Trường quốc tế huy động vốn từ phụ huynh: Phụ huynh dễ đóng, khó đòi

Trường quốc tế huy động vốn từ phụ huynh: Phụ huynh dễ đóng, khó đòi

Thứ 6, 12/04/2024 | 10:17
0
Vụ việc xảy ra tại Trường quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) cho thấy chính sách đóng học phí theo hình thức vay vốn luôn tiềm ẩn những rủi ro nhất định.

"Gói đầu tư giáo dục": Phụ huynh dễ đóng, khó đòi

Thời gian qua, Trường AISVN vướng lùm xùm tài chính. Nhiều phụ huynh đã kéo đến trước cổng trường, đề nghị trường thanh toán tiền theo hợp đồng hoàn vốn.

Những phụ huynh này cho biết, con họ từng học tại Trường AISVN, được đào tạo chính khóa và miễn học phí trong suốt thời gian học tại trường. Điều kiện là phụ huynh sẽ cho trường vay tiền, nhà trường sẽ hoàn trả số tiền vay kể từ khi học sinh học hết lớp 12 và hoàn tất thủ tục chấm dứt chương trình đào tạo chính khóa hoặc hoàn tất các thủ tục ngưng học tại trường AISVN.

Tuy nhiên, đến khi con kết thúc thời gian học tại trường đã lâu, phụ huynh vẫn chưa được hoàn trả tiền.

Đỉnh điểm, báo Lao Động đưa tin, ngày 18/3, Trường AISVN thông báo, cho học sinh tạm nghỉ vì phần lớn giáo viên trường không đến trường giảng dạy. Nguyên nhân do trường gặp khó khăn về tài chính, không chi trả lương đầy đủ, đúng hạn cho đội ngũ giáo viên, nhân viên.

Giáo dục - Trường quốc tế huy động vốn từ phụ huynh: Phụ huynh dễ đóng, khó đòi

Từ tháng 9/2023, một số phụ huynh căng băng rôn yêu cầu Trường AISVN hoàn trả khoản tiền vay như đã cam kết sau khi con em họ hoàn tất thời gian học tập tại trường. Ảnh: PHCC/báo Thanh Niên

Đến ngày 19/3, Trường AISVN thông báo hoạt động lại nhưng theo phụ huynh, phần lớn học sinh đến trường được chia ra ngồi tự học, chơi ở căng tin, thư viện, sân bóng. Nhiều phụ huynh đưa con đến trường song phải quay lại đón con.

Theo mức học phí được công bố tại các trường quốc tế thường dao động 200 triệu đồng đến hơn 800 triệu đồng/năm học, tùy vào chương trình, cấp học.

Như vậy, có thể thấy trong trường hợp mọi chuyện suôn sẻ, phụ huynh và cả nhà trường đều hưởng lợi từ chính sách thu hút vốn này. Nhưng ngược lại, nếu trường mất cân bằng tài chính, thì học sinh, phụ huynh bị ảnh hưởng rất lớn. Đơn cử vụ việc xảy ra tại Trường AISVN, phụ huynh có con đã tốt nghiệp thì mòn mỏi đòi nợ trường, còn phụ huynh đang có con theo học thì hoang mang không biết việc học của con sẽ như thế nào.

Rủi ro từ hợp đồng đầu tư giáo dục, vay vốn

Theo nhiều chuyên gia, hình thức vay vốn thông qua “gói đầu tư giáo dục” – phụ huynh trả học phí trước nhiều năm – đã có từ gần 15 năm trước. Hình thức đầu tư giáo dục thông qua học phí về bản chất ẩn chứa mối quan hệ tín dụng, trong đó nhà trường "cắt cầu" ngân hàng bằng cách làm việc với phụ huynh.

Một đặc điểm riêng của dịch vụ trường học là trường thu tiền trước rồi cung cấp dịch vụ sau và bao giờ người học cũng phải đóng học phí trước khi học. Với gói đầu tư giáo dục dài hạn, người học còn phải "tạm ứng" trước nhiều năm cho nhà trường.

Về hình thức này, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư Hà Nội, cho biết pháp luật hiện hành không có quy định nào cấm, hạn chế việc trường học vay tiền phụ huynh.

Pháp luật Việt Nam cho phép doanh nghiệp huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó có hình thức vay vốn của các tổ chức, cá nhân hoặc vay vốn của các tổ chức tín dụng. Việc vay mượn được thực hiện trên cơ sở thoả thuận tự nguyện, phải sử dụng tiền đúng mục đích và thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên.

Ông Cường cho rằng, các cơ sở ngoài công lập hoạt động với chủ sở hữu là một công ty cổ phần, do đó được phép huy động vốn dưới dạng góp cổ phần, vốn góp từ người lao động trong đơn vị, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác thông qua hợp tác, liên kết...

“Trong trường hợp này, cán bộ nhà trường đã thuyết phục phụ huynh cho vay tiền với chính sách ưu đãi miễn học phí; cơ sở hạ tầng khang trang là những căn cứ, cơ sở để các phụ huynh tin tưởng cho vay với số lượng tiền lớn như vậy”, ông Cường trao đổi với Vietnamnet.

Giáo dục - Trường quốc tế huy động vốn từ phụ huynh: Phụ huynh dễ đóng, khó đòi (Hình 2).

Hàng trăm phụ huynh Trường Quốc tế AISVN làm việc với chủ trường và các ban ngành, chiều 30/3. Ảnh: Nhàn Lê/ báo Tiền Phong.

Trong tình huống trường có phương án tài chính kỹ lưỡng và hiệu quả, họ có thể "mượn" vốn từ phụ huynh để xây dựng, phát triển trường thì hình thức hợp tác này "đôi bên cùng có lợi". Tuy nhiên ông Cường cũng cho rằng, với các gói đầu tư giáo dục như vậy, phụ huynh cũng sẽ đối mặt với nhiều rủi ro, bởi việc cho vay dựa trên niềm tin với ban lãnh đạo và tương lai phát triển của nhà trường mà không có biện pháp đảm bảo.

Trao đổi với báo Thanh Niên, thạc sĩ Bùi Khánh Nguyên, chuyên gia giáo dục độc lập cũng cho rằng mặt tích cực của các “gói đầu tư giáo dục” là phụ huynh (PH) có tiền nhàn rỗi hoặc có khả năng đóng phí nhiều năm sẽ được hưởng chiết khấu trên học phí rất cao, không bị ảnh hưởng bởi chính sách tăng học phí từng năm (khoảng 10 - 15%) nếu đóng lẻ.

Nhưng mặt trái là PH sẽ phải theo trường suốt một thời gian dài ngay cả khi nhu cầu có thay đổi, hoặc chất lượng trường học đã thay đổi. Ngoài ra, việc trao trước số tiền lớn cho trường học cũng kèm theo rủi ro là trường hoàn toàn có khả năng gặp sự cố, bị thua lỗ, thậm chí phá sản. Món tiền đó không được bảo hiểm, và nếu trường phá sản thì cũng chỉ thực hiện theo luật phá sản của doanh nghiệp vì hầu hết trường tư hoạt động như một công ty hay doanh nghiệp vì lợi nhuận.

Ông Ngô Thành Huấn - CEO CTCP FIDT, một đơn vị chuyên tư vấn đầu tư và quản lý gia sản tại Việt Nam, thì nêu một quan điểm mang tính dài hạn, rất đáng chú ý.

Theo ông Ngô Thành Huấn, thoạt nhìn, hoạt động này có thể làm cho nhiều phụ huynh người Việt cảm tưởng như đóng tiền một lần sẽ được chiết khấu nhiều nhưng bản chất lại phức tạp và tương đương với việc phát hành trái phiếu từ nhà trường. Mấu chốt là không có tài sản đảm bảo, “quá hợp lý cho nhà trường nhưng đầy phi lý và bất lợi cho phụ huynh”.

Vậy tại sao phụ huynh không thấy từ đầu? Ông Ngô Thành Huấn cho rằng, điểm khiến người Việt luôn nằm trong top bị lừa đảo tài chính cao trên thế giới có lẽ vì chúng ta bị bỏ rơi giáo dục tài chính quá lâu. Suốt từ thế hệ 9X trở về trước, trong chương trình đào tạo phổ thông có nhiều môn học nhưng chúng ta ít được dạy là phải làm gì với tiền - hoạch định tài chính cá nhân.

Ông Huấn quan ngại, nhiều người Việt Nam trưởng thành còn không phân biệt nổi cổ phiếu và trái phiếu, vốn nằm trong chương trình giáo dục cấp 3 của nhiều nước phát triển. Vì vậy không có gì quá ngạc nhiên các mô hình huy động vốn kiểu này chôn hàng nghìn tỷ của người dân nhưng vẫn tồn tại và phát triển.

Những gì phụ huynh cảm thấy được lợi là: Quẳng gánh lo đi và an tâm về số tiền học phí cao trong nhiều năm tới, cũng như nỗi lo ngại tăng giá học phí do “lạm phát” - vốn là nỗi sợ của người Việt. Phụ huynh an tâm vì được “hoàn phí” khoản tiền mà vốn dĩ đối với họ là “chi phí”, giờ lại có vẻ như là “đầu tư”; an tâm làm ăn, đầu tư mà không ngại rủi ro sẽ gián đoạn việc học hành của con.

“Nhưng cơ bản về chi phí cơ hội, do yếu dân trí tài chính chúng ta đã quá xem thường. Cái gì quá nhiều điểm lợi sẽ phải tương đồng với rủi ro. Bên cạnh đó, nếu thật sự phương án kinh doanh khả thi, các doanh nghiệp sẽ có xu hướng vay ngân hàng với lãi suất tốt hơn trong trung dài hạn. Nhưng tại sao họ lại không vay, đơn giản vì tài sản thế chấp là không đủ và còn vì phương án quản trị vốn và kinh doanh tiềm ẩn quá nhiều rủi ro”, ông Huấn khẳng định. Vậy nhà trường được lợi gì trong hợp tác này?

Theo vị CEO CTCP FIDT, có quá nhiều lợi ích và không có rủi ro, nhà trường giao gần hết rủi ro phá sản lại cho phụ huynh. Đó là nhà trường thu về một lượng lớn nguồn vốn và đảm bảo doanh thu, số lượng học sinh; chi phí huy động vốn quá tốt nếu xét trên rủi ro mô hình hoạt động.

Trường không cần tài sản đảm bảo như vay vốn ngân hàng (tín chấp vẫn được tại ngân hàng nhưng điều kiện giải ngân sẽ rất phức tạp), không cần báo cáo kết quả hoạt động, không bị giám sát và ý kiến về rủi ro về mục đích sử dụng vốn.

Nếu thuận lợi, mô hình này giúp nhà trường đúng nghĩa là “tay không bắt giặc”, đưa ra ý tưởng kinh doanh rồi cả trăm con người góp vốn mà không bị kiểm soát. Nhà trường có thể dùng tiền đó đầu tư để cho lợi nhuận cao hơn.

Trong khi pháp luật hiện nay vẫn cho phép doanh nghiệp vay vốn của các cá nhân, pháp nhân không bắt buộc phải có tài sản đảm bảo. Nếu vậy, chỉ cần dựa vào uy tín của một tổ chức giáo dục đi vay phụ huynh quá lợi so với vay ngân hàng. Nếu xảy ra vấn đề, trường đàm phán với phụ huynh cũng không khó khăn như với ngân hàng, cũng không bị nợ xấu.

Đứng về phía phụ huynh, CEO tư vấn đầu tư và quản lý gia sản tại Việt Nam cho rằng, vì thiếu kiến thức tài chính cơ bản và nhiều người đang nhìn cuộc chơi này “quá ngây thơ”.

Chuyên gia FIDT nói, ông có một số khách hàng thật tình kể lại rằng, họ tính ra lợi nhuận tầm 7-10% (tùy giai đoạn và tùy trường) cũng hợp lý, cao hơn lãi huy động gửi tiết kiệm, lại có nhiều điểm lợi như các yếu tố đã liệt kê phía trên.

“Nhưng có điều nguy hiểm về đầu tư người Việt ít quan tâm, thẩm định rủi ro phải đúng và đủ. Rủi ro ở đây là mất sạch vốn nếu trường hoạt động không tốt. Nếu rủi ro lỗ trong đầu tư cổ phiếu từ 30-40%, đây là rủi ro mất sạch vốn.

Nếu muốn đầu tư hiệu suất phải là 30-40% mới xứng đáng như đầu tư cổ phiếu rủi ro cao lợi nhuận kỳ vọng phải cao, đằng này rủi ro mất vốn 100% mà chỉ đổi lại 10%, một sự vô lý đến cùng cực”, ông Huấn ái ngại.

Về đề xuất ngắn hạn, CEO FIDT cho rằng, thứ nhất, nếu bất kỳ ai đảm bảo với bạn lợi nhuận cố định, trừ ngân hàng, rủi ro sẽ khá cao. Nếu không, họ đã vay ngân hàng. Bạn không thể tự thẩm định mô hình hoạt động của doanh nghiệp, điều này cần chuyên môn riêng biệt mà xã hội phải tạo ra khuôn khổ để hỗ trợ người dân.

Thứ hai, chúng ta cần phân biệt giữa vay vốn và góp vốn. Vay vốn phải có mục đích sử dụng, tài sản thế chấp. Vay tín chấp không dành cho người dân, là sân chơi phức tạp đến ngân hàng còn vướng nợ xấu, người dân khó có đủ năng lực đánh giá. Góp vốn phải đánh giá được mô hình kinh doanh.

“Truyền thông năm nào cũng nói về lừa đảo tài chính, về huy động vốn đa cấp nhưng tình trạng này vẫn diễn ra. Giải pháp thật sự nằm ở dân trí tài chính”, chuyên gia FIDT trăn trở.

Minh Hoa (t/h)

Tp.HCM: Học sinh Trường quốc tế Mỹ Việt Nam đã đi học lại

Thứ 4, 03/04/2024 | 14:18
Sau khi được phụ huynh hỗ trợ gần 22 tỷ đồng, Trường quốc tế Mỹ Việt Nam đã hoạt động trở lại.

Tp.HCM: Đảm bảo quyền lợi cho học sinh Trường quốc tế Mỹ Việt Nam

Thứ 3, 02/04/2024 | 19:39
Sự việc tại Trường quốc tế Mỹ Việt Nam là điểm nóng trong phiên họp kinh tế xã hội Tp.HCM quý 1/2024, với nhiều nỗ lực của cơ quan chức năng.

Chủ tịch hội đồng Trường Quốc tế Mỹ bị cấm xuất cảnh

Thứ 5, 28/03/2024 | 23:01
Cơ quan chức năng đang thực hiện biện pháp cấm xuất cảnh đối với bà Nguyễn Thị Út Em, Chủ tịch HĐQT Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) do nợ thuế thu nhập cá nhân.

Diễn biến mới nhất vụ hàng ngàn học sinh Trường Quốc tế Mỹ dừng học

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:13
Đại diện nhóm phụ huynh cho rằng, chỉ còn vài tháng nữa là kết thúc năm học, nên mong muốn con mình được học trực tuyến.
Cùng chuyên mục

Những lưu ý đặc biệt trong xét tuyển sớm đại học 2024

Thứ 3, 30/04/2024 | 12:30
Năm 2024, nhiều thí sinh vẫn ưu tiên chọn phương thức xét tuyển sớm bằng học bạ THPT để chắc suất vào đại học.

Phát triển nguồn nhân lực “đi đường dài” với nền kinh tế xanh

Thứ 2, 29/04/2024 | 17:00
Quá trình chuyển đổi xanh sẽ có nhiều gian nan, khó khăn và để giải quyết các bài toán đặt ra, rất cần vai trò của đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Vì sao gần 7.000 thí sinh thi đánh giá tư duy phải dự thi lại?

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:48
Gặp sự cố, ban chỉ đạo thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa đã lùi thời gian thi 60 phút để kiểm tra hệ thống và sau đó mở lại.

Cổng thông tin tuyển sinh lớp 10 có nhiều tính năng hỗ trợ lựa chọn

Chủ nhật, 28/04/2024 | 18:15
Cổng thông tin tuyển sinh vừa thành lập, sẽ giúp phụ huynh, học sinh chỉ cần ngồi ở nhà vào trang web tìm kiếm thông tin về trường sẽ đăng ký học.

10/10 học sinh Việt Nam đoạt giải cao tại Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev 2024

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:56
Với thành tích này, Việt Nam xếp hạng 3 toàn đoàn, sau đoàn Trung Quốc và Nga. Đây là lần đầu tiên học sinh Việt Nam dự Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 30/4/2024: Tiếp đợt nắng nóng như "đổ lửa"

Thứ 3, 30/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (30/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Những lưu ý đặc biệt trong xét tuyển sớm đại học 2024

Thứ 3, 30/04/2024 | 12:30
Năm 2024, nhiều thí sinh vẫn ưu tiên chọn phương thức xét tuyển sớm bằng học bạ THPT để chắc suất vào đại học.

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh "hiếm gặp", mưa dông kèm sấm động lớn

Thứ 3, 30/04/2024 | 10:19
Dự báo từ đêm nay đợt không khí lạnh yếu sẽ tràn xuống nước ta, gây mưa rào và dông rải rác cho các tỉnh miền Bắc.

Cận cảnh công viên 33,5ha, 1.500 tỷ sắp đưa vào hoạt động ở Sầm Sơn

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:46
Công viên Sun World Sầm Sơn bao gồm công viên nước và công viên chủ đề, rộng 33,5ha, tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng dự kiến đi vào hoạt động cuối tháng 5/2024

Hà Nội: Đang đi thể dục bất ngờ phát hiển rắn hổ mang giữa đường

Thứ 3, 30/04/2024 | 21:07
Trong lúc đi tập thể dục tại khu đô thị The Manor Central Park (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội), người dân phát hiện một con rắn hổ mang bò giữa đường.