Tránh trường hợp “trăm hoa đua nở” trong khám chữa bệnh từ xa

Tránh trường hợp “trăm hoa đua nở” trong khám chữa bệnh từ xa

Nguyễn Hoa Trà
Thứ 5, 30/12/2021 | 18:26
0
Các chuyên gia cho rằng, người dân nên thay đổi thói quen đến bệnh viện để khám chữa bệnh mà có thể nhân sự tư vấn ngay tại nhà.

Hoạt động khám chữa bệnh từ xa càng được nhắc nhiều hơn trước bối cảnh đại dịch, bệnh nhân vẫn có thể tiếp cận với hệ thống y tế tuyến đầu, thăm khám bởi các bác sĩ có chuyên môn cao mà không cần phải gặp trực tiếp.

Sáng 30/12, IDG Việt Nam phối hợp cùng Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức hội thảo Cấp cao về Y tế số 2021, Digital Healthcare Summit, dưới sự bảo trợ của Bộ Y tế.

Chương trình diễn ra nhằm mục đích trao đổi về chuyển đổi số ngành y tế hướng tới nâng cao chất lượng dịch vụ y tế & chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Đối thoại - Tránh trường hợp “trăm hoa đua nở” trong khám chữa bệnh từ xa

Hội thảo bàn luận về xu hướng cũng như khó khăn trong chuyển đổi số y tế

Xu hướng dịch vụ y tế

Dịch vụ y tế ngày nay cũng không nằm ngoài lộ trình của sự thay đổi, điều này bắt nguồn từ nhu cầu của bệnh nhân, cũng như phát triển mạnh mẽ của công nghệ.

Trong phần trình bày của mình ông Khổng Văn Đông, Giám đốc Trung tâm Giải pháp y tế số, Tổng Công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel đã đưa ra bức tranh toàn cảnh của sự thay đổi trên.

Theo đó về góc độ cung ứng dịch vụ y tế hiện nay, trước tình hình dịch bệnh, cũng như xu hướng tương lai nên không thể trông chờ đến bệnh viện khám trực tiếp.

Trước sự dịch chuyển này, ông Đông đánh giá: “Các bệnh viện muốn duy trì hoạt động cần có các phòng khám bác sĩ gia đình, phòng khám từ xa” để từ đó thích ứng, phát triển.

Các mô hình bệnh viện cũng dần thay đổi từ mô hình bệnh viện truyền thống, mô hình bệnh viện thông minh, hiện nay là mô hình bệnh viện internet người dân có thể tự chăm sóc tại nhà.

Xu hướng hiên nay, từ xây bệnh viện khang trang, sạch sẽ chuyển sang bệnh viện toàn diện và chuyên sâu, y tế dự phòng.

Đối thoại - Tránh trường hợp “trăm hoa đua nở” trong khám chữa bệnh từ xa (Hình 2).

Ông Khổng Văn Đông thông tin về xu hướng các dịch vụ y tế hiện nay

Ông Đông trăn trở rằng: “Việc chuyển đổi công nghệ đã nói đến nhiều, nhưng quan trọng phải biến chiếc tivi của các gia đình thành nơi thăm khám của bác sĩ”.

Bởi khi áp dụng khám bệnh từ xa giúp giảm chi phí, tích kiệm thời gian cho bệnh nhân. Theo thông tin ông Đông cung cấp, một bệnh nhân tại Hà Nội khám bệnh trực tiếp, thời gian chờ bằng 2,9 lần thời gian được sử dụng dịch vụ y tế.

Từ ví dụ trên có thể thấy nếu chúng ta thay đổi hoạt động trên, sẽ hạn chế lãng phí sức lao động, đảm bảo an toàn y tế, giảm các thủ tục không cần thiết.

Thay đổi thói quen khám chữa bệnh

Việc chuyển đổi số, khám bệnh từ xa có điều thiết yếu nhưng hiện nay việc triển khai vẫn còn nhỏ lẻ tại các bệnh viện, chưa thống nhất ở tất cả các địa phương.

Là một trong những bệnh viện triển khai từ sớm hoạt động chữa bệnh từ xa từ tháng 4/2020, PGS.TS.Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã bày tỏ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Theo ông Hiếu mục đích khi triển khai hình thức khám chữa bệnh trên nhằm tạo ra niềm tin cho người dân đối với hệ thống y tế từ cấp cơ sở đến Trung ương. Bằng phương pháp này, người dân ở các vùng sâu vùng xa vẫn có thể được hỗ trợ chữa bệnh từ các bác sĩ ở tuyến đầu. Bên cạnh đó, đây cũng là bước đầu triển khai khám bệnh từ xa thông qua hệ thống telehealth, phòng khám chữa bệnh từ xa.

Đối thoại - Tránh trường hợp “trăm hoa đua nở” trong khám chữa bệnh từ xa (Hình 3).

PGS.TS.Nguyễn Lân Hiếu đưa ra những khó khăn trong việc chữa bệnh từ xa

Nhưng trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều vấn đề khó khăn, ông Nguyễn Lân Hiếu cho biết: “Trong quy định luật pháp hiện nay, chúng ta không có quy định chi trả lương cho các bác sĩ khám bệnh từ xa; quy định trách nhiệm pháp lý; quyền lợi của bác sĩ tham gia vào khám chữa bệnh chưa có hướng dẫn cụ thể”.

Điều này gây bất cập trong quá trình thăm khám, kê đơn thuốc cho bệnh nhân, chưa phân rõ trách nhiệm giữa bác sĩ ở địa phương và bác sĩ tham gia khám từ xa.

Bên cạnh đó, “100% chi phí khám chữa bệnh từ xa vẫn do bệnh nhân chi trả. Tuy nhiên trong chương trình telehealth ở bệnh viện Đại học Y hiện nay vẫn hoàn toàn miễn phí. Nhưng chúng ta cần có phương án  chi trả cho vấn đề này, bảo hiểm y tế cần tham gia vào hoạt động khám chữa bệnh từ xa”, ông Hiếu bày tỏ.

Thông tin tại hội thảo, thực tế hiện nay có rất nhiều bệnh viện triển khai khám chữa bệnh từ xa. Tuy nhiên, khó khăn nhất hệ thống không đồng bộ, ở các địa phương hiện nay vẫn sử dụng các thiết bị thế hệ cũ, đường truyền chậm nên khó để tiến hành khám chữa bệnh.

Đối thoại - Tránh trường hợp “trăm hoa đua nở” trong khám chữa bệnh từ xa (Hình 4).

Trong phần trình bày, ông Nguyễn Lân Hiếu cung cấp hình ảnh các thiết bị y tế di động hiện đại 

Ông Hiếu đưa ra quan điểm cần có tiêu chuẩn thống nhất về mặt kỹ thuật để triển khai khám chữa bệnh từ xa.

Yếu tố kinh tế cũng là một rào cản trong quá trình triển khai khám chữa bệnh tại nhà, bởi hiện nay các thiết bị, phương tiện vẫn phải nhập khẩu, chi phí cao.

Chuyên gia mong muốn Việt Nam cần chú trọng phát triển không chỉ là phần mềm mà còn cần phát triển các thiết bị phần cứng.

Cái khó nữa đó là thay đổi thói quen của người dân, theo ông Hiếu: “Người dân vẫn mong muốn được gặp bác sĩ trực tiếp, nhưng hiện nay cần tạo thói quen chữa bệnh không nhìn thấy bác sĩ, đặc biệt trong mùa dịch, nhưng chất lượng vẫn đảm bảo”.

Để làm được điều này việc theo dõi sức khỏe bằng sổ sức khỏe điện tử là cần thiết, nhưng cần thống nhất một hệ thống, ông Nguyễn Lân Hiếu bày tỏ: “Tránh trường hợp “trăm hoa đua nở”, chú trọng liên kết giữa các bệnh viện để khi có ca bệnh nặng nhanh chóng chuyển được đến nơi phù hợp”.

Không chỉ về phía bệnh nhân mà ngay cả các bác sĩ cũng phải thay đổi. Ở đây là cách thức đào tạo bác sĩ, tổ chức các lớp học chuyên nghiệp, cấp chứng chỉ đào tạo liên tục bằng phương thức học tập trực tuyến.

Theo thông tin từ hội thảo, công cuộc chuyển đổi số của ngành y tế đã ghi nhận nhiều kết quả đáng chú ý như: 100% thủ tục hành chính thực hiện dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4, 100% văn bản tại Bộ Y tế đã được xử lý điện tử và áp dụng chữ ký số.

Bước đầu công khai hơn 17.000 trang thiết bị, vật tư y tế, hơn 93.000 kết quả đấu thầu, trên 1.400 cơ sở y tế công khai giá dịch vụ y tế.

 

Các địa phương không được có quy định khác với nội dung của Bộ Y tế

Thứ 5, 30/12/2021 | 08:35
Để đảm bảo việc nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế chở khách, các địa phương cần đảm bảo không có quy định hoặc các hướng dẫn khác với nội dung của Bộ Y tế.

Bộ Y tế điều chỉnh về định nghĩa ca bệnh Covid-19

Thứ 5, 30/12/2021 | 08:33
Trước tình hình diễn biến dịch phức tạp, Bộ Y tế vừa có công văn gửi các địa phương nhằm hướng dẫn định nghĩa các trường hợp ca bệnh, người tiếp xúc gần.

WHO cảnh báo, biến thể Omicron có thể gây quá tải hệ thống y tế

Thứ 4, 29/12/2021 | 15:30
WHO đưa ra cảnh báo, biến thể Omicron sẽ khiến hệ thống y tế bị quá tải cho dù những nghiên cứu trước đây cho rằng biến thể mới này có thể gây bệnh nhẹ.
Cùng tác giả

Thủ tướng yêu cầu đảm bảo an toàn, chống gian lận trong kỳ thi THPT

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:37
Thủ tướng mới có Chỉ thị về việc tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.

Bộ GD&ĐT lưu ý "3 không" trong các khâu tổ chức thi tốt nghiệp THPT

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:33
Công tác tổ chức thực hiện thi tốt nghiệp THPT cần đúng quy trình, đúng quy chế, xử lý tốt các tình huống phát sinh trong kỳ thi.

Chứng chỉ ngoại ngữ: Chạy đua đi học nhưng không rõ mục đích

Thứ 6, 17/05/2024 | 07:00
Để lấy chứng chỉ ngoại ngữ thì ngược học cần xác định rõ nhu cầu, mục đích, tránh chạy theo phong trào gây tác dụng ngược.

Muốn con học trường chuyên phụ huynh cần lưu ý điều này

Thứ 5, 16/05/2024 | 20:06
Với môi trường học tập cần năng lực học tập tốt, có tư duy logic và tính tự học cao việc theo học trường chuyên không hề dễ dàng nếu thiếu sự chuẩn bị.

Lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh đối với các cấp học

Thứ 5, 16/05/2024 | 19:10
Trong đó, tập trung lồng ghép vào các môn học: Tiếng Việt; Tự nhiên và Xã hội; Đạo đức; Lịch sử và Địa lí; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm.
Cùng chuyên mục

Bảo đảm Kỳ họp thứ 7 diễn ra an toàn, hiệu quả, chất lượng cao nhất

Thứ 4, 15/05/2024 | 20:26
Ông Trần Thanh Mẫn đề nghị các cơ quan, đơn vị khẩn trương tiếp thu, hoàn chỉnh các báo cáo, tờ trình, đảm bảo chất lượng cao nhất các nội dung trình Quốc hội.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét 39 nội dung

Thứ 4, 15/05/2024 | 16:31
Dự kiến Kỳ họp thứ 7 sẽ khai mạc vào ngày 20/5 và bế mạc vào chiều ngày 27/6. Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội với 2 đợt.

Cử tri lo lắng về giá vàng liên tục biến động và tăng cao

Thứ 4, 15/05/2024 | 11:10
Ban Dân nguyện kiến nghị UBTVQH đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo, có giải pháp tăng cường công tác thanh tra, giám sát thị trường vàng.

Đề xuất thí điểm thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng

Thứ 3, 14/05/2024 | 18:40
Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhận thấy đề xuất thí điểm thành lập khu thương mại tự do của thành phố thể hiện sự quyết tâm, tinh thần đổi mới...

Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Thứ 3, 14/05/2024 | 14:37
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, phấn đấu đến năm 2035, việc hoàn thành được các mục tiêu trong chương trình sẽ góp phần phát triển văn hóa.