội) cho biết, đơn vị này đã chuẩn bị đầy đủ các tài liệu cần thiết cho buổi họp tại Sở Nội vụ Hà Nội.
Cùng tác giả

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai: Đầu tư công hiếm nơi nào như Việt Nam

Thứ 2, 29/10/2018 | 09:44
Đề cập đến vấn đề đầu tư công dàn trải thời gian qua, ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (TP.Hà Nội) cho rằng, từ “đầu tư dàn trải” trở nên quen thuộc.

Tín dụng đen tạo ra “chị Dậu thời đại mới”

Thứ 6, 26/10/2018 | 15:27
Thảo luận về kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại, băn khoăn về tình trạng tín dụng đen hoành hành gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

"Chúng ta không được phép quên những hy sinh của thế hệ cha anh"

Thứ 6, 27/07/2018 | 08:30
Trong 71 năm qua, với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn luôn quan tâm chăm lo công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng.

"35 cảnh sát cơ động được tổ chức ôn thi rất kỹ"

Thứ 6, 20/07/2018 | 06:00
PV báo Người Đưa Tin có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Lê Vân, Cục trưởng cục An ninh chính trị nội bộ A83, (bộ Công an) về những bất thường trong điểm thi THPT Quốc gia 2018 tại Lạng Sơn, nơi có 35 cảnh sát cơ động dự thi.

Nguyên ĐBQH Phạm Thị Mỹ Lệ đột ngột qua đời

Thứ 4, 04/07/2018 | 11:26
Bà Phạm Thị Mỹ Lệ, đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước khóa XIII đột ngột qua đời sau khi đến một cơ sở làm đẹp trên địa bàn.
Cùng chuyên mục

Đà Nẵng rộn ràng với mùa du lịch biển

Thứ 7, 27/04/2024 | 21:08
Để mùa du lịch Biển thành công, các hộ kinh doanh ký cam kết niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết.

Cát Bà và Đồ Sơn thưa khách trong ngày đầu nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:56
Dự kiến kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, 2 khu du lịch Đồ Sơn và Cát Bà ở Hải Phòng đón khoảng 390.000 lượt du khách trong nước và quốc tế.

Khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ hy sinh trên tuyến đường 1C

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:33
Ngày 27/4, tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ, lực lượng vũ trang nhân dân và thanh niên xung phong hy sinh trên tuyến đường 1C.

Cơ hội vàng cho bóng đá Việt Nam đang mở

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:54
Kỷ niệm 35 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Brazil năm nay sẽ ghi dấu ấn bằng những sự kiện văn hoá chưa từng có và đặc biệt là nhịp cầu tuyệt vời cho Bóng đá (BĐ) mà Cộng hoà Liên bang Brazil muốn dành cho Việt Nam.

Quảng Ninh: Tìm thấy nạn nhân cuối trong vụ lật thuyền ở Quảng Yên

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:41
Lực lượng tìm kiếm đã tìm thấy thi thể toàn bộ 4 nạn nhân của vụ lật thuyền nan xảy ra trên luồng sông Chanh ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
     
Nổi bật trong ngày

Lời chia buồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:14
Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin cùng tập thể cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên xin gửi lời chia buồn tới bà Nguyễn Diệu Hương Ly – Nhân viên  Ban Trị sự.

Cơ hội vàng cho bóng đá Việt Nam đang mở

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:54
Kỷ niệm 35 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Brazil năm nay sẽ ghi dấu ấn bằng những sự kiện văn hoá chưa từng có và đặc biệt là nhịp cầu tuyệt vời cho Bóng đá (BĐ) mà Cộng hoà Liên bang Brazil muốn dành cho Việt Nam.

Quảng Ninh: Tìm thấy nạn nhân cuối trong vụ lật thuyền ở Quảng Yên

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:41
Lực lượng tìm kiếm đã tìm thấy thi thể toàn bộ 4 nạn nhân của vụ lật thuyền nan xảy ra trên luồng sông Chanh ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Tp.HCM: Đánh giá kỹ khi đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm Metro 2

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:00
Để thực hiện dự án tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương), có hơn 400 cây xanh phải di dời, đốn hạ là điều khiến người dân quan tâm.

Người dân Hải Phòng có thể thưởng thức pháo hoa mỗi dịp cuối tuần

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:41
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa đồng ý với đề nghị của UBND Tp.Hải Phòng về việc tổ chức 1 điểm bắn pháo hoa nổ tầm thấp mỗi tối cuối tuần tại đảo Vũ Yên.