Trận đánh đối hải đầu tiên pháo binh VN

Trận đánh đối hải đầu tiên pháo binh VN

Thứ 5, 17/10/2013 | 14:28
0
Đó là trận đánh pháo đối hải đầu tiên của pháo binh Việt Nam diễn ra ở trận địa pháo Cát Bà (Hải Phòng). Điều đặc biệt là các khẩu siêu pháo không có kim hỏa bởi do trước đó, quân Pháp đã phá bỏ khi rút đi, bộ đội ta đã sáng tạo, bằng cách dùng búa và đục thay kim hỏa. Trải qua thời gian dài, ngày nay trận địa pháo vẫn còn.

Pháo đặt ở vị trí trọng yếu

Chúng tôi đến Cát Bà vào một ngày chang chang nắng cuối mùa thu. Những tia nắng len lỏi qua làn sương mỏng phủ một màu vàng óng ả xuống vạn vật. Đứng từ độ cao 1770m (so với nước biển) trên đỉnh pháo đài ngắm nhìn toàn cảnh Cát Bà, tôi hoàn toàn tin rằng, mình đã bị thiên nhiên nơi này chinh phục. Thắng, người luôn tự hào rằng mình là dân Cát Bà gốc, vỗ vỗ tay vào một trong hai khẩu pháo khủng, dài hơn chục mét, đang vươn mình ra phía biển. "Ngày trước khi đi bộ đội, em cũng chỉ nghe các cụ nói về một pháo đài giữa đảo, đã từng "đấu súng" với hải quân Pháp. Khi vào quân ngũ, đọc thêm sách, em mới biết hơn những lịch sử của cha ông" - Thắng nói.

Xã hội - Trận đánh đối hải đầu tiên pháo binh VN

Hệ thống hào vững chắc.

Nhìn vào tấm bản đồ được căng ngang tại hầm trực chiến, nằm lọt thỏm trong sườn núi, không khó để nhận ra hòn ngọc lung linh giữa trùng khơi này có vị trí chiến lược về quân sự trên vùng biển Đông Bắc. Do nằm ở cuối dãy vòng cung Đông Triều nên Cát Bà được coi như phên giậu của biển. Pháo đài khổng lồ ngày đêm canh giữ con đường biển đi vào thành phố Cảng và vùng Đông Bắc Tổ quốc. Được kiến tạo bởi các núi đá vôi, Cát Bà có dáng vẻ rất kỳ vĩ, với hàng trăm dáng núi kỳ dị và nhiều hang động, nhiều vịnh nằm sâu trong đảo. Núi đá, rừng rậm liên tiếp, xen kẽ nhau, áng, lộng, vịnh to, vịnh nhỏ, dài rộng, nông sâu không những làm nên vẻ đẹp diệu kỳ mà còn tạo thành địa hình hiểm trở rất "lợi hại" về quân sự.

Đảo nằm ở cuối dãy vòng cung chiến lược, được coi như một pháo đài khổng lồ ngày đêm canh giữ con đường biển đi vào vùng Đông Bắc nước ta. Cao điểm 177, nơi đặt pháo đài thần công là vị trí trọng yếu canh giữ vùng biển, vùng trời khu vực Đông Bắc của Tổ quốc. Tầm nhìn của trận địa pháo có thể xem là điểm cao nhất và quan sát được toàn bộ khu vực Cát Bà. Vì lợi thế như vậy, Pháp biến nơi đây thành trận địa pháo với mong muốn khóa được yết hầu đường biển đi vào khu vực phía Đông Bắc nước ta.

Xâm lược nước ta, Pháp đã chở những khẩu thần công bằng đường biển sang Việt Nam. Sau khi vận chuyển đến bờ biển Hải Phòng, phải mất rất nhiều công sức, pháo mới lắp đặt được ở trên độ cao này. Bởi nòng pháo dài hơn chục mét, nặng cả trăm tấn, được xếp vào hàng vũ khí khủng thời đó. Thông tin dành cho khách du lịch về hai khẩu pháo cũng chỉ vỏn vẹn vài dòng: Đây là loại pháo đối hải, được sản xuất năm 1910 tại Pháp, cỡ nòng 138mm, điều khiển bằng điện và có khả năng bắn xa đến 40km.

Sử sách còn ghi lại, sau khi bị quân Nhật "hất cẳng" khỏi nước ta, quân đội của Pháp phải rút khỏi Hải Phòng. Vào năm 1945, khi đại chiến thế giới lần thứ hai kết thúc với sự tháo chạy của quân phát xít, quân Nhật tại Việt Nam cũng phải đầu hàng quân đồng minh. Bộ đội ta đã tiếp quản Cát Bà. Đại đội Ký Con được giao quản lý pháo đài này.

Vào năm 1946, chính quyền ta còn non trẻ nhưng phải đối phó với thù trong giặc ngoài. "Giặc đói, giặc dốt" hoành hành, trong nước vẫn còn hàng chục vạn quân Pháp, quân Tưởng nhũng nhiễu nhân dân. Bộ đội ta giữ chốt tại điểm cao 177 đã khai hỏa khi tàu Pháp tiến vào Hải Phòng. Chỉ trong những loạt đạn đầu, một tàu chiến Pháp đã bị bắn chìm. "Như vậy là khẩu pháo quê em còn khai hỏa, làm chiến tích trước cả pháo đài Láng tại Hà Nội", Thắng tự hào nói. Và, lịch sử quân sự Việt Nam đã ghi nhận, đây là trận đánh pháo đối hải đầu tiên của pháo binh Việt Nam. Nhưng chưa hết, điều khiến những khẩu pháo tại điểm cao này đi vào sử sách với chiến tích "độc nhất vô nhị" chính là việc: Khẩu pháo được khai hỏa bằng búa và đục! Sử liệu ghi lại, sau khi buộc phải rút khỏi Hải Phòng, quân đội Pháp đã phá hủy kim hỏa của khẩu pháo. Lịch sử chiến tranh nhân dân nước Nam luôn ghi nhận những sáng tạo bất ngờ. Có lẽ, trong lịch sử chiến tranh thế giới cũng chưa từng ghi nhận một chiến tích tương tự: Búa và đục hạ gục tàu chiến!

Ông Nguyễn Văn Tỉnh - Trưởng ban quản lý khu du lịch Pháo đài cho hay: "Trận địa pháo này thực dân Pháp xây khi đưa quân ra Bắc kỳ và chiếm lĩnh đảo Cát Bà. Khẩu pháo này được sản xuất ở Pháp và tháo rời rồi vận chuyển từng bộ phận. Khi vận chuyển đến độ cao 1770m này, nó mới được lắp lại. Mang 3 khẩu pháo lớn đến đặt ở nơi đây, Pháp có mục đích dùng nó để siết chặt yết hầu trọng yếu khu vực Đông Bắc nước ta. Hiện nay, nơi đây vẫn còn dấu vết con đường kéo pháo cũng như các vũ khí khác để thực hiện trận địa pháo. Tuy nhiên, lắp pháo thần công xong, quân Pháp chưa sử dụng được lần nào thì quân ta đã chiếm đảo. Trận địa pháo này chỉ được sử dụng một lần cũng chính là trận địa pháo đầu tiên mà quân ta đánh Pháp vào năm 1946 khi quân Pháp tiến vào vùng biển Hải Phòng theo Hiệp định sơ bộ.

Xã hội - Trận đánh đối hải đầu tiên pháo binh VN (Hình 2).

 Một khẩu pháo trên cao điểm 177.

Chưa có lời giải về số phận một khẩu pháo

Vài năm trở lại đây, trận địa pháo được mở cửa cho khách du lịch vào tham quan và sờ tận tay lên những khẩu pháo thần công này. Nó đang trở thành điểm khám phá hấp dẫn bậc nhất ở hòn đảo ngọc này. Trải qua sự tàn phá của chiến tranh và sự mài mòn tàn phá của thời gian nhưng khu di tích hầu như vẫn giữ nguyên được hình dạng ban đầu. Khu pháo đài cổ không chỉ hấp dẫn sự tò mò khám phá về những khẩu pháo thần công mà còn kích thích sự tò mò bởi hệ thống hầm hào dài hàng trăm mét nối giữa các trung tâm khu chỉ huy và nhiều khu chức năng khác nhau, giúp thế hệ trẻ có thể hình dung ra được phần nào trận chiến nổi tiếng ở đảo Cát Bà năm xưa.

Hệ thống hầm hào trú ẩn được xây dựng để nối liền ba đài siêu pháo. Hào trong lòng núi được xây ghép bằng tảng đá xanh có chỗ dày tới gần 1 mét, rất kiên cố, tạo nên một pháo đài bất khả xâm phạm, bảo vệ Hải Phòng. Sâu trong lòng núi là những dãy hành lang hun hút, thỉnh thoảng bắt gặp một số phòng nhỏ, hội trường và kho đạn. Đặc biệt hầm chữ U là nơi dùng để chống bom có sức chứa 500 người với nhiều phòng chuyên dụng như phòng ăn, phòng bếp, phòng họp, phòng dành cho thương binh hồi sức.

Pháo đài vẫn còn, tuy nhiên do không được bảo quản nên các siêu pháo đã bị hoen gỉ khá nhiều. Trước đây, có ba khẩu pháo được lắp đặt trên pháo đài này, tuy nhiên hiện nay chỉ còn lại hai khẩu. Sự mất tích của một khẩu pháo nặng hàng trăm tấn này đến nay vẫn còn là một bí ẩn. Có người thì cho rằng, khi chiếm giữ pháo đài này, quân Nhật đã tháo dỡ, vận chuyển một khẩu đem sang đảo Vân Đồn, Quảng Ninh lắp đặt để trấn giữ cửa biển vùng Quảng Ninh. Tuy nhiên, trên đường vận chuyển bằng tàu, do sóng lớn, khẩu pháo lại quá nặng nên tàu bị đắm đem theo khẩu pháo đó xuống đáy biển. Đến giờ, nó vẫn nằm dưới đáy biển, chưa trục vớt được.

Thông tin khác lại cho rằng, thời chiến tranh, bộ đội ta có lệnh chuyển khẩu pháo vào trong vùng Quảng Yên (Quảng Ninh). Quá trình vận chuyển khẩu pháo đó rất vất vả phải tháo ra rồi chuyển xuống tàu. Khi tàu đến khu vực Quảng Yên, quân ta phát hiện khu đó có giặc bao vây. Không còn cách nào khác, bộ đội ta đành lặng lẽ đẩy xuống biển để tránh bị phát hiện. Tuy nhiên, sau nhiều tháng lục tìm trong sử liệu, những ghi nhận trên chưa được sách nào ghi nhận.                                       

Tình quân dân ấm áp

Năm ấy, dù các chiến sỹ chiến đấu ở trên cao, đường lên rất cao và vòng vèo khó đi nhưng các chiến sỹ không khi nào thiếu nước sinh hoạt. Các bà, các chị ở đảo thay phiên nhau gánh nước lên phục vụ các chiến sỹ chiến đấu. Mỗi một gánh nước là nhiều gánh mồ hôi nhưng các chị vẫn không ngừng phục vụ kháng chiến. Đây cũng là truyền thống xa xưa của phụ nữ ở đảo. Tương truyền, xưa kia tên đảo là Các Bà, là hậu phương cho các ông (nay có đảo Các Ông) theo Thánh Gióng đánh giặc Ân. Ở thị trấn Cát Bà hiện nay có đền Các Bà. Các bản đồ hành chính thời Pháp thuộc (như bản đồ năm 1938) còn ghi là Các Bà. Vì thế nhiều người cho rằng tên gọi Các Bà đã bị đọc lệch thành Cát Bà.      

Thành Huế

Bí mật trận đánh lính Đức sát cánh cùng lính Mỹ

Thứ 2, 15/07/2013 | 15:54
Trong những ngày cuối cùng của cuộc Thế chiến thứ II, một sự kiện khó tin đã xảy ra. Những người lính Mỹ và Đức vốn là kẻ thù không đội trời chung, bất ngờ cùng kề vai sát cánh bên nhau chống lại kẻ thù chung trong một trận đánh ác liệt. Sau hơn nửa thế kỷ, những bí mật về điều kỳ diệu này mới được công bố, khiến không ít người phải sửng sốt.

Giải phóng Trường Sa, trận đánh thần tốc

Thứ 6, 26/04/2013 | 11:07
Sáng 29-4-1975, một ngày trước khi giang sơn liền một mối, Trường Sa - một phần máu thịt của Tổ quốc - được giải phóng. Chỉ với hơn 200 chiến sĩ đặc công đi trên 3 tàu không số, đội quân của những “Yết Kiêu thời đại Hồ Chí Minh” đã làm chủ Trường Sa.

Trận đánh bất ngờ giải phóng Trường Sa của vị tướng già

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:54
Là một trong những người chỉ huy trung đội đặc công nước trên tàu không số ra giải phóng quần đảo Trường Sa trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975, nên trong ký ức của vị tướng già Mai Năng đầy hào hùng nhưng đẫm máu và nước mắt.

Những trận đánh "xuất quỷ nhập thần" của đặc công rừng Sác

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:48
Lính đặc công Rừng Sác ngoài bơi giỏi như rái cá họ còn có khả năng đột nhập vào tận những sào huyệt chứa vũ khí, nhiên liệu của kẻ địch.

Những trận đánh oanh liệt của 'vua diệt máy bay Mỹ'

Thứ 2, 04/02/2013 | 14:06
Với thành tích cùng đồng đội bắn cháy 37 chiếc máy bay của quân đội Mỹ, ông xứng đáng với biệt danh "vua diệt may bay" hay "sát thủ trên không" mà đồng đội, những người đã từng "vào sinh ra tử" dưới mưa bom bão đạn năm xưa với ông đặt cho.

Dàn trận đánh người, cướp xe người đi đường

Thứ 5, 03/01/2013 | 09:59
Sau khi đánh điện tử thiếu tiền, 4 thanh niên đã kéo nhau ra đường dàn trận đánh người đi đường, cướp xe máy lúc đêm khuya.

Bí mật trận đánh lính Đức sát cánh cùng lính Mỹ

Thứ 2, 15/07/2013 | 15:54
Trong những ngày cuối cùng của cuộc Thế chiến thứ II, một sự kiện khó tin đã xảy ra. Những người lính Mỹ và Đức vốn là kẻ thù không đội trời chung, bất ngờ cùng kề vai sát cánh bên nhau chống lại kẻ thù chung trong một trận đánh ác liệt. Sau hơn nửa thế kỷ, những bí mật về điều kỳ diệu này mới được công bố, khiến không ít người phải sửng sốt.

Giải phóng Trường Sa, trận đánh thần tốc

Thứ 6, 26/04/2013 | 11:07
Sáng 29-4-1975, một ngày trước khi giang sơn liền một mối, Trường Sa - một phần máu thịt của Tổ quốc - được giải phóng. Chỉ với hơn 200 chiến sĩ đặc công đi trên 3 tàu không số, đội quân của những “Yết Kiêu thời đại Hồ Chí Minh” đã làm chủ Trường Sa.

Trận đánh bất ngờ giải phóng Trường Sa của vị tướng già

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:54
Là một trong những người chỉ huy trung đội đặc công nước trên tàu không số ra giải phóng quần đảo Trường Sa trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975, nên trong ký ức của vị tướng già Mai Năng đầy hào hùng nhưng đẫm máu và nước mắt.

Những trận đánh "xuất quỷ nhập thần" của đặc công rừng Sác

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:48
Lính đặc công Rừng Sác ngoài bơi giỏi như rái cá họ còn có khả năng đột nhập vào tận những sào huyệt chứa vũ khí, nhiên liệu của kẻ địch.

Những trận đánh oanh liệt của 'vua diệt máy bay Mỹ'

Thứ 2, 04/02/2013 | 14:06
Với thành tích cùng đồng đội bắn cháy 37 chiếc máy bay của quân đội Mỹ, ông xứng đáng với biệt danh "vua diệt may bay" hay "sát thủ trên không" mà đồng đội, những người đã từng "vào sinh ra tử" dưới mưa bom bão đạn năm xưa với ông đặt cho.

Dàn trận đánh người, cướp xe người đi đường

Thứ 5, 03/01/2013 | 09:59
Sau khi đánh điện tử thiếu tiền, 4 thanh niên đã kéo nhau ra đường dàn trận đánh người đi đường, cướp xe máy lúc đêm khuya.