Cổ vật Việt Nam 'ngao du, vùng vẫy' giữa trời Âu

Cổ vật Việt Nam 'ngao du, vùng vẫy' giữa trời Âu

Thứ 3, 05/03/2013 | 16:37
0
Vào thập niên đầu thế kỷ XX, khi chúng ta chưa chú trọng nhiều tới việc bảo vệ các cổ vật, chúng cứ "chảy" ra nước ngoài. Theo chân các "cò", người săn lùng cổ vật, các tay đầu nậu cổ vật Việt Nam thiên di khắp nơi, thậm chí đến cả vùng trời Âu xa xôi.

Mãi tới sau này, bằng nhiều phương cách khác nhau, cổ vật quý giá đã trở về với người Việt, nhưng không nhiều. Ngay từ thời điểm ấy, có người đoán định tương lai, cùng tình yêu quê hương đất nước, họ đã không tiếc công sức, tiền bạc để giữ lại cho đất nước hàng ngàn cổ vật có giá trị to lớn về nhiều mặt. Bộ sưu tập Dương - Hà là một trong những bộ đồ cổ được các nhà khoa học đánh giá là rất quý hiếm…

Ngăn chặn nạn "chảy máu' cổ vật

Cho đến nay, bộ sưu tập Dương - Hà vẫn là một cái tên còn xa lạ với nhiều người. Nếu so về sự nổi tiếng thì chưa chắc bằng bộ sưu tập cổ vật của Vương Hồng Sển. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lại cho biết, bộ sưu tập cổ vật Dương- Hà phong phú, đa dạng hơn nhiều; đồng thời, có nhiều điểm đặc biệt. Ông Phạm Hữu Công, Phó Giám đốc bảo tàng Lịch sử Việt Nam TP.HCM cho biết, bộ sưu tập Dương - Hà là tên gọi chung của hai vợ chồng giáo sư Dương Minh Thới (1899 - 1976) từng làm việc tại trường Collège Chasseloup Laubat (nay là trường THPT Lê Quý Đôn, Q.1, TP.HCM) và phu nhân là bà Hà Thị Ngọc (1902 - 1979). Họ là những tri thức Nam bộ sinh sống tại Sài Gòn phồn hoa, đô hội những năm trước giải phóng.

Lạ & Cười - Cổ vật Việt Nam 'ngao du, vùng vẫy' giữa trời Âu

Du khách trầm trồ, kinh ngạc khi tham quan bộ sưu tập Dương – Hà

Có lẽ, nhiều người còn nhớ rằng, vào những năm 30 của thế kỷ trước, trong khi bối cảnh đất nước còn nhiều u ám, khi Nam bộ đang chịu sự đô hộ của thực dân Pháp thì nhiều tài nguyên, tài sản của quốc gia đã bị "chảy" về "mẫu quốc". Trong đó, cổ vật cũng là một món hàng béo bở cho những tay buôn. Trước sự biến mất một cách quá dễ dãi của các cổ vật, ông bà Dương - Hà đã nghĩ đến việc sưu tầm và tìm mua những cổ vật. Đó cũng là sự manh nha cho bộ sưu tập Dương - Hà đồ sộ về sau này.

"Xuất phát từ lòng yêu quý những gì của tiền nhân để lại, công cuộc sưu tập được tiến hành không ngừng nghỉ, với sự hao tổn rất nhiều tài lực, tâm lực, trí lực mà ông bà Dương - Hà sẵn sàng đánh đổi để có được quyền sở hữu cổ vật. Có thể nói, việc âm thầm hành động bằng cách thu gom cổ vật, chống lại việc "chảy máu" cổ vật ra nước ngoài của ông bà Dương - Hà bấy giờ là một nghĩa cử mang đậm tính cách người Nam bộ", ông Công đánh giá.

Ông Công cho biết thêm, tuy tiến hành sưu tầm một cách lặng lẽ, không ồn ào nhưng bộ sưu tập Dương - Hà mau chóng được nhiều người biết đến, đặc biệt là những nhà nghiên cứu chuyên sâu trong và ngoài nước. Song song với những hoạt động về sưu tầm, bảo vệ và truyền bá tình yêu đối với cổ vật của học giả Vương Hồng Sển, bộ sưu tập Dương - Hà lúc bấy giờ đã góp phần cổ vũ cho phong trào tìm hiểu và sưu tập cổ vật ở miền Nam nước ta những năm 60 - 70 của thế kỷ trước. Khi được tiếp cận, các nhà sưu tập đều đánh giá rất cao bộ sưu tập Dương - Hà.

Trước khi qua đời, ông bà Dương - Hà đã giao toàn bộ cổ vật cho cô con gái Dương Quỳnh Hoa quản lý, giữ gìn. Bà Hoa từng tham gia Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và nguyên là Thứ trưởng Bộ Y tế (nhiệm kỳ 1976-1981) cũng đã kế thừa được tấm lòng yêu mến cổ vật và không ngừng sưu tầm, bổ sung thêm cho bộ sưu tập.

Còn ông Huỳnh Văn Nghị, chồng bà Hoa, nguyên là ủy viên thường vụ Liên minh các lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam (1968-1977) cũng là người vô cùng yêu thích cổ vật. Thế hệ thứ hai nhà họ Dương, với sự chung sức của người bạn đời đã tiếp tục gìn giữ, phát triển bộ sưu tập, đưa số lượng và chất lượng bộ sưu tập đạt đỉnh cao như hiện nay. Đến khi tuổi cao sức yếu, ông Nghị đã hiến tặng toàn bộ số cổ vật cho UBND TP.HCM.

"Vợ tôi qua đời, tôi là người coi sóc và quản lý toàn bộ số cổ vật trên. Những năm qua, tôi luôn trân trọng giữ gìn và bảo tồn số cổ vật được giao. Đó cũng chính là tâm nguyện của ông bà nhạc tôi, người sáng lập, cùng vợ tôi là bác sĩ Dương Quỳnh Hoa. Nay tôi đã 83 tuổi, sức khỏe ngày càng yếu, việc bảo dưỡng và coi sóc số cổ vật nói trên lại cần có sự quan tâm đặc biệt. Vì vậy, tôi làm giấy này kính gửi Thành ủy, UBND, sở VH-TT&DL đề đạt ước nguyện được hiến tặng toàn bộ số cổ vật của vợ chồng chúng tôi cho bảo tàng Lịch sử Việt Nam TP.HCM", trong giấy hiến tặng cổ vật của ông Công có đoạn.

Lạ & Cười - Cổ vật Việt Nam 'ngao du, vùng vẫy' giữa trời Âu (Hình 2).

Thuyền rồng bằng ngà voi cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

Tận mắt chiêm ngưỡng các cổ vật "độc"

Hiện nay, khi du khách đến bảo tàng, tận mắt chiêm ngưỡng bộ sưu tập này, đặc biệt là khách nước ngoài, các nhà nghiên cứu cổ vật thật sự kinh ngạc trước sự đồ sộ và độc đáo của bộ sưu tập này. Đảo qua, có thể thấy nhiều loại cổ vật quý hiếm, điển hình như "Mô hình gánh võng bằng kim loại", "Mô hình săn thú bằng kim loại, gỗ" làm nhiều người ngơ ngẩn. Cả hai mô hình này xuất hiện vào giữa thế kỷ XX tại Malaysia. Rồi tượng "Những chú voi chồng lên nhau bằng gỗ" của Việt Nam xuất hiện vào đầu thế kỷ XX hay "Phù điêu tu sĩ đầu thế kỷ XX", làm bằng ngà voi từ Ấn Độ, rồi "Ấm đầu gà" xuất hiện vào thế kỷ thứ 4 - 5 của Việt Nam cũng níu chân du khách.

Chưa hết, những chiếc "Lư trầm đồng" (thế kỷ XVII-XIX), "Thuyền rồng bằng ngà voi”) (cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX), rồi "Tượng đàn voi"… được chạm khắc hết sức tỉ mỉ, công phu làm người ta cứ nghiêng qua, ngó lại hoài. Đặc biệt, trong bộ sưu tập này còn có một cái chén do bà Hoa, khi còn đương chức Bộ trưởng bộ Thương binh và Xã hội của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1969 - 1975) được tặng trong dịp sang dự lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Đảng cộng sản Nhật Bản. Cho đến nay, cái chén này vẫn còn được lưu giữ cẩn thận và trông rất ấn tượng…

Ông Công cho biết, bộ sưu tập Dương - Hà phong phú và đa dạng, có nhiều tiêu bản lạ lùng, quý hiếm, gồm nhiều chất liệu, xuất xứ từ nhiều quốc gia ở châu Á, châu Âu, có niên đại từ thời Tiền, Sơ sử đến thế kỷ XX. Bộ sưu tập còn phong phú, đa dạng trong việc thể hiện các đề tài sinh hoạt của cuộc sống con người, từ các hiện vật phục vụ tôn giáo tín ngưỡng, đồ trang sức, đồ phục vụ các thú thưởng ngoạn xưa như ăn trầu, uống trà, uống rượu, trò chơi đầu hồ (ném que lọt miệng bình) thời Nguyễn; nhạc cụ, đồ dùng văn phòng, đồ trang trí nội thất, đến đồ dùng trong ẩm thực, trong nhà bếp, bộ sưu tập Dương - Hà còn nổi bật hơn nữa với các sưu tập ngọc ngà, gốm Bát Tràng, gốm Nam bộ, gốm Nhật Bản, đồ sứ Trung Quốc với đề tài "Long ẩn", các bài thơ Đường và nhiều đề tài khác… Tất cả cung cấp cho người xem những kiến thức lịch sử, văn hóa vừa rộng lớn về địa lý, vừa ẩn sâu trong thời gian, vừa sâu sắc về nhân sinh, hấp dẫn và vô cùng sinh động.

Ông Công còn cho biết: "So với bộ sưu tập Vương Hồng Sển thì bộ sưu tập Dương - Hà ít được ghi chép lại. Cho nên, ngoài giá trị về mặt văn hóa, lịch sử thì giá trị về mặt công sức và tiền bạc bỏ ra để sưu tầm thì rất khó có thể biết được. Nếu như các cổ vật này được ghi chép lại quá trình săn tìm, thu mua một cách tỉ mẩn thì tôi tin chắc, chúng sẽ càng thêm phần hấp dẫn, tạo nên sự tò mò, cuốn hút người xem hơn".

Bộ sưu tập cổ vật nhiều cái nhất

Bộ sưu tập Dương - Hà, từ lâu đã được biết đến như là một bộ sưu tập cổ vật có thời gian xuất hiện lâu năm nhất, thời gian sưu tầm dài nhất, số lượng lớn nhất Việt Nam (gần 3.400 hiện vật). Tháng 3/2011, gia đình

đã chính thức trao tặng cho nhân dân và Nhà nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà UBND TP.HCM là người đại diện.

Trung Nghĩa

Bộ sưu tập máy bay độc nhất vô nhị ở Sài thành

Thứ 7, 02/02/2013 | 09:15
Máy bay mô hình động tưởng chừng chỉ phù hợp với những trẻ em yêu thích khám phá, tìm hiểu vũ trụ. Thế nhưng, câu chuyện một ông lão có bộ sưu tập lên đến hàng trăm chiếc phi cơ mini lớn nhỏ đủ các loại, mỗi chiếc có giá từ vài triệu cho đến hàng chục triệu đồng, khiến ai cũng không khỏi ngạc nhiên.

Cụ ông có bộ sưu tập bướm lớn nhất Việt Nam

Thứ 6, 04/01/2013 | 09:13
Vì một con bướm đẹp, ông có thể lặn lội đường xa, lên rừng xuống biển, chẳng quản ngại khó khăn, nề hà gian khổ. Và ông có thể ngồi tỉ mỉ cả ngày giời bên bàn làm việc, quên ăn quên uống chỉ để chỉnh cánh, sửa râu, nắn chân cho một con bướm trong bộ sưu tập khổng lồ của mình. Ông chính là kỷ lục gia Nguyễn Viết Vui, người có bộ sưu tập bướm lớn nhất Việt Nam, nhà sưu tập thuộc đẳng cấp quốc tế.

Chiêm ngưỡng bộ sưu tập mô tô độc đáo

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:55
Những chiếc chopper hàng "thửa" và một vài mẫu xế cổ, những chiếc xe hình thù ma quái là điểm nhấn của bộ sưu tập mô tô cực độc này.

Số phận hẩm hiu của bộ sưu tập đồ cổ khổng lồ

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:45
Giới sưu tầm đồ cổ khi nghe tới tên cụ Đức Minh (phố Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đều bày tỏ sự ngưỡng mộ. Cụ là người sưu tầm đồ cổ số 1 của Hà thành những năm 50 của thế kỷ trước.