Thi THPT Quốc gia 2018: Vạch trần thiết bị gian lận

Thi THPT Quốc gia 2018: Vạch trần thiết bị gian lận

Thứ 6, 22/06/2018 | 17:02
0
Rất nhiều thiết bị siêu nhỏ, tinh vi từng được sử dụng để gian lận trong kỳ thi THPT được phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (PC50) chỉ ra.

Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 chỉ còn vài ngày nữa sẽ chính thức diễn ra. Lãnh đạo phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC50) - Công an TP.Hà Nội đã chỉ ra một số loại thiết bị tinh vi có thể sử dụng để gian lận trong thi cử.

Đây cũng là một trong các nội dung quan trọng được nhấn mạnh tại Hội nghị hướng dẫn coi thi THPT Quốc gia năm 2018 vừa được sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức sáng nay 22/6.

Thi THPT Quốc gia 2018: Vạch trần thiết bị gian lận

Thượng tá Hạ Thị Hằng chỉ ra những thiết bị gian lận được sử dụng. Ảnh Đình Tuệ.

Thượng tá Hạ Thị Hằng - Phó Trưởng phòng PC50 (Công an TP.Hà Nội) cho biết, qua nắm bắt tình hình thời gian gần đây cho thấy, trên mạng xã hội thường xuyên xuất hiện nhiều trang rao bán các thiết bị không dây, siêu nhỏ được sử dụng để gian lận trong thi cử.

Qua công tác đấu tranh, từ năm 2015 đến nay, Công an TP.Hà Nội đã chủ động lên kế hoạch đảm bảo công tác an ninh trong thi cử. Trong đó, PC50 tiến hành rà soát và phát hiện, kiểm tra xử lý các trang bán các mặt hàng trên.

Thông thường, cấu tạo của các loại thiết bị gian lận thi cử sẽ có hai bộ phận chính gồm: Hạt tai nghe siêu nhỏ (dùng để cho vào trong lỗ tai) và thiết bị thu phát sóng.

Đối với thiết bị có vòng dây đeo bằng đồng, thường giấu trong trang phục có chức năng tạo ra từ trường gây rung hạt nam châm đã được bỏ sẵn trong lỗ tai. Muốn sử dụng phải được kết nối vào tai nghe điện thoại di động, gắn với pin 9V, sử dụng điện thoại giấu trong người. Người ở ngoài phòng thi sẽ gọi điện thoại vào trong cho thí sinh, khi cần kết nối có thể nghe được.

Viên nam châm có kích thước rất nhỏ từ 1,5 - 3mm bỏ vào tai chạm sát màng nhĩ. Khi tương tác, viên nam châm sẽ rung màng nhĩ, người nghe có thể nghe được tín hiệu.

Với thiết bị vòng đeo bằng đồng, thí sinh có thể gắn dây đeo khâu chìm vào cổ áo của thí sinh. Nếu cán bộ coi thi không để ý sẽ không thể phát hiện ra vòng dây này.

Thi THPT Quốc gia 2018: Vạch trần thiết bị gian lận (Hình 2).

Kỳ thi THPT Quốc gia 2018 sẽ được kiểm tra giám sát nghiêm ngặt.

Với các thiết bị không dây mà chỉ cần một chiếc sim điện thoại gắn vào thiết bị nhỏ bằng bao diêm có thể dễ dàng bỏ trong túi quần để gian lận. Có những loại hạt tai nghe siêu nhỏ, thí sinh có thể đút sâu trong màng nhĩ mà khi muốn rút ra bắt buộc phải dùng nam châm mới hút ra được.

Ngoài ra, lãnh đạo PC50 cũng lưu ý: “Một loại thiết bị nữa mà cán bộ coi thi cần đặc biệt chú ý chính là thiết bị có hình dạng giống như một chiếc thẻ ATM. Thẻ này có thể lắp sim kết nối với tai nghe hạt đậu. Nguyên lý hoạt động của thiết bị dạng này khá đơn giản, chỉ cần một sim điện thoại cắm vào khe cắm sim trên bộ phận thu phát sóng.

Thiết bị này nhìn bề ngoài tương tự như thẻ ATM, nếu giám thị coi thi không chú ý mà nghĩ đây chỉ là vật dụng cá nhân không ảnh hưởng đến kỳ thi. Dạng thẻ này thí sinh có thể để trong hộp bút, khoảng cách nói chuyện có thể là 50cm, bên cạnh có khe để lắp thẻ sim và một khe để sạc pin. Nếu người ở ngoài phòng thi gọi vào đúng số của sim này là có thể tương tác được với thí sinh bên trong.

Không chỉ có vậy, thí sinh cũng có thể sử dụng thiết bị gian lận có hình dạng giống với các loại máy tính CASIO. Nhưng các loại máy tính đó thí sinh lại được phép mang vào phòng thi. Trong các thiết bị này, đối tượng đã cài các thiết bị gian lận như có 1 khe lắp sim thẻ, có pin và một vòng dây đồng. Có thể kết nối với hạt đậu siêu nhỏ trong khoảng cách chưa đến 50cm.

Cách nhận biết dễ nhất đó là trọng lượng của thiết bị này nặng hơn các máy tính bình thường. Hay các thí sinh có thể sử dụng các loại thiết bị giống như vật dụng thông thường khác như chìa khóa cửa, khóa ô tô, khóa xe máy nhưng trong đó vẫn có ổ lắp sim, ổ sạc pin và tai nghe. Cách thức sử dụng cũng tương tự các thiết bị gian lận khác.

Đối với các loại thiết bị không dây, cán bộ coi thi sẽ rất khó phát hiện nên phải rất cẩn thận rà soát. Kể cả một chiếc bút ghi hay một chiếc đồng hồ đeo tay của thí sinh cũng cần phải rà soát kỹ để tránh gian lận trong thi cử.

Thi THPT Quốc gia 2018: Vạch trần thiết bị gian lận (Hình 3).

Kỳ thi THPT Quốc gia sẽ chính thức bắt đầu từ 25 đến 27/6/2018.

Cách phát hiện các thiết bị có thể dùng để gian lận thi cử chính là ở trọng lượng của thiết bị sẽ nặng hơn thiết bị thông thường; muốn kết nối thì khoảng cách kết nối không quá 50cm; có cổng kết nối với sạc, có cổng lắp sim điện thoại...

Lãnh đạo PC50 cũng cho hay, các cán bộ coi thi cần quan sát thật kỹ thái độ, biểu hiện của các thí sinh trong phòng thi. Nếu thí sinh nào gian lận thì biểu hiện sẽ rất khác. Nếu thí sinh có các biểu hiện bất thường thì cán bộ giám thị cần đặc biệt chú ý. Cố gắng tuyệt đối không được để lọt đề thi ra ngoài vì sẽ tạo cơ hội cho người ở ngoài biết đề và tìm cách "tuồn" đáp án vào trong phòng.

Vi phạm quy chế thi sẽ xử lý theo pháp luật

Về xử lý thí sinh vi phạm quy chế thi, thay vì tước quyền vào học ở các trường ngay trong năm đó và tước quyền tham dự kỳ thi trong 2 năm tiếp theo thì quy chế năm nay có nhiều sửa đổi.

Theo đó, sẽ hủy kết quả thi và lập hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý theo quy định của pháp luật đối với những thí sinh vi phạm một trong các lỗi: giả mạo hồ sơ để hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích; sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp; để người khác thi thay, làm bài thay dưới mọi hình thức; có hành động gây rối, phá hoại kỳ thi; hành hung cán bộ hoặc thí sinh khác; sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi không hợp pháp.

Đặng Thủy-Công Luân

Cô giáo hát nhắn nhủ học sinh trước kỳ thi THPT quốc gia 2018 gây sốt

Thứ 4, 20/06/2018 | 11:52
Dựa trên ca khúc hit Người hãy quên em đi của nữ ca sĩ Mỹ Tâm, cô giáo Ánh Hồng đã chế lại lời thành Người hãy ôn thi đi thu hút sự chú ý.

Clip: Bộ GD&ĐT "vạch mặt" chiêu trò gian lận thi THPT Quốc gia

Thứ 7, 16/06/2018 | 11:36
Việc thí sinh sử dụng công nghệ cao để gian lận trong thi cử không phải chuyện mới, theo bộ GD&ĐT trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 giám thị cần phải đặc biệt chú ý trước những chiêu trò của một số thí sinh.
Cùng tác giả

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Đỉnh cao của nghệ thuật quân sự toàn dân

Thứ 3, 07/05/2024 | 08:00
Với nghệ thuật quân sự tài tình, dân tộc ta đã đưa quân Pháp từ bất ngờ này đến kinh ngạc khác, cuối cùng làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

Phát tán clip đánh ghen lên mạng: Vẫn có thể bị xử lý dù không bị kiện

Thứ 2, 06/05/2024 | 19:01
Hành vi đăng tải, phát tán clip nhạy cảm như đánh ghen hay video đồi truỵ công khai lên mạng xã hội hoặc nhóm chat...dù không bị kiện cáo vẫn có thể bị xử lý.

Bộ Công an cảnh báo thủ đoạn lừa đảo qua đầu tư chứng khoán

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:49
Các đối tượng cung cấp cho nạn nhân các giấy tờ pháp lý của công ty để “con mồi” dễ dàng tra cứu thông tin và tin tưởng rồi theo chỉ dẫn của đối tượng lừa đảo.

Nhiều dấu hiệu vi phạm khi mua bán nhà ở xã hội cũ

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:20
NƠXH muốn bán lại phải đủ thời gian và bán cho đơn vị quản lý hoặc người đủ điều kiện trước tiên, nhưng nhiều người đã "lách luật" để kiếm lời.

Có được phép mua bán, chuyển nhượng "đất công cộng thành phố"?

Thứ 5, 02/05/2024 | 16:16
Thời gian qua, nhiều trang mạng xã hội lan truyền hình ảnh Giấy chứng nhận về “đất công cộng thành phố”. Vậy đất này có được cấp giấy, phân lô, chuyển nhượng không?
Cùng chuyên mục

Một học sinh rơi từ tầng 6 xuống đất sau khi nhắn tin cho mẹ

Thứ 3, 07/05/2024 | 20:41
Mẹ của N. đang làm việc ở Tp. HCM thì nhận được tin nhắn của con mình với nội dung “con tự tử”. Một lúc sau, người nhà phát hiện cháu đã rơi từ tầng 6 xuống đất.

Hà Nội: Chuẩn bị các tình huống phát sinh trong 2 kỳ thi cuối cấp

Thứ 3, 07/05/2024 | 19:56
Sở GD&ĐT Hà Nội cần chuẩn bị các phương án đảm bảo an toàn cho các kỳ thi, tuyển sinh sắp diễn ra trên địa bàn thành phố.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Nhà giáo sẽ được gì khi có luật này?

Thứ 3, 07/05/2024 | 16:14
Luật Nhà giáo phải đảm bảo sự quản lý thống nhất trong toàn ngành, tháo gỡ được vướng mắc, khó khăn của thầy cô hiện nay.

Xét tuyển đại học sớm 2024: Các trường đại học không được thu phí giữ chỗ

Thứ 3, 07/05/2024 | 11:22
Bộ GD&ĐT có lưu ý đặc biệt với các trường đại học về việc tuân thủ nghiêm quy định trong tuyển sinh năm nay.

Bộ GD&ĐT công bố danh mục 20 phương thức xét tuyển

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:18
Với 20 phương thức xét tuyển khác nhau, thí sinh có rất nhiều cơ hội để trúng tuyển vào những ngành học, trường học mà mình mong muốn.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 7/5/2024: Miền Bắc trời dịu mát đến khi nào?

Thứ 3, 07/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (7/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Một học sinh rơi từ tầng 6 xuống đất sau khi nhắn tin cho mẹ

Thứ 3, 07/05/2024 | 20:41
Mẹ của N. đang làm việc ở Tp. HCM thì nhận được tin nhắn của con mình với nội dung “con tự tử”. Một lúc sau, người nhà phát hiện cháu đã rơi từ tầng 6 xuống đất.

Xét tuyển đại học sớm 2024: Các trường đại học không được thu phí giữ chỗ

Thứ 3, 07/05/2024 | 11:22
Bộ GD&ĐT có lưu ý đặc biệt với các trường đại học về việc tuân thủ nghiêm quy định trong tuyển sinh năm nay.

Hà Nội: Chuẩn bị các tình huống phát sinh trong 2 kỳ thi cuối cấp

Thứ 3, 07/05/2024 | 19:56
Sở GD&ĐT Hà Nội cần chuẩn bị các phương án đảm bảo an toàn cho các kỳ thi, tuyển sinh sắp diễn ra trên địa bàn thành phố.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Nhà giáo sẽ được gì khi có luật này?

Thứ 3, 07/05/2024 | 16:14
Luật Nhà giáo phải đảm bảo sự quản lý thống nhất trong toàn ngành, tháo gỡ được vướng mắc, khó khăn của thầy cô hiện nay.