Kết quả luôn 'đẹp', nên chăng bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT?

Kết quả luôn 'đẹp', nên chăng bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT?

Chủ nhật, 09/07/2017 | 14:27
0
“Theo cá nhân tôi, chúng ta nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT. Vì số lượng học sinh trượt tốt nghiệp không đáng bao nhiêu”, PGS.TS Nguyễn Duy Bính nêu quan điểm.

 

Giáo dục - Kết quả luôn 'đẹp', nên chăng bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT?

Số lượng học sinh trượt tốt nghiệp không đáng bao nhiêu, vậy có cần tiếp tục tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT? (Ảnh minh họa)

Bộ GD&ĐT đã công bố phổ điểm các môn trong kỳ thi THPT Quốc gia 2017. Nhiều môn thi có “mưa” điểm 10 và một số tỉnh thành chia sẻ kết quả đỗ tốt nghiệp gần 93%. Các học sinh vừa đỗ tốt nghiệp đang bắt đầu với lựa chọn đăng ký trường gì, học ngành gì. Tuy nhiên, ngay sau khi kết thúc kỳ thi này, nhiều chuyên gia giáo dục lại tiếp tục nêu quan điểm nên chăng bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT khi mà kết quả luôn “đẹp”.

PGS.TS Nguyễn Duy Bính, Chủ nhiệm bộ môn Lịch sử Việt Nam, ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng: “Kỳ thi này là kỳ thi hai mục tiêu, xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển đầu vào ĐH nên đề thi không thể ra quá khó được. Vấn đề ở đây, đầu tiên là đề dễ. Hình thức thi trắc nghiệm làm học sinh đánh đại cũng vẫn được. Chính vì đánh đại nên học sinh bị điểm liệt cũng không khó lý giải. Bởi các em không biết gì”.

PGS.TS Nguyễn Duy Bính kể lại: “Tôi cũng đi coi thi và thấy có em ngủ từ đầu đến cuối. Đến lúc dậy, nhiều em khoanh đại đáp án. Vì các em đó có biết, có học gì đâu mà thi với thố.

Nhìn vào phổ điểm môn Sử, các con số chứng tỏ học sinh vẫn không yêu thích môn này. Số điểm dưới 5 môn Sử chiếm hơn 60%. Nhìn vào phổ điểm Sử cho thấy, đề có sự phân hóa nhưng tôi đánh giá là dễ vì đây là năm đầu tiên môn này thi trắc nghiệm và đề ra cho học sinh tốt nghiệp phổ thông.

Dễ nhưng với các em có học, có biết, còn khó với những em chẳng đọc, chẳng học gì. Mỗi thí sinh một mã đề, câu hỏi, kiến thức tương đối nhiều nên việc học tủ, học lệch là không hữu hiệu nữa”.

Trước câu hỏi của PV, liên quan đến phổ điểm khối C như năm nay thì việc tuyển sinh của các trường có thay đổi gì nhiều so với mọi năm, TS. Nguyễn Duy Bính cho rằng: “Các nghề "hot" chắc chắn vẫn lấy điểm cao. Còn nói chung là nhiều năm gần đây, học sinh ít chọn khối C để xét tuyển ĐH, CĐ. Vì các ngành khối C ra trường khó xin việc. Chính vì thế, tôi cho rằng, điểm số không phải là điều quan trọng nhất mà chủ yếu là các em có yêu nghề đó hay không”.

Quay lại với câu chuyện kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, TS. Nguyễn Duy Bính nêu quan điểm cá nhân: “Chắc chắn kết quả đỗ tốt nghiệp sẽ cao. Và nếu như năm nào tỉ lệ đỗ tốt nghiệp cũng khoảng hơn 90% thì năm sau chúng ta có cần tổ chức kỳ thi này? Theo cá nhân tôi, chúng ta nên bỏ. Vì số lượng học sinh trượt tốt nghiệp không đáng bao nhiêu. Và làm như thế này sẽ là tốn kém”.

TS. Bính cho rằng: “Theo tôi, chúng ta nên xét tốt nghiệp. Và các trường ĐH,CĐ sẽ chủ động phương thức, cách thức tuyển sinh. Đối với các trường ĐH top trên như ĐH Y, ĐH Xây dựng…, nói chung với các nghề phải đào tạo cẩn thận, có yếu tố kỹ thuật cao, chắc chắn cần phải chọn những em thật sự giỏi.

Còn những trường đào tạo thiên về buôn bán, kinh doanh, công việc có ít nhiều thiên về phải có chút năng khiếu, yêu cầu những người 10 điểm Toán vào đó là không cần thiết. Tiếp đó, với các nghề như công an, sư phạm thì cần sơ tuyển trước. Vì trước tiên, cần những người yêu nghề đã. Tiếp đó, phải có năng khiếu về nói, viết, đạo đức tốt, thể lực tốt để đáp ứng công việc trong tương lai”.

Cùng quan điểm nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, một chuyên gia giáo dục phân tích, thực tiễn hiện nay, tấm bằng tốt nghiệp THPT chỉ là điều kiện cần để các thí sinh được dự thi, dự tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Các trường ĐH, CĐ không quan tâm tới hạng bằng tốt nghiệp THPT của thí sinh.

Vị này chia sẻ thêm, nếu bỏ thi tốt nghiệp THPT thì mỗi năm chúng ta sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí xã hội, ngân sách. Vì có tổ chức kỳ thi, kết quả cuối cùng sẽ vẫn là tốt nghiệp rất cao.

Lan Thơm

Cùng tác giả

Chụp ảnh trẻ ngày khai trường đưa lên mạng có bị phạt?

Thứ 5, 29/03/2018 | 11:37
“Khi các nhà báo làm tin ngày khai trường mà sử dụng hình ảnh các học sinh trong bài báo có bị vi phạm khi không phải ai chụp ảnh cũng xin phép? Lúc này có thể xảy ra khiếu kiện, tranh chấp nếu các quy định và định nghĩa về bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân không rõ ràng và phù hợp văn hóa Việt Nam”, TS.Nguyễn Trọng An nêu băn khoăn về việc xử phạt vi phạm về trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng vừa được bộ LĐ-TB&XH đưa ra lấy ý kiến.

Vụ phụ huynh ép cô giáo quỳ: Giáo dục sẽ về đâu?

Thứ 2, 26/03/2018 | 19:00
Dù đang mang bầu, nữ sinh thực tập tại trường mầm non Việt – Lào (TP. Vinh, Nghệ An) vẫn bị phụ huynh ép quỳ gối xin lỗi. Nếu không ngăn chặn hiệu quả những vụ bạo lực với giáo viên như vậy, tôi lo nền giáo dục của chúng ta chưa biết sẽ đi về đâu?

Vụ tin đồn Phó Bí thư Thanh Hóa có “bồ nhí”: Cần xử lý nghiêm kẻ tung tin

Thứ 7, 24/03/2018 | 06:00
ĐBQH Đặng Ngọc Nghĩa cho rằng, lần này Thanh Hóa cũng phản ứng tương đối nhanh với tin đồn liên quan đến Phó Bí thư tỉnh. Bởi ứng xử với thông tin xấu, độc chỉ bằng chính thông tin chính thống, minh bạch, kịp thời thì tự thông tin sai sẽ bị loại bỏ.

Nếu còn PCCC qua loa, sẽ có vụ tương tự cháy chung cư Carina Plaza

Thứ 6, 23/03/2018 | 14:10
PGS.TS. Đại tá Ngô Văn Xiêm cho rằng, vụ cháy chung cư Carina Plaza (TP.HCM) khiến 13 người chết thực sự là quá đau lòng. Còn nhiều chung cư khác ở TP.HCM, TP.Hà Nội... chưa đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy nhưng vẫn cho người dân về ở. Nếu có cháy, hậu quả sẽ thảm khốc.

Giới siêu giàu “phất” lên nhờ bất động sản: Nên mừng hay lo?

Thứ 6, 23/03/2018 | 06:10
Nhìn vào top những người giàu nhất Việt Nam và các tỉ phú vừa được Forbes vinh danh, GS.TS Đặng Đình Đào cho rằng, bất động sản ở Việt Nam vẫn là lĩnh vực béo bở, tạo ra siêu lợi nhuận.
Cùng chuyên mục

Tp.HCM nỗ lực xây 4.500 phòng học, giảm áp lực thiếu trường lớp

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:30
Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai kế hoạch xây 4.500 phòng học và hiện 2 công trình đã hoàn thành để ưu tiên giáo dục.

Bản tin 27/4: Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón; Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học...

Bộ GD&ĐT yêu cầu đảm bảo nước sạch và vệ sinh trong trường học

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:30
Bộ GD&ĐT vừa có văn bản về việc tổ chức các hoạt động nhằm hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024.

Nghệ An: Chốt phương án tháo gỡ “áp lực” tuyển sinh vào bậc THPT

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:04
Năm 2024, Nghệ An tăng hơn 7.000 học sinh lớp 9, gây áp lực tuyển sinh vào lớp 10, đặc biệt là tại TP Vinh khi chỉ có 3 trường THPT công lập.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:24
Trước khi nhận nhiệm vụ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thanh đã có hơn 23 năm công tác tại Tạp chí Đời sống và Pháp luật.
     
Nổi bật trong ngày

Học sinh tiểu học được gắn mã định danh chuẩn bị triển khai học bạ số

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Các giáo viên trên địa bàn Hà Nội đã được tập huấn, trang bị chữ ký số để chuẩn bị cho công tác chuyển đổi số ngành giáo dục.

Bản tin 27/4: Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón; Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học...

Đợt không khí lạnh yếu "hiếm gặp" giữa tháng 5 có gì đáng lưu ý?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:01
Dự báo trong 1-2 ngày đầu tháng 5, khối không khí lạnh yếu từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống, ở Bắc Bộ khả năng xuất hiện mưa rào và dông trở lại.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:24
Trước khi nhận nhiệm vụ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thanh đã có hơn 23 năm công tác tại Tạp chí Đời sống và Pháp luật.

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Sẽ có nắng nóng kỷ lục?

Thứ 6, 26/04/2024 | 18:56
Dự báo cả 3 miền Bắc - Trung - Nam cùng xảy ra nắng nóng trong giai đoạn 30/4-1/5.