Truyền dịch: Lợi bất cập hại!

Truyền dịch: Lợi bất cập hại!

Thứ 4, 04/10/2017 | 07:00
0
Truyền dịch là một phương pháp điều trị chứ dịch truyền không đơn thuần là một thứ “hiền” như nhiều người lầm tưởng.

Nó vẫn gây ra phản ứng phản vệ cho cơ thể khi truyền dịch. nó không có tác dụng làm mát cơ thể, bồi dưỡng cơ thể và càng không có tác dụng thay thế các bữa ăn.

Những người đòi hỏi được truyền dịch chỉ hiểu một cách sơ sài rằng dịch truyền là chất “bổ”, nên cứ hễ thấy mệt là muốn bổ sung. Họ không biết rằng, các loại dịch truyền đều là thuốc nhưng dưới dạng đặc biệt, nó chỉ được dùng khi có chỉ định điều trị như bị tiêu chảy bị mất nước hay thiếu các vi chất cần thiết.

Có rất nhiều bệnh tuyệt đối không được truyền dịch, như bệnh tim chẳng hạn. Thế nhưng, thời gian qua đã có rất nhiều trường hợp các phòng khám bệnh tư nhân do muốn tạo uy tín để thu hút khách hàng và trên tất cả là đáp ứng yêu cầu của người bệnh khi đến khám nên đã bất chấp sự nguy hiểm và bỏ qua chuyên môn nghiệp vụ, họ đã ồ ạt tổ chức truyền dịch.

Đến nay, chưa có tài liệu khoa học nào chứng minh rằng truyền dịch là bổ dưỡng, thay thế cho bữa ăn thông thường và nhất là truyền dịch cho trẻ bị sốt để làm hạ nhiệt, thế nhưng trong cộng đồng dân cư đã có một luồng thông tin cho rằng truyền dịch sẽ giúp khỏe hơn, giúp người suy kiệt trở nên mạnh khỏe, nhất là khi trẻ con bị sốt thì phải truyền dịch mới tốt. 

Sức khỏe - Truyền dịch: Lợi bất cập hại!

 

Khi được hỏi về việc tại sao thích truyền dịch thì một số người bệnh và thân nhân người bệnh đều trả lời là truyền dịch để “làm mát, giải độc” cho cơ thể, truyền dịch để “bồi dưỡng cơ thể” và nguy hiểm nhất là họ cho rằng truyền dịch “không có hại gì”. Hiện nay, các loại dịch truyền thường được các “thầy thuốc” truyền theo yêu cầu, chủ yếu là dung dịch đường muối và dung dịch tổng hợp chất điện giải như Glucose 5%, 10%, Lactate Ringer...

Với tỉ lệ 5g đường/100ml dung dịch thì việc truyền cho một chai Glucose 5% cũng chỉ tương đương với việc uống 1 muỗng đường hoặc khi truyền một chai dung dịch NaCl 0,9% tương đương uống một chén nước canh; hay truyền một chai Lactate Ringer chưa bằng uống một gói oresol pha với một lít nước đun sôi để nguội.

Tuy nhiên, với các loại dung dịch này sẽ được truyền khi người bệnh bị nôn mửa, tiêu chảy vì khi đó cơ thể sẽ không hấp thu được các chất điện giải qua đường ăn uống.

Do đó, trong trường hợp không có các biểu hiện trên mà vẫn còn có thể ăn được thì việc bồi dưỡng qua đường ăn uống là tốt nhất vì vừa đơn giản, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả hơn nhiều bởi việc truyền dịch chẳng những không có tác dụng gì mà còn “làm khổ”  người bệnh hơn thế nữa nó còn có thể gây nên những tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể như: sốc dịch truyền, lây nhiễm các bệnh nguy hiểm như viêm gan, thậm chí, nếu được truyền dịch ở nơi không có điều kiện cấp cứu sẽ không được xử lý kịp thời khi sốc xảy ra có thể gây tử vong.

Nguy hiểm hơn, đã có những trường hợp bị sốt, ho, ăn uống kém rồi truyền dịch ở “bên ngoài” nhưng không giảm bệnh cho đến khi tới bệnh viện thì phát hiện các bệnh như: viêm phổi, viêm não, viêm màng não mà những bệnh này không có chỉ định truyền dịch cho nên sau khi truyền dịch có thể làm tăng áp lực nội sọ và phù não rất nguy hiểm  đến tính mạng.

Do đó, việc truyền dịch “bên ngoài” là việc làm lợi bất cập hại vì không được xem xét kỹ về chuyên môn mà hầu hết các “thầy thuốc” làm theo yêu cầu của người bệnh.

BS. HỒ VĂN CƯNG

Theo SK&ĐS

Tự ý truyền dịch tại nhà khi con bị sốt xuất huyết: Sai lầm tai hại

Thứ 6, 21/07/2017 | 19:07
Theo bác sĩ Khánh Hà (khoa Nhi, phòng khám Đa khoa Thảo Ngọc), việc cha mẹ tự ý truyền dịch cho con tại nhà có thể dẫn tới hiện tượng suy hô hấp, phù nề và nguy hiểm đến tính mạng của con.

Những ai nên lưu ý khi truyền dịch để không bị sốc phản vệ?

Thứ 5, 12/01/2017 | 10:14
Một bệnh nhân vừa tử vong do truyền 3 chai dịch. Đây là lời cảnh báo về thói quen truyền dịch khi ốm, mỏi mệt… của nhiều người có khi đánh đổi cả mạng sống.
Cùng tác giả

EVN tăng giá điện: "Cứ tăng vào lúc chuyển mùa rồi "đổ" cho thời tiết là hợp lý nhất"

Thứ 5, 30/05/2019 | 12:15
“Một số nước, nắng nóng thì họ giảm giá điện cho người dân mà chẳng thấy ai so sánh. Cứ rao giảng tăng giá điện thì các bên đều được lợi, nhưng người dân chưa thấy được lợi mà răng đã chẳng còn”, ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương nêu quan điểm tại buổi thảo luận về Kinh tế xã hội và Ngân sách sáng nay 30/5.

Ông Triệu Tài Vinh rảo bước nhanh khi được hỏi về tiêu cực thi cử ở Hà Giang

Thứ 4, 29/05/2019 | 19:00
Bên hành lang Quốc hội ngày 29/5, khi phóng viên báo Người Đưa Tin đặt câu hỏi liên quan tới việc xử lý cán bộ sai phạm trong vụ gian lận thi cử ở Hà Giang, đại biểu Quốc hội Triệu Tài Vinh, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang nói: “Chờ”.

Giám đốc Công an Điện Biên: Chính mẹ nữ sinh giao gà làm chậm quá trình tìm ra con gái

Thứ 2, 27/05/2019 | 14:06
Không ai thuê đối tượng Bùi Văn Công giết nữ sinh Cao Mỹ D. bởi nhóm đối tượng đều thuộc cùng một đường dây. Ân oán của nhóm như thế nào dẫn tới việc nữ sinh xinh đẹp bị sát hại vẫn đang được làm sáng tỏ.

Tiết lộ mối quan hệ "đen tối" của mẹ nữ sinh giao gà với nhóm giết con mình

Thứ 2, 27/05/2019 | 11:41
Có nội tình “đen tối” nên khi khai báo về việc con gái mình bị bắt, bà Trần Thị Hiền (44 tuổi, trú huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên), mẹ nữ sinh Cao Thị Mỹ D. (SN 1997) bị sát hại đợt Tết vừa qua cũng không cung cấp những thông tin quan trọng.

Hàng vạn giáo viên mầm non đi “nâng chuẩn”, ai sẽ dạy học?

Thứ 3, 21/05/2019 | 19:11
Hàng vạn giáo viên mầm non sẽ phải đi học để nâng cao trình độ. Trong khi đó, lượng giáo viên đang rất thiếu. Các trường sẽ rơi vào tình trạng khan hiếm người dạy.
Cùng chuyên mục

Hải Phòng: Chủ động phòng ngừa không để xảy ra ngộ độc thực phẩm

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:47
UBND Tp.Hải Phòng yêu cầu các sở, ngành, chính quyền địa phương chủ động, tập trung thực hiện các giải pháp phòng ngừa không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Hiểu rõ về hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vắc-xin Covid

Thứ 7, 04/05/2024 | 16:57
Hiệu quả của vắc-xin Covid-19 đã được chứng minh trong phòng chống đại dịch, giảm thiểu tử vong và các biến chứng nghiêm trọng của bệnh.

Vụ ngộ độc tại Đồng Nai: 529 người phải nhập viện điều trị

Thứ 7, 04/05/2024 | 15:30
Liên quan vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại Tp.Long Khánh, hiện không ghi nhận thêm ca mới, tổng cộng đã có 529 người nhập viện điều trị.

Tập trung điều trị người bệnh vụ ngộ độc sau ăn bánh mì ở Đồng Nai

Thứ 7, 04/05/2024 | 11:07
Số người bị ngộ độc sau ăn bánh mì ở Đồng Nai tăng liên tục, Bộ Y tế đề nghị tiếp tục tập trung, huy động các thầy thuốc giỏi, xử trí, cứu chữa kịp thời người bệnh.

Thủ tướng có công điện liên quan vụ ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai

Thứ 7, 04/05/2024 | 09:02
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các ngành chức năng tập trung cứu chữa bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Tp.Long Khánh.
     
Nổi bật trong ngày

Vụ ngộ độc tại Đồng Nai: 529 người phải nhập viện điều trị

Thứ 7, 04/05/2024 | 15:30
Liên quan vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại Tp.Long Khánh, hiện không ghi nhận thêm ca mới, tổng cộng đã có 529 người nhập viện điều trị.

Thủ tướng có công điện liên quan vụ ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai

Thứ 7, 04/05/2024 | 09:02
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các ngành chức năng tập trung cứu chữa bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Tp.Long Khánh.

Đừng đổ nước vo gạo đi, bỏ túi mẹo hay này đến hàng xóm còn tấm tắc khen

Thứ 7, 04/05/2024 | 19:30
Thay vì đổ bỏ đi một cách lãng phí, hãy bỏ túi mẹo hay sau bạn sẽ bất ngờ trước những hiệu quả mà nước vo gạo mang lại nếu biết tận dụng đúng cách.

Kỳ lạ thành phố suốt 600 năm không mưa, nhà ở không cần lợp mái

Thứ 7, 04/05/2024 | 08:30
Người dân ở thành phố này hầu như không cần dùng tới ô, áo mưa. Thậm chí nhiều người còn chưa từng nhìn thấy mưa trong suốt cuộc đời mình.

Đầu bếp nhà hàng tiết lộ lý do không nên ướp thịt bò với muối

Thứ 7, 04/05/2024 | 14:57
Nhiều người có thói quen ướp thịt bò với một chút muối, tuy nhiên theo các đầu bếp đây không phải là cách đúng để chế biến thịt bò.