Truyền thuyết linh thiêng về di tích Hổ Quyền, điện Voi Ré ở Huế

Truyền thuyết linh thiêng về di tích Hổ Quyền, điện Voi Ré ở Huế

Thứ 4, 20/05/2015 | 15:13
0
Xưa kia, Hổ Quyền là đấu trường giữa voi và hổ, còn điện Voi Ré là nơi thờ những chú voi chiến đã xông pha trận mạc. Ngày nay, đây là nơi du khách tới tham quan, tìm hiểu về những nét bí ẩn, độc đáo.

Nằm cách trung tâm TP Huế (Thừa Thiên - Huế) chừng 5km, hai chứng tích Hổ Quyền và Voi Ré (còn gọi là Long Châu Miếu - PV) nằm lọt thỏm trong một con hẻm nhỏ thuộc khu vực Long Thọ, phường Thủy Biều, TP Huế. Đây là hai địa danh độc đáo thuộc quần thể di tích Cố đô Huế , hàng năm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến du ngoạn, tìm hiểu.

Truyền thuyết kể lại rằng, dưới thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, trong một trận giao tranh với quân đội Đàng Ngoài, một dũng tướng của Đàng Trong đã hy sinh giữa trận. Đau buồn trước cái chết của chủ, con voi của vị dũng tướng này đã tháo chạy một quãng đường dài hàng trăm dặm từ chiến địa về tận thủ phủ Phú Xuân. Khi đến địa điểm phía Đông của đồi Long Thọ, nó đã rống lên một tiếng dữ dội vang trời như một sự phẫn uất, đau thương cùng cực rồi ngã quỵ xuống đất và chết.

Cảm động trước sự trung thành của một con vật có nghĩa linh thiêng, người dân địa phương đã làm lễ an táng và xây mộ để thờ phụng rất trang nghiêm. Ngay sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã cho xây dựng bên cạnh mộ con voi một ngôi điện thờ với tên gọi Long Châu Miếu để thờ các vị thần bảo vệ và thờ bốn con voi dũng cảm nhất trong chiến trận của triều Nguyễn.

Xã hội - Truyền thuyết linh thiêng về di tích Hổ Quyền, điện Voi Ré ở Huế

Cổng Tam quan điện Voi Ré

Cụ Nguyễn Hữu Vinh (75 tuổi), trú tại khu vực Long Thọ, phường Thủy Biều (TP Huế) cho biết: “Thực chất, di tích điện Voi Ré không có chứng tích rõ ràng mà chỉ nghe kể lại từ truyền thuyết . Theo đó, có người cho rằng, điện Voi Ré được xây dựng từ thời vua Quang Trung và vua Gia Long, nhưng thực chất hai vị vua này đánh giặc không đánh bằng voi. Người khác lại cho rằng, điện được xây dựng từ thời chúa Nguyễn Hoàng, nhưng khi chúa Nguyễn vào miền Trung thì đóng đô tại Quảng Trị và sau khi dời đô vào Huế thì đóng tại Phước Yên, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên – Huế)".

Cùng chuyên mục

Hạn chế ô tô dịp 30/4 - 1/5 và cuối tuần để tránh ùn tắc phà ra Cát Bà

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:25
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cuối tuần kéo dài đến hết 30/7, các chuyến phà từ bến Đồng Bài ra đảo Cát Bà sẽ tạm dừng chở xe ô tô con, ô tô tải trong khung giờ cao điểm.

Muốn làm trật tự thôn phải qua hội đồng xét tuyển

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:33
Bộ Công an đã ban hành Thông tư 14/2024/TT-BCA quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Chậm nộp phạt vi phạm giao thông có bị thu thêm tiền?

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:51
Theo quy định, cứ mỗi ngày chậm nộp phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Nga không loại trừ xuất khẩu LNG bị trì trệ

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
Vô số các lệnh trừng phạt của phương Tây đã “vùi dập” tham vọng của Nga, đặc biệt là đối với dự án Arctic LNG 2 của Novatek.
     
Nổi bật trong ngày

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Đáp ứng nhu cầu đi lại để người dân yên tâm về quê dịp lễ 30/4-1/5

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:19
Dịp lễ 30/4-1/5 năm nay được nghỉ dài ngày nên dự báo lượng hành khách đi lại trên các tuyến vận tải khách sẽ tăng cao hơn rất nhiều so với trung bình.