Tp.HCM: Thu “phí ngủ trưa” ở trường THPT, khi nào minh bạch và hợp lý?

Tp.HCM: Thu “phí ngủ trưa” ở trường THPT, khi nào minh bạch và hợp lý?

Nguyễn Thành Nhân
Thứ 3, 01/08/2023 | 08:51
1
Từ nhu cầu nghỉ ngơi tại trường giữa 2 buổi học của học sinh, việc tổ chức thu “phí ngủ trưa” tại nhiều trường THPT là vấn đề mới.

Mỗi trường mỗi kiểu thu phí

Đầu tháng 8/2023, Trường THPT Phạm Phú Thứ, quận 6, Tp.HCM vẫn đang trao đổi với phụ huynh học sinh về những khoản thu đầu năm học.

Dự kiến mức ăn bán trú trong năm học 2023-2024 là 60.000 đồng/học sinh/ngày gồm 35.000 tiền ăn trưa và 25.000 phí ngủ trưa.

Ông Phạm Đức Hiền - Hiệu trưởng Trường THPT Phạm Phú Thứ cho biết, nhà trường không tổ chức bán trú, do mỗi khối chỉ có khoảng tối đa 3 ngày/tuần là học 2 buổi/ngày.

Khi học sinh có nhu cầu ăn trưa bán trú tại trường thì sẽ đăng ký với giáo viên để ăn ở căng tin, giáo viên cũng sẽ hỗ trợ thu tiền hàng tháng giúp căng tin.

Sau khi ăn trưa, học sinh nào có nhu cầu nghỉ trưa tại trường thì sẽ ở lại, nam phòng riêng, nữ phòng riêng. Năm ngoái, mức phí nghỉ trưa là 20.000 đồng/học sinh, năm nay trường dự kiến tăng lên 25.000 đồng/buổi.

“Phí nhìn thì cao nhưng trách nhiệm của trường rất lớn, vừa tổ chức, vừa trang bị phòng ốc, cơ sở vật chất, máy lạnh, vừa phải bố trí giáo viên quản lý… Mỗi ngày trường chỉ có khoảng 100 học sinh ở lại nghỉ trưa”, ông Hiền lý giải.

Cũng theo ông Hiền, mức thu trong lớp thường, lớp phương pháp mới được nhà trường tính toán dựa trên mức thu của năm học cũ (2022-2023), trong đó mức phí lớp phương pháp mới năm trước là 1.500.000 đồng/tháng.

Do vậy, hiện trường đang tính toán lại cho phù hợp với Nghị quyết số 04/2023/NQ-HĐND quy định các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục công lập tại Tp.HCM năm học 2023-2024 mới được HĐND Tp.HCM thông qua.

Năm học 2022 – 2023, việc thu “phí ngủ trưa” cũng gây tranh cãi tại nhiều trường cấp 3 tại Tp.HCM. Như Trường THPT Đào Sơn Tây, Tp.Thủ Đức thu 330.000 đồng/học sinh/tháng, trong đó là 250.000 đồng/học sinh/tháng là tiền quản lý bán trú, 50.000 đồng tiền điện và 30.000 đồng tiền vệ sinh bán trú.

Trước đó, Trường THPT Marie Curie, quận 3 cũng bị phản ánh thu “phí nghỉ trưa” tại lớp với mức phí 15.000 đồng/giờ/học sinh. Phản hồi lại thông tin này, lãnh đạo Trường THPT Marie Curie cho biết, chi phí nhà trường thu là phí quản lý bán trú.

"Chi phí mà các em đóng chính là phí quản lý bán trú. Chi phí này được dùng để chi trả tiền điện, trả công cho thầy cô giám thị, nhân viên vệ sinh, lao công, tạp vụ, cán bộ văn phòng...", đại diện Trường THPT Marie Curie giải thích.

Bắt đầu áp trần phí dịch vụ

Cuối tháng 7/2023 vừa qua, HĐND Tp.HCM đã thông qua nghị Quyết số 04/2023/NQ-HĐND quy định các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục công lập tại Tp.HCM năm học 2023-2024.

Ông Cao Thanh Bình, Trưởng Ban văn hóa xã hội, HĐND Tp.HCM cho biết, việc đưa ra khung giá dịch vụ nhằm tránh tình trạng lạm thu ở các trường.

Đây là lần đầu tiên Tp.HCM ra nghị quyết quy định các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục công lập Tp.HCM.

Trước đây, những khoản thu như tiền suất ăn trưa bán trú, tiền nước uống, tiền máy lạnh… là khoản thu thỏa thuận giữa nhà trường và phụ huynh dựa trên quy định của UBND các quận, huyện, Tp.Thủ Đức.

Theo nghị quyết, các mức thu quy định tại nghị quyết này là mức thu tối đa. Tùy tình hình thực tế của cơ sở giáo dục và nhu cầu của học sinh, cơ sở giáo dục thống nhất với cha mẹ học sinh mức thu cụ thể nhưng không vượt quá mức thu quy định tại nghị quyết này và không được cao hơn 15% so với năm học 2022-2023.

Phụ huynh Phạm Thị Hiền, ngụ quận quận 1 cho hay: “Việc có thu phí trông coi học sinh giờ ngủ trưa là đúng. Vấn đề là mức phí đã hợp lý chưa. Nghe mức thu quy định tối đa mà lo vì nhiều trường sẽ thu mức tối đa. Đầu năm học cho con mà lòng ngổn ngang lo lắng trăm thứ phí”.

Còn phụ huynh Hà Cường, ngụ quận Gò Vấp cũng cho rằng, nhà trường mở dịch vụ cho các học sinh nghỉ trưa thì phải có người quản lý. Người làm dịch vụ thì ai cũng phải có lãi, chẳng có ai thấy lỗ mà vẫn làm. Đó chỉ là dịch vụ của nhà trường, ai có nhu cầu thì chấp nhận, hoặc không có thể tự túc.

“Đừng đòi hỏi nhà trường phải cung cấp dịch vụ miễn phí hay nhận một số tiền tượng trưng. Ai đi làm cũng muốn được trả lương xứng đáng thì sao lại đòi hỏi giáo viên phải hy sinh thời gian nghỉ ngơi của họ”, phụ huynh Hà Cường ý kiến.

Trong khi đó, TS. Phạm Hoài Huấn, giảng viên Trường Đại học Luật Tp.HCM nêu quan điểm, nhìn từ phía chi phí (sản xuất), việc thu phí nghỉ trưa của các trường THPT có nhiều thứ đáng suy ngẫm.

Thứ nhất, việc nghỉ trưa của học trò đòi hỏi một khoản chi phí nhất định. Chi phí này tùy vào việc vụng hay khéo mà có thể cao hay thấp, nhưng về bản chất nó là những chi phí không thể phủ nhận. Vấn đề nếu cần bàn chính là các khoản chi này được phân bổ vào đâu? Trong học phí của học sinh đã bao gồm khoản chi phí này chưa?

Thứ hai, nếu học phí không bao gồm chi phí ngủ trưa, thì vấn đề có cần tổ chức ngủ trưa cho các em hay không?

Việc này giải quyết được vấn đề an toàn của các em trong khoảng thời gian trống giữa buổi học sáng và buổi học chiều, nó giải quyết vấn đề các em phải di chuyển về nhà và các em có thời gian nghỉ ngơi, nó giải quyết cho các phụ huynh vấn đề dành ra quỹ thời gian hoặc nguồn lực để đưa đón các em.

Trường ĐH Cửu Long tổ chức Hội thi giảng viên dạy giỏi môn Giáo dục quốc phòng và an ninh

Thứ 7, 29/07/2023 | 10:00
Hội thi nhằm bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên dạy môn Giáo dục quốc phòng và an ninh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới…

Tp.HCM: 11 trường học ngoài công lập tăng học phí trái quy định

Thứ 4, 14/06/2023 | 14:03
Sở Giáo dục và Đào tạo Tp.HCM vừa công khai danh sách 11 trường học ngoài công lập tại Tp.HCM tăng học phí trái quy định, đề nghị chấn chỉnh ngay và báo cáo về Sở.

Tp.HCM hướng dẫn thu học phí năm học 2022-2023

Thứ 2, 31/10/2022 | 19:43
Sở GD&ĐT Tp.HCM vừa có dự thảo về hướng dẫn thu, sử dụng học phí năm học 2022-2023 của các cơ sở giáo dục sau khi địa phương này thông qua mức học phí mới.
Cùng tác giả

Giá lúa gạo xu hướng tăng: Liên kết chuỗi giá trị, kỳ vọng bứt phá

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:31
Triển khai nhiều giải pháp, các Bộ ngành sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo với mục tiêu lớn về kim ngạch xuất khẩu.

Tuyển sinh lớp 10 ở thành phố Hồ Chí Minh: Chỉ tiêu giảm, áp lực tăng

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:30
Khi giảm chỉ tiêu trường công lập, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại thành phố Hồ Chí Minh càng tăng áp lực đầu vào đối với học sinh.

Tp.HCM: Đánh giá kỹ khi đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm Metro 2

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:00
Để thực hiện dự án tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương), có hơn 400 cây xanh phải di dời, đốn hạ là điều khiến người dân quan tâm.

Tp.HCM lên phương án gắn chip để quản lý chó, mèo tại cộng đồng

Thứ 7, 27/04/2024 | 09:26
Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Hiện tượng tiệm vàng đóng cửa, tăng cường quản lý minh bạch kinh doanh

Thứ 7, 27/04/2024 | 09:15
Nhiều tiệm vàng đóng cửa, thậm chí dừng hoạt động vì lo ngại đợt kiểm tra của cơ quan quản lý thị trường, cũng như biến động thị trường.
Cùng chuyên mục

Những thí sinh nào thuộc diện ưu tiên xét tốt nghiệp THPT 2024?

Thứ 7, 27/04/2024 | 21:02
Các thí sinh cần lưu ý thông tin về đối tượng thuộc diện ưu tiên hoặc cộng điểm khuyến khích để kê khai đầy đủ trong Phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Tuyển sinh lớp 10 ở thành phố Hồ Chí Minh: Chỉ tiêu giảm, áp lực tăng

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:30
Khi giảm chỉ tiêu trường công lập, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại thành phố Hồ Chí Minh càng tăng áp lực đầu vào đối với học sinh.

Tp.HCM nỗ lực xây 4.500 phòng học, giảm áp lực thiếu trường lớp

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:30
Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai kế hoạch xây 4.500 phòng học và hiện 2 công trình đã hoàn thành để ưu tiên giáo dục.

Bản tin 27/4: Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón; Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học...

Bộ GD&ĐT yêu cầu đảm bảo nước sạch và vệ sinh trong trường học

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:30
Bộ GD&ĐT vừa có văn bản về việc tổ chức các hoạt động nhằm hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024.
     
Nổi bật trong ngày

Bản tin 27/4: Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón; Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học...

Học sinh tiểu học được gắn mã định danh chuẩn bị triển khai học bạ số

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Các giáo viên trên địa bàn Hà Nội đã được tập huấn, trang bị chữ ký số để chuẩn bị cho công tác chuyển đổi số ngành giáo dục.

Nắng nóng kỷ lục "hiếm có" trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:26
Dự báo thời tiết nắng nóng kỷ lục chưa từng ghi nhận trong kỳ nghỉ lễ 30/4 sẽ diễn ra trên cả 3 miền Bắc – Trung – Nam.

Đợt không khí lạnh yếu "hiếm gặp" giữa tháng 5 có gì đáng lưu ý?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:01
Dự báo trong 1-2 ngày đầu tháng 5, khối không khí lạnh yếu từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống, ở Bắc Bộ khả năng xuất hiện mưa rào và dông trở lại.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:24
Trước khi nhận nhiệm vụ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thanh đã có hơn 23 năm công tác tại Tạp chí Đời sống và Pháp luật.