Trả bài cũ không còn là cách đánh giá, kiểm tra học sinh

Nguyễn Hoa Trà
Thứ 7, 11/03/2023 | 12:38
0
Đối với Chương trình GDPT 2018, giáo viên được tự do sáng tạo những hình thức mới trong việc đánh giá kiến thức, năng lực của học sinh.

Sở GD&ĐT Hà Nội vừa tổ chức buổi chuyên đề môn Toán nằm mục đích đánh giá năng lực phát triển của học sinh trong bài dạy khi triển khai Chương trình GDPT 2018. Bài giảng được lựa chọn để các thầy cô trao đổi chuyên môn liên quan đến nội dung ôn tập về phương trình đường tròn, Toán 10 bộ sách Cánh diều.

Thông qua buổi chuyên đề này, sẽ giúp cho giáo viên có được các phương pháp để đánh giá, kiểm tra kiến thức, năng lực học sinh.

Nhấn mạnh vai trò của buổi chuyên đề, ông Lê Hồng Vũ, Phó Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết vệc triển khai chương trình GDPT 2018 hiện nay còn nhiều bỡ ngỡ. Chương trình mới có nhiều ưu việt nhưng cũng có rất nhiều khó khăn, thách thức. Đối với giáo viên đó là việc chuyển đổi từ truyền đạt kiến thức, nội dung sang phát triển năng lực, kỹ năng cho học sinh.

“Việc tổ chức dạy học như thế nào là phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh cần phải làm rõ bởi nếu kiến thức không có thì làm gì có kỹ năng. Để làm được cần có quá trình dài, có rất nhiều cách thức thực hiện Chương trình GDPT 2018 nhưng thông qua những buổi chuyên đề giáo viên có thể tham khảo một số cách để áp dụng cho bài giảng của mình”, ông Vũ bày tỏ.

Giáo dục - Trả bài cũ không còn là cách đánh giá, kiểm tra học sinh

Thầy Nguyễn Văn Hoàng, Giáo viên dạy Toán, Trường THPT Tây Hồ.

Là người trực tiếp tham gia giảng dạy, thầy Nguyễn Văn Hoàng, Giáo viên dạy Toán, Trường THPT Tây Hồ cũng cho rằng ưu điểm của chương trình mới là các con được chủ động tiếp thu kiến thức, phát triển khả năng của học sinh.

Tuy nhiên, với người dạy phải cố gắng rất nhiều, “những tranh luận, tình huống xảy ra trong tiết học đòi hỏi giáo viên luôn phải vận động bản thân tiếp cận cái mới. Để có được tiết dạy như hôm nay bản thân thầy cô sẽ phải chuẩn bị nhiều thứ từ kiến thức đến những phiếu luyện tập theo từng khả năng của học sinh. Sau tiết học muốn các con tiến bộ hơn phải tìm hiểu, chấm điểm để giúp các con phát triển”, thầy Hoàng cho biết.

Ở đây thầy giáo cũng lưu ý rằng, cách thức đánh giá, kiểm tra học sinh hiện nay đã hoàn toàn thay đổi, lên bảng hoặc làm bài kiểm tra đã được thay thế bằng việc kiểm tra cá nhân, đánh giá tập thể, hoạt động nhóm.

Giáo dục - Trả bài cũ không còn là cách đánh giá, kiểm tra học sinh (Hình 2).

Buổi chuyên đề có sự tham gia đông đảo của các thầy cô giáo.

Để có cái nhìn toàn diện, buổi chuyên đề cũng có sự tham gia của GS.TSKH Đỗ Đức Thái, Tổng chủ biên môn Toán bộ sách Cánh diều. Thầy Thái cho biết: “Thầy giáo đã rất sáng tạo trong việc sử dụng các kỹ thuật dạy học, nhờ những giải pháp đó đã động viên và thực sự lôi cuốn học sinh tham gia học tập trong suốt giờ học. Đó là tiền đề căn cốt để thực hành và phát triển năng lực cho học sinh”.

Tuy nhiên, chuyên gia cũng nhận định một giờ học có được thực hiện tốt đến mấy vẫn sẽ có vấn đề để buộc chúng ta phải cải tiến. “Đối với một người biên soạn sách giáo khoa như chúng tôi dự một giờ học thực tế như vậy rất bổ ích. Giúp chúng tôi cơ hội để nhìn thấy cuốn sách giáo khoa của mình trong thực tiễn được sử dụng, triển khai như thế nào từ đó điều chỉnh việc viết sách trong những năm học tiếp theo”, thầy Thái chia sẻ.

Giáo dục - Trả bài cũ không còn là cách đánh giá, kiểm tra học sinh (Hình 3).

GS.TSKH Đỗ Đức Thái, Tổng chủ biên môn Toán bộ sách Cánh diều đánh giá về tiết dạy.

Trên thực tế, để Chương trình GDPT 2018 mang lại hiệu quả, rất cần sự phối hợp giữa người quản lý và thầy cô làm công tác chuyên môn, theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường THPT Tây Hồ: “Sau khi dạy chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo viên có rất nhiều băn khoăn, đây là dịp trao đổi chuyên môn, công việc và cũng thúc đẩy giáo viên vượt qua khó khăn có những bài giảng mới”.

Trong quá trình triển khai, nhà trường đã tổ chức định kỳ các buổi trao đổi chuyên môn với giáo viên để tìm ra những vướng mắc và thay đổi cho phù hợp. Những hoạt động như vậy sẽ giúp ích việc hoàn thiện nội dung chương trình mới.

Ưu điểm của hệ thống giáo dục Pháp, so với Mỹ, Anh khác như thế nào?

Thứ 3, 07/03/2023 | 16:54
Hệ thống giáo dục Pháp có những bước thay đổi quan trọng trong suốt hàng trăm năm lịch sử, được sinh viên quốc tế đánh giá cao về chất lượng.

Thay đổi cách tiếp cận môn Ngữ văn trong Chương trình GDPT 2018

Thứ 5, 02/03/2023 | 21:58
Theo chương trình mới, giáo viên có nhiều phương pháp để truyền tải kiến thức cho học sinh, giúp các em chủ động tiếp cận, sáng tạo bài học.

Sách giáo khoa của NXB Giáo dục Việt Nam bao giờ mới hết "sạn"?

Thứ 3, 28/02/2023 | 15:22
Sách giáo khoa vẫn là nguồn học liệu chính để học sinh sử dụng, tuy nhiên lại không khó tìm ra những lỗi sai cơ bản trong cuốn sách này.
Cùng tác giả

Chứng chỉ ngoại ngữ: Căng thẳng ôn tập để thêm "vé" vào đại học

Thứ 4, 15/05/2024 | 07:04
Không ít các học sinh luyện thi CCNN chỉ để đủ điều kiện ưu tiên vào đại học, điều này làm mất đi ý nghĩa thực của các bài thi và cách tiếp cận học tập.

Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em

Thứ 3, 14/05/2024 | 15:40
Bộ GD&ĐT cho biết tuỳ từng điều kiện của mỗi địa phương để tổ chức các hoạt động hưởng ứng tháng hành động vì trẻ em năm 2024.

Hoàn thiện chính sách pháp luật liên quan đến nhà giáo

Thứ 3, 14/05/2024 | 11:07
Có số lượng đông đảo và nghề nghiệp đặc thù, tuy nhiên nhiều chính sách hiện nay vẫn chưa phù hợp với các thầy cô giáo.

Tạo động lực cho người trẻ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Chủ nhật, 12/05/2024 | 12:23
Với khả năng thích ứng, luôn tìm tòi, ham học hỏi, các em học sinh, sinh viên là lực lượng quan trọng để phát triển, đổi mới đất nước.

Bộ GD&ĐT lưu ý thí sinh sau khi kết thúc đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Thứ 7, 11/05/2024 | 07:30
Kết thúc thời gian đăng ký theo quy định đã có 1.067.391 thí sinh đăng ký dự thi trên hệ thống đăng ký thi của Bộ GD&ĐT.
Cùng chuyên mục

Chứng chỉ ngoại ngữ: Căng thẳng ôn tập để thêm "vé" vào đại học

Thứ 4, 15/05/2024 | 07:04
Không ít các học sinh luyện thi CCNN chỉ để đủ điều kiện ưu tiên vào đại học, điều này làm mất đi ý nghĩa thực của các bài thi và cách tiếp cận học tập.

Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em

Thứ 3, 14/05/2024 | 15:40
Bộ GD&ĐT cho biết tuỳ từng điều kiện của mỗi địa phương để tổ chức các hoạt động hưởng ứng tháng hành động vì trẻ em năm 2024.

Hoàn thiện chính sách pháp luật liên quan đến nhà giáo

Thứ 3, 14/05/2024 | 11:07
Có số lượng đông đảo và nghề nghiệp đặc thù, tuy nhiên nhiều chính sách hiện nay vẫn chưa phù hợp với các thầy cô giáo.

Chi tiết lịch nghỉ hè 2024 chính thức của học sinh 63 tỉnh, thành

Thứ 3, 14/05/2024 | 10:00
Năm nay hầu hết các địa phương tổ chức bế giảng trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6.

Học sinh thủ đô lan tỏa kiến thức tới trẻ vùng cao

Thứ 2, 13/05/2024 | 10:36
“Tựa gió hoạ mây” được tổ chức dưới hình thức buổi hoạt động ngoại khoá kết hợp tân trang thư viện trường đã nhận được sự ủng hộ và đón tiếp nồng nhiệt.
     
Nổi bật trong ngày

Bản tin 14/5: Gần 2.000 trẻ dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước mỗi năm

Thứ 3, 14/05/2024 | 06:00
Gần 2.000 trẻ dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước mỗi năm; Xe đầu kéo bốc cháy sau va chạm liên hoàn, nhiều người bị thương...

Dự báo thời tiết ngày 14/5/2024: Miền Bắc có nơi trở mưa to

Thứ 3, 14/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (14/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Giữa tháng 5, miền Bắc lại sắp đón không khí lạnh yếu

Thứ 3, 14/05/2024 | 21:02
Dự báo do tác động của một đợt không khí lạnh yếu tăng cường, miền Bắc sắp chuyển trạng thái mưa dông, có nơi mưa rất to.

Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em

Thứ 3, 14/05/2024 | 15:40
Bộ GD&ĐT cho biết tuỳ từng điều kiện của mỗi địa phương để tổ chức các hoạt động hưởng ứng tháng hành động vì trẻ em năm 2024.

Bản tin 15/5: Cụ bà 90 tuổi suýt tử vong vì hóc loại hạt quen thuộc

Thứ 4, 15/05/2024 | 06:00
Cụ bà 90 tuổi suýt tử vong vì hóc loại hạt quen thuộc; Tp.HCM công bố số thí sinh thi lớp 10, nhiều thí sinh không tham dự...