Vai trò của bộ GD&ĐT ở đâu khi mỗi địa phương xử lý giáo viên vi phạm một kiểu?

Vai trò của bộ GD&ĐT ở đâu khi mỗi địa phương xử lý giáo viên vi phạm một kiểu?

Hoàng Thị Bích
Thứ 5, 23/05/2019 | 19:00
2
ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan cho rằng, đúng là việc xử lý giáo viên dùng bạo lực với học sinh không có sự công bằng giữa các địa phương. Vì thế, nó đòi hỏi vai trò chỉ đạo và điều phối của bộ GD&ĐT.

Những ngày qua, vụ việc cô giáo đánh học sinh lớp 2 ở Hải Phòng nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Mới đây, cô giáo đánh hàng loạt học sinh trong giờ kiểm tra ở Hải Phòng đã bị buộc thôi việc. Giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh bị đánh và ban giám hiệu cũng bị xem xét kiểm điểm.

Từ việc xử lý này, không ít ý kiến của các giáo viên tại các diễn đàn cũng đã bày tỏ quan điểm của mình, thậm chí họ cho rằng cách xử lý cô giáo bằng cách bị buộc thôi việc phải chăng quá nặng so với các nơi khác. Bởi, một số vụ việc giáo viên đánh, tát học sinh ở địa phương khác cũng chưa bị xử lý. Vậy phải chăng cần có một cơ chế đồng bộ trong việc xử lý giáo viên vi phạm tại các địa phương?  

Xoay quanh vấn đề nhận được sự quan tâm, phóng viên báo điện tử Người Đưa Tin đã lắng nghe ý kiến của một số ĐBQH bên hành lang Quốc hội. 

Nghe audio: ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan chia sẻ

ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan nói về việc xử lý giáo viên ở các địa phương

Không công bằng giữa các địa phương

Bàn về vấn đề xử lý giáo viên vi phạm ở các địa phương, ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TP.HCM) thừa nhận: “Đúng là việc xử lý giáo viên dùng bạo lực với học sinh không có sự công bằng giữa các địa phương. Vì thế, đòi hỏi vai trò chỉ đạo và điều phối của bộ GD&ĐT chứ không để mỗi địa phương tự quyết.

Cần có một barem cho rõ ràng. Hành vi bạo lực với học sinh như thế nào là không chấp nhận được. Tôi không ủng hộ việc giáo viên dùng bạo lực với học sinh. Hành vi bạo lực không nên được ủng hộ trong học đường. Tuy nhiên, chúng ta phải xét trên nhiều khía cạnh”.

Chính sách - Vai trò của bộ GD&ĐT ở đâu khi mỗi địa phương xử lý giáo viên vi phạm một kiểu?

ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan cho rằng, không có sự công bằng giữa các địa phương trong việc xử lý giáo viên vi phạm.

Trước ý kiến cho rằng ngày xưa vẫn dạy con bằng phương pháp “thương cho roi cho vọt”, đại biểu Phong Lan phân tích: “Dạy có nhiều biện pháp, nếu như đánh để giáo dục nó khác. Đánh theo kiểu thú tính, thích bạo lực làm đau học sinh nó khác. Đòi hỏi việc phổ biến, giáo dục… làm sao giáo viên phải thấm nhuần việc đó. Điều này bộ GD&ĐT phải có chỉ đạo, chứ chúng ta cũng không nên để tình trạng tát học sinh, địa phương này thì đuổi ngay, địa phương khác thì ầu ơ cho qua cũng không hay”.

Bên cạnh đó, đại biểu Phong Lan cũng bày tỏ việc cần phải công bằng về mặt thông tin, một số vụ việc xảy ra so với hàng ngàn ngôi trường, hàng triệu học sinh là thiểu số. “Chúng ta cũng phải thận trọng tuyên truyền để tránh việc học sinh tưởng mình là “ông trời con”, giáo viên không được động vào, muốn làm gì thì làm. Cùng với đó, những vụ việc giáo viên vi phạm cũng cần được giám sát đưa tin xem việc xử lý đến đâu, ở mức độ nào”.

Nghe Audio: ĐBQH Dương Minh Tuấn nói về việc xử lý giáo viên vi phạm tại các địa phương

ĐBQH Dương Minh Tuấn nói về việc xử lý giáo viên vi phạm ở các địa phương

Hạn chế giáo viên phạt học sinh bằng đòn roi

Trao đổi với phóng viên bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Dương Minh Tuấn (đoàn Bà Rịa – Vũng Tàu) cho biết, học sinh có những cái nghịch ngợm, giáo viên có quyền nhắc nhở, đôi khi có xử lý bằng hành động. Tuy nhiên, điều này cần hết sức hạn chế, không được xâm phạm đến thân thể học sinh.

Chính sách - Vai trò của bộ GD&ĐT ở đâu khi mỗi địa phương xử lý giáo viên vi phạm một kiểu? (Hình 2).

ĐBQH Dương Minh Tuấn chia sẻ quan điểm của mình.

Cũng theo ĐBQH Dương Minh Tuấn: “Hành vi của cô giáo ở Hải Phòng vừa qua, theo thẩm quyền, UBND Tỉnh có quyền xử lý. Còn ở địa phương khác, tùy theo trường hợp cụ thể, mỗi tỉnh sẽ cân nhắc nên so sánh rất là khó. Luật Giáo dục (sửa đổi) sắp được thông qua, một số các cơ quan khác như bộ GD&ĐT cũng đang hoàn thiện cơ sở pháp lý".

"Tôi đề nghị các tỉnh cần sát sao hơn nữa trong công tác làm sao bồi dưỡng giáo viên, để hạn chế đến mức thấp nhất giáo viên phạt học sinh bằng đòn roi. Bộ trưởng bộ GD&ĐT cần “vi hành” nhiều hơn nữa để có chủ trương sát hơn trong vấn đề giáo viên khi dạy học với học sinh”, đại biểu Tuấn nói.

ĐBQH: “Có người uống 1 ly đã tắt thở, nhưng có người uống 1 lít cũng bình thường”

Thứ 5, 23/05/2019 | 13:00
“Cùng một nồng độ cồn, cùng một lượng rượu bia, khi đưa vào máy đo với mỗi người lại cho kết quả khác nhau. Có người uống chỉ 1 ly thôi đã tắt thở rồi, nhưng có người uống 1 lít cũng bình thường”, đại biểu Ksor H’Bơ Khăp (Ksor Phước Hà, đoàn Gia Lai) nêu ví dụ khi bàn về luật Phòng chống tác hại rượu bia.

ĐBQH: Không phải trại giam nào cũng đủ điều kiện tổ chức cho phạm nhân lao động

Thứ 5, 23/05/2019 | 14:00
Bên hành lang Quốc hội, một số đại biểu cho rằng, việc tổ chức cho phạm nhân lao động ngoài trại giam cần phải nghiên cứu kỹ, đồng thời đại biểu cũng lo ngại về tính phổ biến.

ĐBQH Phạm Tất Thắng: Cán bộ có con được nâng điểm xử lý về mặt Đảng là chưa đủ

Thứ 5, 23/05/2019 | 10:00
Bên hành lang Quốc hội tại kỳ họp thứ 7, khi bàn về vấn đề gian lận thi cử, ĐBQH Phạm Tất Thắng cho rằng việc xử lý diễn ra chậm. 
Cùng tác giả

Vì sao phải phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn?

Thứ 3, 14/05/2024 | 19:50
Nếu không phân loại chất thải sinh hoạt thì sẽ tăng diện tích, tăng số lượng chất thải. Gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Đề xuất thí điểm thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng

Thứ 3, 14/05/2024 | 18:40
Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhận thấy đề xuất thí điểm thành lập khu thương mại tự do của thành phố thể hiện sự quyết tâm, tinh thần đổi mới...

Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Thứ 3, 14/05/2024 | 14:37
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, phấn đấu đến năm 2035, việc hoàn thành được các mục tiêu trong chương trình sẽ góp phần phát triển văn hóa.

Những vụ cháy xảy ra ở Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh là bài học đắt giá

Thứ 3, 14/05/2024 | 14:32
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nhấn mạnh tình hình cháy, nổ, tai nạn vẫn xảy ra thường xuyên, liên tục, ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của nhân dân.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vắc-xin phòng Covid-19

Thứ 3, 14/05/2024 | 10:00
Đối tượng triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 bao gồm cán bộ y tế, người trên 50 tuổi, người có bệnh lý nền, người trên 18 tuổi chưa tiêm mũi nào, phụ nữ có thai.
Cùng chuyên mục

Tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bảng lương

Thứ 3, 14/05/2024 | 15:55
Dự thảo Luật Nhà giáo quy định, tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Bao nhiêu tuổi được mở thẻ ngân hàng?

Thứ 3, 14/05/2024 | 11:17
Thẻ ngân hàng là thẻ thanh toán được cấp bởi các tổ chức tài chính hoặc ngân hàng. Vậy độ tuổi được làm thẻ ngân hàng là bao nhiêu?

Dự thảo Nghị định về Kinh doanh xăng dầu vi phạm Luật Cạnh tranh?

Thứ 3, 14/05/2024 | 11:06
Góp ý tại Dự thảo Nghị định về Kinh doanh xăng dầu, nhiều doanh nghiệp cho rằng, một số quy định trong dự thảo còn chồng chéo, có dấu hiệu vi phạm luật khác.

Rút bảo hiểm xã hội một lần được tối thiểu bao nhiêu tiền?

Thứ 2, 13/05/2024 | 15:04
Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề được nhiều người lao động quan tâm trong năm 2024. Vậy số tiền tối thiểu mà một người nhận được là bao nhiêu?

Xóa nốt ruồi trên mặt, có phải làm lại căn cước công dân?

Thứ 2, 13/05/2024 | 10:50
Trước nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng, không ít người đã tẩy nốt ruồi, xóa sẹo… trên mặt. Vậy những trường hợp này có bắt buộc phải làm lại CCCD?
     
Nổi bật trong ngày

Bao nhiêu tuổi được mở thẻ ngân hàng?

Thứ 3, 14/05/2024 | 11:17
Thẻ ngân hàng là thẻ thanh toán được cấp bởi các tổ chức tài chính hoặc ngân hàng. Vậy độ tuổi được làm thẻ ngân hàng là bao nhiêu?

Dự thảo Nghị định về Kinh doanh xăng dầu vi phạm Luật Cạnh tranh?

Thứ 3, 14/05/2024 | 11:06
Góp ý tại Dự thảo Nghị định về Kinh doanh xăng dầu, nhiều doanh nghiệp cho rằng, một số quy định trong dự thảo còn chồng chéo, có dấu hiệu vi phạm luật khác.

Tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bảng lương

Thứ 3, 14/05/2024 | 15:55
Dự thảo Luật Nhà giáo quy định, tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.