Lo thất thoát lớn từ thu phí đường bộ của xe máy

Lo thất thoát lớn từ thu phí đường bộ của xe máy

Thứ 6, 26/07/2013 | 10:27
0
Không ít chuyên gia bày tỏ sự lo ngại và chỉ ra nhiều điểm bất công bằng từ "thuế đường".

Cán bộ xã, phường vẫn lơ ngơ trước quy định

Ngày 21/7 vừa qua, TP. Hà Nội bắt đầu triển khai thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy. Theo quy định, việc thu phí này sẽ do UBND xã, phường, thị trấn thực hiện. Thời điểm thực thi đã đến, dư luận lại lo lắng là thu sao cho kín kẽ, dùng tiền thu đó sao cho hợp lý.

Xã hội - Lo thất thoát lớn từ thu phí đường bộ của xe máy

Nhiều bất cập nảy sinh từ quy định thu phí đường bộ xe máy.

Theo quy định, UBND xã, phường, thị trấn là cơ quan thu phí đối với xe máy mô tô, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn. Các phường, thị trấn được để lại 10% phí sử dụng đường bộ thu được; đối với các xã được để lại 20% số phí sử dụng đường bộ thu được. Số tiền còn lại cơ quan thu phí phải nộp (hàng tuần) vào tài khoản của Quỹ bảo trì đường bộ địa phương mở tại Kho bạc Nhà nước.

Theo các số liệu được công bố rộng rãi, Hà Nội có trên 4,5 triệu xe máy, được phân bố trên 154 phường, 404 xã và 22 thị trấn. Theo ước tính, với mức thu từ 50.000 - 100.000 đồng/xe, tùy theo dung tích, dự kiến, mỗi năm Hà Nội sẽ thu được khoảng 600 tỷ đồng. Như vậy, việc trích lại từ 10 đến 20% số phí thu được cho xã, phường là một khoản tiền không nhỏ.

Theo tìm hiểu của PV, "lệnh" triển khai thu phí đường bộ đã "phát" đi được 3 ngày nhưng hiện tại, rất nhiều xã phường ở Hà Nội vẫn còn bỡ ngỡ trước thông tin này. Nhiều cán bộ xã cho biết, họ chưa nhận được văn bản hướng dẫn của các cơ quan cấp trên, thậm chí, có người còn khẳng định chưa từng nghe đến quy định này.

Ông Lê Trung Kiên, chủ tịch UBND phường Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: "Tôi cũng được biết, mặc dù theo quy định, ngày 21/7, thành phố bắt đầu triển khai thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy nhưng chúng tôi vẫn chưa nhận được hướng dẫn từ UBND quận Cầu Giấy. Chính vì thế, vào thời điểm này, chúng tôi chưa thể nói sẽ giao cho đơn vị nào đi kiểm soát lượng xe và ai sẽ là người đi thu. Tôi cũng không hiểu vì sao lại có sự chậm trễ này".

Một lãnh đạo công an phường Láng Hạ (Đống Đa, Hà Nội) cũng tỏ ra rất ngạc nhiên với quy định này. Vị này cho biết, hiện nay chúng tôi chưa nhận được sự chỉ đạo nào của các cơ quan cấp trên. Có lẽ, trong mấy ngày tới chúng tôi mới nhận được chủ trương này.

Xã hội - Lo thất thoát lớn từ thu phí đường bộ của xe máy (Hình 2).

Ông Nguyễn Xuân Thuỷ

Bất cập dẫn đến bất công...

Nhiều địa phương vẫn còn mập mờ việc thu phí

Ông Phạm Thái Tám (ấp Thiên Bình, xã Tam Phước, TP.Biên Hòa, Đồng Nai) cho biết: "Nhà tôi có ba chiếc xe, một chiếc trên 100 phân khối còn lại 2 chiếc dưới 100 phân khối. Hôm 22/7, khi đi đóng phí, tôi không hiểu vì sao một chiếc xe Honda Cup 50 phân khối người ta lại thu với giá 80.000 đồng. Trong khi đó, theo đúng quy định, dưới 100 phân khối chỉ 50.000 đồng. Khi tôi hỏi cán bộ thôn mà tôi trực tiếp đóng phí đường bộ thì người này nói mập mờ rằng cũng không hiểu vì sao lại có mức giá đó. Đó là do "cấp trên" chỉ đạo thu như vậy. Đến giờ tôi và nhiều người trong xã vẫn còn bất bình về sự thiếu minh bạch này".

TS. Nguyễn Xuân Thuỷ, nguyên giám đốc Nhà xuất bản Giao thông vận tải chỉ rõ những bất cập khi giao công tác thu phí bảo trì đường bộ của xe máy cho xã, phường.

"Trước đây tôi cũng đã nhấn mạnh rằng việc thu phí đường bộ tốt nhất là thu qua xăng. Một chiếc xe đi bao nhiêu cây số thì phải nộp cho Nhà nước bấy nhiêu tiền. Làm như thế sẽ rất công bằng và chỉn chu trong công tác thu phí, không hề sợ mất mát và tiêu cực. Thế nhưng, sau khi tranh luận, bộ Giao thông vận tải và bộ Tài chính đã quyết định chọn thu theo đầu phương tiện. Đây là vấn đề đã trục trặc ngay từ ban đầu rồi. Xe để hàng 6- 7 tháng người ta không đi cũng vẫn bị thu như một chiếc xe đi hàng nghìn cây số. Rõ ràng, mức độ gây tác hại với mặt đường là không giống nhau nhưng lại nộp tiền như nhau. Thu phí theo cách như vậy là thiếu thuyết phục, không có tính thực tiễn và áp đặt người dân. Khi triển khai thu phí, đối với ô tô đã không hợp lý rồi nhưng dù sao họ vẫn phải nộp vì khi đi đường lực lượng cảnh sát giao thông sẽ phát hiện và bắt họ. Còn đối với xe máy, việc thu phí giao cho cán bộ xã, phường là rất dễ gây ra tiêu cực và thất thoát" - TS.Thuỷ nói.

Theo TS.Thuỷ, việc thu phí như thế là quan hệ giữa cá nhân đến cá nhân, nó liên quan đến vấn đề xin cho, người ta dễ dĩ hoà vi quý với nhau. Vì thế, số tiền thu được  chắc sẽ không theo số đầu xe. Chẳng hạn trong nhà tôi có 3 cái xe nhưng tôi quen ông tổ trưởng thì tôi khai rút xuống còn 1- 2 cái. Rồi xe tôi trên 100 phân khối thì tôi lại nói là dưới 100 phân khối. Ông tổ trưởng cũng nể tình thân quen mà không thể nào làm phăng phăng được. Đây là một trong những lý do dẫn đến tiêu cực, thất thoát. Nhà nước sẽ không thể thu được tiền như đúng số lượng xe có trên thực tế.

Cũng theo vị chuyên gia này, việc giao cho cán bộ xã, phường thu phí bảo trì đối với xe máy chắc chắn sẽ không tránh khỏi đó tình trạng bớt xén tiền phí. Lực lượng đi thu tiền vẫn thu theo quy định, đủ đầu xe, đúng phân khối nhưng khi về quyết toán thì họ sẽ làm bớt đi. Ví dụ, họ thu được 50 triệu đồng trong đó có 100 xe dưới 100 phân khối, còn lại là xe trên 100 phân khối. Thế nhưng, họ có thể dung hoà lại, lách luật để dư ra một khoản nào đó.

"Nếu tình trạng này mà diễn ra, Nhà nước sẽ thất thoát một số tiền rất lớn, chúng ta không đạt được mục đích bảo trì đường như đã đề ra. Người gặp hệ luỵ trước hết là những người sử dụng xe. Người chưa làm xong thủ tục chính chủ người ta không nộp tiền thì anh tổ trưởng dân phố cũng không có quyền thu. Đây cũng là cái vướng khi thu phí bảo trì. Như vậy, có thể thấy, chính sách này đang chồng chéo và kìm hãm chính sách kia khiến nó không hiệu quả khi thực thi" - TS. Thuỷ nói.   

Dương - Chân

Từ 21/7, Hà Nội thu phí đường bộ với xe máy

Thứ 2, 15/07/2013 | 12:42
Mức thu phí bảo trì đường bộ mỗi năm đối với xe máy có dung tích dưới 100 cm3 là 50.000 đồng và xe dung tích trên 100 cm3 là 100.000 đồng.

Đề xuất thu phí đường bộ qua lốp xe

Thứ 6, 31/05/2013 | 08:33
Tại chương trình “Giải pháp tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả kinh doanh và an toàn giao thông trong hoạt động vận tải hàng hóa”, do Bộ GTVT và Hiệp hội Vận tải Hàng hóa TPHCM tổ chức ngày 30/5, một số doanh nghiệp vận tải đã nêu đề xuất việc nộp phí đường bộ qua lốp xe.

Nhân viên thu phí bị đánh: Hậu quả của phí chồng phí?

Chủ nhật, 12/05/2013 | 14:19
Giám đốc đơn vị quản lý trạm thu phí cầu Bãi Cháy đã xin từ chức vì áp lực thu phí và bảo vệ nhân viên. Ông này cho biết "khi mua quyền khai thác, chúng tôi vay toàn bộ ngân hàng, giờ vẫn còn nợ tiền gốc 180 tỉ đồng, tiền lãi 99 tỉ đồng" trong khi đó hàng ngày có đến 70 - 80% các chủ phương tiện khi qua cầu Bãi Cháy có thắc mắc tại sao khi có quyết định ngừng thu phí rồi mà trạm thu phí ở đây vẫn thu vé?

YouTube tiến hành thu phí với giá khởi điểm từ 1 USD

Thứ 7, 11/05/2013 | 14:10
Cuối cùng thì YouTube cũng chính thức áp dụng hình thức thu phí với dịch vụ của mình sau khoảng thời gian dài miễn phí.