Than - thảm họa đối với Trung Quốc

Than - thảm họa đối với Trung Quốc

Thứ 6, 14/06/2013 | 15:09
0
Trung Quốc đang đứng trước sự lựa chọn hệ trọng giữa than và khí thiên nhiên để bảo đảm an ninh năng lượng. Chuyên viên Sergey Pravosudov, Giám đốc Viện Năng lượng Quốc gia Nga, tuyên bố như vậy khi trả lời phỏng vấn của đài "Tiếng nói nước Nga".

> Thi ảnh Việt Nam Xanh, rinh ngay 100 triệu đồng

Trong khi đó không còn ai cung cấp khí đốt giá rẻ cho Trung Quốc, và các thành phố lớn của nước này ngạt thở vì khói than.

Các chuyên viên của Tổ chức Y tế Thế giới và Ngân hàng Thế giới cảnh báo rằng, các thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới nằm trên lãnh thổ Trung Quốc. Kết luận đã được rút ra sau khi khói mù độc hại trong một vài tuần đã bao phủ hơn một phần ba lãnh thổ Trung Quốc. Ở một số địa phương, nồng độ các chất ô nhiễm gây chết người đã tăng lên 40 lần so với giới hạn được chỉ định. Trung Quốc ngạt thở vì khói than.

Chuyên viên Sergei Pravosudov nói: “Hiện nay, trong cân đối năng lượng Trung Quốc, than chiếm khoảng 70%, quốc gia này đứng số một trên thế về khối lượng than bị đốt cháy. Điều này đã dẫn đến thảm họa môi trường ở các thành phố Trung Quốc. Người dân Bắc Kinh cũng ngạt thở. Rõ ràng là điều này không thể kéo dài mãi – người dân Trung Quốc không muốn chết vì khói độc hại, đặc biệt là tỷ lệ tử vong đã tăng lên đáng kể. Do đó phải chuyển sang các loại nhiên liệu thân thiện hơn với môi trường. Chủ yếu - khí thiên nhiên”.

Việt Nam Xanh - Than - thảm họa đối với Trung Quốc

Photo: RIA Novosti

Trung Quốc đang gia tăng sản xuất khí đốt, nhưng, lượng dự trữ nhiên liệu này ở Trung Quốc là không lớn. Ngoài ra, nhịp độ gia tăng nhu cầu về khí đốt cao hơn nhiều so với năng lực sản xuất nó. Vì vậy có thể nói rằng, Trung Quốc không thể giải quyết vấn đề này dựa vào các cơ sở sản xuất trong nước. Hợp đồng mua khí đốt của Turkmenistan đã giúp phần nào trong tình hình phức tạp này. Cho đến gần đây, Trung Quốc đã nhập khí gas với mức giá thấp hơn so với người tiêu dùng châu Âu phải trả khi mua khí đốt của Nga.

Trong khi đó, theo ý kiến của ông Sergei Pravosudov, ở Trung Quốc đã kết thúc thời kỳ "Thiên đường khí Turkmen": “Gần đây, công ty phân tích năng lượng quốc tế Argus Media đưa tin rằng, Turkmenistan tăng giá khí đốt cho Trung Quốc. Bây giờ Trung Quốc phải trả giá tương tự như các khách hàng của "Gazprom" ở châu Âu. Đồng thời Trung Quốc phải gia tăng khối lượng mua khí hóa lỏng. Giá khí hóa lỏng không thấp hơn mà nhiều khi cao hơn so với giá mà khách hàng của "Gazprom" ở châu Âu phải trả. Tất cả các lập luận của Trung Quốc để mua khí đốt với giá rẻ đều tan vỡ bởi vì bây giờ không còn ai làm như vậy”.

Theo dự đoán của ông Sergey Pravosudov, Trung Quốc sẽ sớm ký hợp đồng với Gazprom về cung cấp khí đốt: “Trung Quốc luôn luôn muốn nhận khí đốt của "Gazprom" với mức giá thấp hơn so với khách hàng châu Âu. Nhưng, Nga không thể chấp nhận điều đó, bởi vì nếu làm như vậy thì khách hàng châu Âu cũng sẽ yêu cầu hạ giá khí gas. Rõ ràng là không được giết chết thị trường cũ để tiếp cận thị trường mới. Do đó, mức giá phải ngang nhau”.

Tình hình trên thị trường khí đốt quốc tế cũng như thảm họa môi trường đang leo thang ở Trung Quốc thúc đẩy nước này đẩy nhanh tiến độ đàm phán với Nga về việc nhập khẩu khối lượng lớn khí đốt. Vào tháng Ba, ở Matxcơva, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khẳng định ý định của Trung Quốc bắt đầu mua lượng lớn khí gas của Nga.

Theo Tiếng nói nước Nga

Trung Quốc: Nước sông ô nhiễm khiến hải sản cũng biến mất

Thứ 5, 13/06/2013 | 15:22
Bộ bảo vệ môi trường Trung Quốc khẳng định hơn 80% diện tích nước tại khu vực biển Hoa Đông gần tỉnh Chiết Giang bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp từ các dòng sông đổ ra. Ô nhiễm nước khiến ngư dân điêu đứng bởi hải sản hầu như biến mất.

Chìa khóa giảm thiểu ô nhiễm môi trường khu công nghiệp

Thứ 4, 12/06/2013 | 10:00
Trước những tác động tiêu cực tới môi trường như gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, đất, không khí với sự gia tăng các chất thải rắn nguy hại, khu công nghiệp (KCN) được xem là một trong những tác nhân làm suy thoái môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cộng đồng dân cư.

Chất thải bồn cầu đang gây ô nhiễm nguồn nước ngầm

Thứ 4, 12/06/2013 | 10:01
Ông Lê Kế Sơn, phó tổng cục trưởng, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), cho biết hiện nay, cả nước có gần 90 triệu người sử dụng bồn cầu, xả khối lượng lớn chất thải trực tiếp ra môi trường.

Ô nhiễm môi trường nước ở Đà Lạt: Nỗi lo lớn dần

Thứ 3, 11/06/2013 | 14:29
Tại Đà Lạt, cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng tổ chức báo cáo thông qua đề án điều chỉnh quy hoạch chung khu du lịch Tuyền Lâm, khu du lịch được xem là “Đà Lạt thứ hai của Lâm Đồng”.

Nam Định: Kênh mương 'chết đen' vì ô nhiễm

Thứ 2, 10/06/2013 | 09:06
Từ nhiều năm trở lại đây, tình trạng rác thải sinh hoạt, xác gia súc, gia cầm chết tràn lan dọc kênh mương thoát nước đoạn qua xóm Đông, thôn Phong Lộc, xã Nam Phong, thành phố Nam Định đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Người dân nơi đây phải sống chung với các loại rác thải, mùi hôi thối, nồng nặc và khó chịu.