Tự chủ nguồn dược liệu trong nước là tầm nhìn chiến lược

Tự chủ nguồn dược liệu trong nước là tầm nhìn chiến lược

Thứ 7, 29/10/2022 | 13:01
0
Theo TS. Hoàng Minh Châu, khi đã chủ động được nguyên liệu, mở rộng vùng trồng thì hoàn toàn có thể nghĩ tới việc đưa dược liệu Việt Nam trở lại bản đồ thế giới.

Từng gặp khó về nguồn bao tiêu dược liệu

Với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng khí hậu, Tây Bắc là vùng có lợi thế phù hợp phát triển các vùng trồng dược liệu. Hiện có khoảng 1.500 cây dược liệu quý.

Do dịch Covid-19 kéo dài suốt 2 năm, việc chủ động nguồn nguyên liệu trong nước nhằm phục vụ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng là điều được các cấp, các ngành quan tâm.

Tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, vùng trồng dược liệu cây cát cánh có diện tích lên tới gần 100 ha, mang lại thu nhập gấp nhiều lần so với cây ngô trước đây. Vì vậy, bà con đã hưởng ứng trồng loại cây này.

Sức khỏe - Tự chủ nguồn dược liệu trong nước là tầm nhìn chiến lược

Vùng trồng dược liệu cây cát cánh có diện tích lên tới gần 100 ha.

Thông tin với PV, bà Nguyễn Thị Huê, Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai chia sẻ, cao nguyên từng là nông trường trồng dược liệu những năm 1970-1980. Nhưng sau thời bao cấp, không có nguồn bao tiêu, không có “cửa” phát triển, diện tích dược liệu thu hẹp dần.

Năm 2013, Chính phủ ban hành Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu tới 2020 định hướng 2030, tạo những chính sách riêng cho cây dược liệu. Trong 8 vùng quy hoạch trồng dược liệu có thế mạnh, phù hợp thổ nhưỡng, khí hậu, sinh thái đáp ứng nhu cầu thị trường, vùng núi trung bình có khí hậu á nhiệt đới, Bắc Hà được quy hoạch để phát triển 12 loài dược liệu bản địa và nhập nội.

Trong dự án phát triển dược liệu giai đoạn 2014 - 2020, Bắc Hà định hướng tập trung trồng atiso và đương quy, sau đó mở rộng diện tích bạch truật, xuyên khung... để hình thành làng nghề mới về trồng, chăm sóc và sơ chế dược liệu. Dự án đặt mục tiêu năm 2020 hình thành được vùng nguyên liệu ổn định, diện tích 84 ha cho sáu loại cây tại năm xã vùng cao.

Và cát cánh chưa từng nằm trong danh mục cây chủ lực, nên chỉ được trồng thử nghiệm với diện tích rất nhỏ khi chưa có doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Những cuộc tiếp xúc, thương thuyết với các công ty dược để tìm đầu ra cho dược liệu khiến lãnh đạo Bắc Hà khi ấy rất đau đầu.

“Doanh nghiệp không mua hoặc mua cát cánh với giá rất thấp”, bà Chu Thị Dương, Phó chủ tịch UBND huyện Bắc Hà nhớ lại và cho biết không có đầu ra, huyện cũng không dám “liều” mở rộng diện tích.

Nút thắt được tháo gỡ khi lãnh đạo Nam Dược và huyện Bắc Hà đặt bút ký hợp đồng đầu tiên về bao tiêu cát cánh. Điều kiện tiên quyết: sản lượng bao nhiêu công ty thu mua bấy nhiêu. Bà con có đầu ra, ngược lại Nam Dược có nơi cung cấp nguyên liệu.

Sức khỏe - Tự chủ nguồn dược liệu trong nước là tầm nhìn chiến lược (Hình 2).

Người dân chuyển từ trồng ngô sang trồng dược liệu. 

Tuy nhiên, theo bà Huê, không phải có nguồn bao tiêu đã là hết mối lo. Bà Huê nêu khó khăn nhất đó là với đồng bào nhiều đời quen trồng ngô, lúa thì việc thay đổi tập tục canh tác rất khó, huống chi đưa hẳn một loài cây mới về trồng.

“Đây lại đưa hẳn loài cây mới về trồng, trồng theo tiêu chuẩn GACP-WHO (thực hành tốt nuôi trồng và thu hái theo khuyến cáo của WHO). Từ lúc gieo hạt xuống tới khi thu hoạch, nhà nông phải tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc, tiêu chuẩn kỹ thuật, như không dùng thuốc trừ sâu, chất kích thích hay can thiệp hóa học… để đảm bảo chất lượng, hiệu quả của nguồn dược liệu. Đây cũng là thách thức đối với các cán bộ khuyến nông huyện”, bà Huê cho biết.

Đem lại nguồn nguyên liệu sạch, chất lượng

“Mưa dầm thấm lâu”, đến nay diện tích cát cánh ở Bắc Hà đã nhân lên gấp mười lần, từ 12 ha đầu tiên năm 2016 lên 120 ha vào năm 2020, trở thành vùng trồng lớn nhất nước. Mỗi ha cát cánh thu hoạch khoảng một tấn củ tươi, cho giá trị 100 – 120 triệu đồng, đời sống của bà con được cải thiện rõ rệt.

Hiệu quả kinh tế được chứng minh, cán bộ khuyến nông huyện Bắc Hà rút dần sự hiện diện trên ruộng đồng. Huyện cũng giảm các chính sách bao cấp, để bà con tự đầu tư, mua màng che phủ, chọn hạt giống cho mùa sau. Phía huyện chỉ còn đảm nhiệm phần ký kết hợp đồng với các công ty giúp bà con bao tiêu sản phẩm hằng năm.

Nông dân thấy lợi, muốn mở rộng diện tích trồng, nhưng Bắc Hà định hướng không sản xuất ồ ạt mà theo đơn đặt hàng hàng năm của các doanh nghiệp dược.

“Nếu là lương thực hoặc cây ăn quả, chẳng may được mùa mất giá có thể hô hào giải cứu hay chế biến thành sản phẩm khác. Dược liệu mà không bán được chỉ có đổ đi”, bà Huê nói, nhấn mạnh về vai trò bao tiêu ổn định các doanh nghiệp dược.

Có thể nói, cây cát cánh từ chỗ phải nhập khẩu thì nay đã được trồng trong nước với chất lượng quốc tế quy định.

Sức khỏe - Tự chủ nguồn dược liệu trong nước là tầm nhìn chiến lược (Hình 3).

TS. Hoàng Minh Châu cho rằng tự chủ về nguyên liệu là tầm nhìn chiến lược, mở hướng đi cho các công ty dược.

TS. Hoàng Minh Châu, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nam Dược cho biết, trước năm 2016, khoảng 90% dược liệu cát cánh phải nhập khẩu từ Trung Quốc. Song có hai điều mà ông lo ngại đó là xuất xứ vùng trồng và hàm lượng hoạt chất.

TS. Châu chia sẻ: “Câu chuyện dược liệu nhìn hình dáng bên ngoài còn tươi nguyên nhưng khi nhập về Việt Nam thực chất chỉ là phần xác và bị rút bớt dược chất, không phải là chuyện xa lạ”.

Và tự chủ nguồn nguyên liệu là tầm nhìn chiến lược, đặc biệt là với cây cát cánh. Ông Châu cho biết Nam Dược luôn chú trọng quản lý được chất lượng, hàm lượng dược chất trong cây dược liệu, cùng với đó là quy trình trồng trọt theo quy chuẩn GACP-WHO, đem lại nguồn nguyên liệu sạch, uy tín, chất lượng.

Ông Châu cũng thông tin thêm, năm 2021, lãnh đạo Nam Dược dẫn một số doanh nghiệp trong ngành cùng lên Lào Cai khảo sát thêm địa điểm trồng cho các loại nguyên liệu chủ lực. Xây dựng vùng nguyên liệu để chủ động trong sản xuất đang mở ra hướng đi cho các công ty dược.

TS Châu nói “không sợ cạnh tranh”, lý giải rằng khi các doanh nghiệp cùng tham gia, địa phương có thể mở rộng vùng trồng. Cây dược liệu dần trở thành một chỉ dẫn địa lý, giúp bà con thay đổi cuộc sống, phát triển du lịch. Ngược lại, doanh nghiệp không phải nhập khẩu, yên tâm về nguồn gốc lẫn chất lượng nguyên liệu.

“Khi đã chủ động được nguyên liệu, mở rộng vùng trồng, mình hoàn toàn có thể nghĩ tới việc đưa dược liệu Việt Nam trở lại bản đồ thế giới”, ông Châu nói về tầm nhìn trong tương lai. Ông cho rằng hình thành các vùng trồng trong nước để giảm dần mức độ phụ thuộc vào thị trường nguyên liệu Trung Quốc là một hướng đi đúng đắn.

Năm 2019, cát cánh nằm trong danh mục 100 dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao để tập trung phát triển giai đoạn 2020-2030 do Bộ Y tế ban hành, là cơ sở cho các địa phương, doanh nghiệp, đơn vị lựa chọn loài, nhóm loài phù hợp để phát triển dược liệu.

Thanh Lam

Sử dụng máy chiết xuất dược liệu mini trong ngành công nghiệp

Thứ 3, 04/10/2022 | 15:12
Máy chiết xuất dược liệu mini được ứng dụng trong quá trình chiết xuất các loại dược liệu giá trị cao như nhân sâm, đông trùng hạ thảo, linh chi,… tại các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, phòng thí nghiệm hoặc các viện nghiên cứu.

Sắc lá đu đủ uống liệu có chữa được ung thư?

Thứ 3, 19/07/2022 | 15:57
Nhiều bệnh nhân ung thư truyền tai nhau kinh nghiệm sắc lá đu đủ uống để ngăn chặn khối u ác tính. Vậy sự thật về thông tin này là gì?

3.000 thuốc, nguyên liệu làm thuốc sắp được gia hạn số đăng ký

Thứ 5, 30/06/2022 | 12:03
Cùng với đợt gia hạn đầu tháng 6, sẽ có khoảng gần 10.000 thuốc, nguyên liệu làm thuốc, sinh phẩm y tế, vắc-xin được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế gia hạn.
Cùng tác giả

Xem xét nhiều nội dung quan trọng tại phiên họp thứ 33 của UBTVQH

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:30
Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là một trong những nội dung Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến tại phiên họp thứ 33.

Bộ Y tế: Đã tiêm vắc-xin AstraZeneca không cần xét nghiệm D-dimer

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:00
Từ tháng 7/2023, Việt Nam đã sử dụng hết loại vắc-xin AstraZeneca, nên hiện tại không còn rủi ro phát triển huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu sau khi tiêm.

Tập trung tối đa, chuẩn bị kỹ lưỡng kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 5, 09/05/2024 | 19:45
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội lưu ý ưu tiên, tập trung tối đa, mọi mặt để chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, khoa học Phiên họp thứ 33 của UBTVQH và kỳ họp thứ 7.

Chất lượng dịch vụ của 10 doanh nghiệp bưu chính năm 2023

Thứ 5, 09/05/2024 | 17:22
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa thông tin về tình hình chất lượng dịch vụ bưu chính của một số doanh nghiệp bưu chính năm 2023.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các Nghị quyết trình Quốc hội về đất đai

Thứ 5, 09/05/2024 | 14:50
Việc xây dựng các Nghị quyết của Quốc hội để thí điểm cơ chế, chính sách mới, đột phá về đất đai nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn nóng bỏng của địa phương, doa
Cùng chuyên mục

Tp.HCM: Xử lý quảng cáo trái phép về dịch vụ làm đẹp bộ phận nhạy cảm

Thứ 6, 10/05/2024 | 19:30
Ngày 10/5, Thanh tra Sở Y tế Tp.HCM vừa phát hiện và xử lý một số cơ sở dịch vụ quảng cáo trái phép trên không gian mạng để làm đẹp bộ phận nhạy cảm.

Bệnh viện Trung ương Huế tri ân những người “làm dâu trăm họ” ngành y

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:26
Bệnh viện Trung ương Huế vừa tổ chức toạ đàm nhằm tri ân những đóng góp quan trọng của đội ngũ điều dưỡng -những người vẫn được ví “làm dâu trăm họ” của ngành y.

Bộ Y tế: Đã tiêm vắc-xin AstraZeneca không cần xét nghiệm D-dimer

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:00
Từ tháng 7/2023, Việt Nam đã sử dụng hết loại vắc-xin AstraZeneca, nên hiện tại không còn rủi ro phát triển huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu sau khi tiêm.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam nói gì về vụ chẩn đoán một đằng phẫu thuật một nẻo?

Thứ 5, 09/05/2024 | 20:31
Lãnh đạo Khoa Phụ sản, phẫu thuật viên và các cá nhân có liên quan nhận thấy còn thiếu sót, nên cần phải trực tiếp xin lỗi người bệnh.

Vụ 19 SV tại Tp.HCM nhập viện: Xác minh nguồn gốc gây ngộ độc thực phẩm

Thứ 5, 09/05/2024 | 20:25
19 sinh viên có độ tuổi trung bình là 20, đều ngụ tại ký túc xá Đại học Quốc gia Tp.HCM. Tất cả các em đều ăn tối cùng một căng tin tại ký túc xá.
     
Nổi bật trong ngày

Bộ Y tế: Đã tiêm vắc-xin AstraZeneca không cần xét nghiệm D-dimer

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:00
Từ tháng 7/2023, Việt Nam đã sử dụng hết loại vắc-xin AstraZeneca, nên hiện tại không còn rủi ro phát triển huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu sau khi tiêm.

Thứ xưa cho lợn ăn nay “lên đời” thành đặc sản tiền tỷ chỉ dành cho giới siêu giàu

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:30
Có thời kỳ thứ thực phẩm này từng bị vứt bỏ hoặc lấy làm thức ăn cho lợn, nhưng đến nay đã nâng tầm thành đặc sản xa xỉ phẩm dành cho giới nhà giàu.

Hoảng hồn phát hiện người phụ nữ nằm gọn trong ngăn hành lý máy bay

Thứ 6, 10/05/2024 | 18:26
Một hành khách trên chuyến bay của hãng Southwest Airlines (Mỹ) đã khiến những người đồng hành cùng bay bối rối, khi thấy cô đang nằm trong ngăn chứa đồ.

Tp.HCM: Xử lý quảng cáo trái phép về dịch vụ làm đẹp bộ phận nhạy cảm

Thứ 6, 10/05/2024 | 19:30
Ngày 10/5, Thanh tra Sở Y tế Tp.HCM vừa phát hiện và xử lý một số cơ sở dịch vụ quảng cáo trái phép trên không gian mạng để làm đẹp bộ phận nhạy cảm.

Anh nông dân cứ mỗi năm đút túi 10 tỷ đồng nhờ nuôi con đặc sản "chui rúc"

Thứ 6, 10/05/2024 | 07:30
Tích cực nuôi loài cá đặc sản "chui rúc" theo phương pháp mới, một anh nông dân ở Nam Định nhẹ nhàng "bỏ túi" tiền tỷ mỗi năm.