Tổng thư ký Quốc hội: Xử lý bất cập dự án BOT chưa đạt tiến độ

Hoàng Thị Bích
Thứ 2, 06/11/2023 | 11:24
0
Ghi nhận những kết quả đạt được trong lĩnh vực GTVT, tuy nhiên ông Bùi Văn Cường cũng chỉ ra nguồn cung vật liệu cho các dự án giao thông lớn rất khan hiếm.

Khắc phục đầu tư phân tán, dàn trải, kéo dài

Sáng 6/11, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã báo cáo tổng hợp nội dung thẩm tra về việc thực hiện một số Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4.

Theo đó, thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, ngành đã tích cực, chủ động triển khai nhiều giải pháp để thực hiện nghiêm các Nghị quyết của Quốc hội, tạo sự chuyển biến tích cực trong một số lĩnh vực, được đại biểu Quốc hội, cử tri, nhân dân, dư luận xã hội ghi nhận, đánh giá cao.

Đối thoại - Tổng thư ký Quốc hội: Xử lý bất cập dự án BOT chưa đạt tiến độ

Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường (Ảnh: Quochoi.vn).

Cụ thể, trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, ông Cường cho biết đã tháo gỡ được nhiều khó khăn, vướng mắc về đầu tư công; khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, kéo dài; tập trung đầu tư các dự án quan trọng quốc gia, các công trình trọng điểm tạo sự lan tỏa, kết nối liên vùng.

Việc triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã phát huy hiệu quả, kịp thời bổ sung nguồn lực lớn hỗ trợ nền kinh tế phục hồi, làm giảm bớt khó khăn của người dân, doanh nghiệp, nhiều chỉ số quan trọng được cải thiện đáng kể.

Đối với lĩnh vực tài chính, việc cân đối ngân sách Nhà nước được bảo đảm; kỷ luật, kỷ cương tài chính, quản lý tài sản công được nâng cao; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có nhiều chuyển biến.

Trong lĩnh vực công thương, các Quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực năng lượng, khoáng sản được ban hành; các giải pháp bảo đảm cung ứng điện được quan tâm thực hiện. Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa được quan tâm, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong xúc tiến thương mại. Việc kiểm tra, xử lý vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đạt kết quả tích cực.

Trong lĩnh vực giao thông vận tải, đã ban hành đầy đủ các quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực giao thông vận tải. Tiến độ triển khai các dự án, công trình giao thông quan trọng quốc gia cơ bản đáp ứng yêu cầu; việc triển khai thu phí không dừng đã thực hiện theo yêu cầu. Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông được tăng cường...

Ngoài ra, Tổng thư ký Quốc hội cũng đã nêu những kết quả đạt được của một số lĩnh vực như: Xây dựng, tài nguyên và môi trường, thông tin và truyền thông, lao động, thương binh và xã hội, văn hóa, thể thao và du lịch, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế, nội vụ, an ninh, trật tự, an toàn xã hội…

Hiếm nguồn cung vật liệu cho các dự án giao thông lớn

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn theo từng lĩnh vực.

Đối với lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, ông Cường chỉ ra tỉ lệ các quy hoạch cần hoàn thành còn thấp, tiến độ lập các quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh vẫn còn chậm so với yêu cầu tại Nghị quyết số 41 và Nghị quyết số 61. Việc triển khai một số nhiệm vụ thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội còn chậm, tỷ lệ giải ngân thấp.

Đối với lĩnh vực công thương, việc ban hành Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá chậm so với yêu cầu của Nghị quyết số 134.

Cơ chế giá bán lẻ điện chưa đồng bộ với thị trường điện; cung - cầu điện vẫn còn bất cập. Chưa cân đối được nguồn vốn và tháo gỡ vướng mắc để thực hiện Chương trình “Cấp điện nông thôn miền núi và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025”.

Nhiều dự án thủy điện chưa chấp hành các quy định về xây dựng, quy hoạch, môi trường. Chưa ban hành bộ tiêu chí để xác định sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam theo yêu cầu của Nghị quyết số 134.

"Tình trạng hàng giả, hàng nhập lậu còn diễn biến phức tạp. Việc bố trí, huy động các nguồn lực phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ còn chưa tương xứng với vai trò, nhu cầu và tiềm năng phát triển", ông Cường nêu.

Với lĩnh vực giao thông vận tải, theo Tổng thư ký Quốc hội tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt, giải phóng mặt bằng, triển khai thi công và đưa vào khai thác của một số dự án còn chậm. Nguồn cung vật liệu cho các dự án giao thông lớn rất khan hiếm, khó khăn.

"Việc xử lý khó khăn, bất cập dự án BOT chưa đạt tiến độ theo yêu cầu của Nghị quyết số 62. Công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng và hành lang an toàn giao thông còn bất cập. Các “điểm đen”, điểm tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông chưa được xử lý dứt điểm...", ông Cường nói.

Đối thoại - Tổng thư ký Quốc hội: Xử lý bất cập dự án BOT chưa đạt tiến độ (Hình 2).

Việc xử lý khó khăn, bất cập dự án BOT chưa đạt tiến độ theo yêu cầu của Nghị quyết số 62 (Ảnh: Phạm Tùng).

Tổng Thư ký Quốc hội cũng nêu một số vấn đề đặt ra sau giám sát đó là, công tác giám sát lại cần được tiếp tục triển khai để đảm bảo các Nghị quyết của Quốc hội được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc; đánh giá được sự chuyển biến so với yêu cầu, mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra trong các Nghị quyết của Quốc hội.

Để thực hiện có hiệu quả công tác giám sát lại trong các giai đoạn tiếp theo, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hộicần chủ động, tích cực tổ chức giám sát, khảo sát để phục vụ việc xây dựng báo cáo thẩm tra các báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn.

Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước cần đề cao trách nhiệm cá nhân, công tác phối hợp hành động để thực hiện có hiệu quả hơn các Nghị quyết của Quốc hội;

Chú trọng công tác ban hành văn bản kế hoạch triển khai, phân công thực hiện đối với từng Nghị quyết, giao cơ quan chủ trì báo cáo, đầu mối phối hợp, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện; những vấn đề cần phối hợp nhiều cơ quan, cần có lãnh đạo cấp trên trực tiếp theo dõi, chỉ đạo thực hiện sau khi có nghị quyết của Quốc hội.

Kiến nghị chính sách cho tội phạm về kinh tế, tham nhũng khắc phục hậu quả

Thứ 2, 06/11/2023 | 10:43
Theo ông Lê Minh Trí, kiến nghị trên nhằm bảo đảm hiệu quả phòng chống tội phạm, vừa có trọng tâm, trọng điểm, có răn đe, giáo dục, vừa nhân văn, thuyết phục.

Sáng nay, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Thứ 2, 06/11/2023 | 06:00
Do đây là kỳ họp giữa nhiệm kỳ nên Quốc hội không chất vấn theo nhóm vấn đề, mà theo nhóm lĩnh vực.

ĐBQH nêu giải pháp giảm áp lực cho học sinh "từ mạng ảo đến đời thực" 

Chủ nhật, 05/11/2023 | 09:25
Theo ĐBQH Đặng Bích Ngọc, để giúp cho trẻ bớt áp lực, tránh những suy nghĩ và hành vi lệch lạc thì chỉ nhà trường là chưa đủ.

Những vấn đề "nóng" nào sẽ được ĐBQH quan tâm chất vấn?

Thứ 7, 04/11/2023 | 16:18
Trước phiên chất vấn, các ĐBQH đều kỳ vọng các tư lệnh ngành sẽ thẳng thắn nhìn nhận những vấn đề mà các ĐBQH quan tâm.
Cùng tác giả

ĐBQH: Để doanh nghiệp không dám, không muốn “né” đóng BHXH

Thứ 3, 07/05/2024 | 11:55
ĐBQH cho rằng tình trạng nợ đọng, trốn tránh, né tránh đóng bảo hiểm xã hội cần xử lý nghiêm minh nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.

Chuyên gia y tế: Bị sốt xuất huyết tuyệt đối không cạo gió

Thứ 3, 07/05/2024 | 07:00
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nếu có biểu hiện tự nhiên sốt cao thì cần nghĩ ngay đến bệnh sốt xuất huyết trước khi thực hiện các biện pháp giải cảm theo dân gian.

Cảnh báo cuộc gọi lừa đảo mời tham gia hội nhóm để đầu tư tài chính

Thứ 2, 06/05/2024 | 13:55
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam liên tục ghi nhận nhiều phản ánh từ người dân khi nhận được cuộc gọi lừa đảo từ các số điện thoại lạ.

Kỳ tích: Mẹ suy buồng trứng nặng vẫn đón hai con khỏe mạnh

Chủ nhật, 05/05/2024 | 11:53
Theo BS.Nguyễn Thành Trung, chỉ số dự trữ buồng trứng giảm thì cơ hội có con sẽ khó khăn hơn, giảm đến mức suy buồng trứng thì cơ hội có thai tự nhiên rất thấp.

Vì sao từng tiêm vắc-xin AstraZeneca không cần xét nghiệm D-Dimer?

Chủ nhật, 05/05/2024 | 09:09
Theo BS.Hoàng, xét nghiệm D-dimer thời điểm hiện tại không có ý nghĩa gì để đánh giá tác dụng gây huyết khối và giảm tiểu cầu ở người đã tiêm vắc-xin AstraZeneca.
Cùng chuyên mục

ĐBQH: Để doanh nghiệp không dám, không muốn “né” đóng BHXH

Thứ 3, 07/05/2024 | 11:55
ĐBQH cho rằng tình trạng nợ đọng, trốn tránh, né tránh đóng bảo hiểm xã hội cần xử lý nghiêm minh nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.

Để Luật Đất đai sớm đi vào cuộc sống

Thứ 7, 04/05/2024 | 20:35
Luật Đất đai 2024 đã được xây dựng trên nguyên tắc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt các khâu trung gian...

Bộ Nội vụ thông tin về tiến độ thực hiện cải cách tiền lương

Thứ 7, 04/05/2024 | 18:56
Để thực hiện chính sách cải cách tiền lương, thời gian qua Bộ Nội vụ đã chủ động phối hợp với các Bộ tập trung xây dựng 5 hệ thống thang bảng lương.

Cựu Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái đã khai báo với thái độ thành khẩn

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:44
Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, bị can mới nhất trong vụ án liên quan đến Tập đoàn Thuận An là Dương Văn Thái - Nguyên Bí thư tỉnh ủy Bắc Giang.

Cần đánh giá tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Thứ 7, 04/05/2024 | 16:51
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị làm rõ tồn tại, hạn chế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
     
Nổi bật trong ngày

ĐBQH: Để doanh nghiệp không dám, không muốn “né” đóng BHXH

Thứ 3, 07/05/2024 | 11:55
ĐBQH cho rằng tình trạng nợ đọng, trốn tránh, né tránh đóng bảo hiểm xã hội cần xử lý nghiêm minh nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.