Về quê ăn Tết: Cần làm gì để đảm bảo an toàn phòng dịch?

Về quê ăn Tết: Cần làm gì để đảm bảo an toàn phòng dịch?

Thứ 4, 19/01/2022 | 11:17
0
Tết Nhâm Dần 2022 đang đến rất gần trong khi dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Vậy người dân cần làm gì để về quê đón Tết an toàn, đảm bảo công tác phòng dịch?

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), dịp Tết Nguyên đán tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến số ca mắc gia tăng.

Nguyên nhân là bởi dịch bệnh trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp. Đây cũng là dịp nhiều người dân về nước; trong nước, nhu cầu đi lại tăng cao; nhiều cuộc họp, giao lưu… diễn ra; gây nguy cơ dịch lan rộng.

Mặc dù số ca nặng, nguy kịch giảm hơn trước do tỷ lệ người dân được tiêm vắc-xin cao hơn nhưng người đã tiêm vắc-xin vẫn có thể lây cho người khác, đặc biệt người chưa tiêm. Số ca mắc tăng sẽ khiến hệ thống y tế quá tải, tăng ca tử vong.

Đặc biệt, bên cạnh việc đối phó với chủng Detal, chúng ta đã ghi nhận chủng Omicron - được cho là có tốc độ lây lan rất nhanh.

Mới đây nhất, ngày 19/1, Bệnh viện 30-4 (Bộ Công an) đã công bố 3 ca nhiễm Omicron, là những trường hợp đầu tiên trong cộng đồng tại Tp. HCM được phát hiện mắc biến chủng mới.

Thông tin từ Bệnh viện 30-4 cho biết, ngày 15/1 tiếp nhận một số mẫu test nhanh dương tính Covid-19 do một phòng khám tư nhân chuyển đến để xét nghiệm PCR (giá trị khẳng định). Cán bộ phòng xét nghiệm sinh học phân tử đã phát hiện ba mẫu bệnh phẩm có gene S bất thường, nên gửi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Tp.HCM giải trình tự gene virus. Chiều 18/1, kết quả cho thấy đều thuộc biến chủng Omicron (BA.1).

Trước đó, trong bản tin cập nhật tình hình dịch Covid-19 vào chiều 18/1, Bộ Y tế cho biết tính đến chiều cùng ngày, tại Việt Nam đã ghi nhận 70 ca mắc Covid-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

Cụ thể, tại Tp.HCM ghi nhận 30 ca, Hà Nội 1 ca, Quảng Nam 27 ca, Hải Dương 1, Hải Phòng 1, Thanh Hóa 2, Đà Nẵng 3, Khánh Hòa 2, Long An 1, Quảng Ninh 2.

Với 3 ca mới nêu trên, tính đến sáng nay 19/1, TP.HCM đã ghi nhận tổng cộng 33 ca nhiễm Omicron, trong đó 30 ca là người từ nước ngoài trở về được cách ly ngay khi nhập cảnh và 3 cộng đồng.

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến khó lường, theo PGS.TS Phu, trong dịp Tết, người dân nên hạn chế đi lại, không đi lại khi không cần thiết. Nếu bắt buộc về quê nên có các biện pháp phòng dịch. Nếu phải đi lại (về quê, thăm hỏi…), người dân nên chọn phương tiện đi lại an toàn, ưu tiên phương tiện cá nhân. Ngoài ra, khi về quê thắp hương nhưng không thăm hỏi nhau, không tụ tập ăn uống…

Đời sống - Về quê ăn Tết: Cần làm gì để đảm bảo an toàn phòng dịch?

Nếu bắt buộc về quê người dân nên có các biện pháp phòng dịch. Ảnh minh họa.

Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội, cho rằng: “Người dân phải nghĩ Tết này vẫn là Tết chống dịch, Tết Covid, không thể là cái Tết bình thường như mọi năm. Vì vậy chúng ta vẫn phải bật chế độ “chống dịch”. Cụ thể chúng ta hạn chế tụ tập, đi lại, tuân thủ nghiêm các khuyến cáo 5K, đặc biệt là về khẩu trang”.

Liên quan đến vấn đề này, PGS Nguyễn Viết Nhung - Giám đốc Bệnh viện Phổi trung ương, cũng chia sẻ các biện pháp phòng dịch khi về quê dịp Tết.

Bước 1: Về công tác chuẩn bị, người dân cần:

- Nắm vững các quy định của địa phương (thường trên trang web của tỉnh/TP), hỏi người thân ở nhà về việc cách ly nếu về quê.

- Biết được nơi mình đang sống thuộc nguy cơ nào bằng cách truy cập vào bản đồ Covid-19 của TP mình đang sống để kiểm tra. Ví dụ ở Hà Nội có thể truy cập vào website https://covidmaps.hanoi.gov.vn.

- Chuẩn bị khẩu trang (vải/y tế), dung dịch sát khuẩn tay (nên loại nhỏ để trong người).

- Mỗi người nên chuẩn bị sẵn 1 test nhanh kháng nguyên Covid-19.

- Người về nên là người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19, người chưa tiêm hoặc có bệnh nền thì không nên về.

Bước 2: Hành trình di chuyển về nhà:

- Nếu có điều kiện nên thực hiện test nhanh trước khi về quê.

- Các phương tiện được ưu tiên theo thứ tự: Xe riêng (ôtô, xe máy) → Máy bay → Tàu hỏa → Xe khách.

- Đeo khẩu trang trong suốt hành trình di chuyển, chỉ mở khi không có tiếp xúc người khác, bỏ khẩu trang khi về đến nhà.

- Mở cửa kính xe khách, taxi thoáng khí (nếu được) hoặc có khoang riêng (tàu).

- Ăn uống dọc đường cần đảm bảo 5K - Khai báo hành trình trên app PC-Covid.

Bước 3: Khi về quê, người dân cần làm:

- Khai báo y tế đầy đủ trên app PC-Covid.

- Hạn chế tối đa việc đi chúc Tết, tiếp khách nơi thoáng mát.

- Thực hiện 5K ở mức cao nhất có thể.

- Nguy cơ cao lây nhiễm khi: Có tiếp xúc với người có triệu chứng hô hấp; giao tiếp không khẩu trang trong phòng kín như liên hoan, hát karaoke, ngủ cùng...

- Khi nghi ngờ có dấu hiệu mắc Covid-19 thì nên sử dụng test nhanh, hạn chế giao tiếp, xin tư vấn chuyên môn.

Bước 4: Khi quay trở lại các tỉnh, thành sau nghỉ Tết:

- Khai báo hành trình trên PC-Covid.

- Di chuyển như khi về quê

- Nếu mắc Covid-19 thì phải báo với bà con ở quê, lực lượng y tế để xử lý theo quy định.

Minh Hoa (t/h theo VietNamNet, Tuổi Trẻ Online)

 

Những điều cha mẹ nên làm cho con trong mùa dịch Covid-19

Thứ 3, 18/01/2022 | 08:00
Trong mùa dịch Covid-19, trẻ nhỏ phải nghỉ học dài ngày, không được đi chơi... lại thiếu kiến thức xã hội, nên các bậc phụ huynh cần có sự quan tâm tới con hơn nữa.

Người dân đi chợ, đi siêu thị cần lưu ý gì để tránh lây nhiễm Covid-19

Thứ 3, 07/09/2021 | 14:09
Trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, điều nhiều người quan tâm là làm sao để đi chợ, đi siêu thị một cách an toàn, tránh tối đa nguy cơ lây nhiễm.

Mẹo hay nấu nước chanh sả ngọt thanh, tăng sức đề kháng mùa dịch

Thứ 4, 25/08/2021 | 08:00
Các món ăn có thêm mùi của củ sả đều trở nên thơm ngon hấp dẫn. Bên cạnh đó, sả còn tăng sức đề kháng vô cùng hiệu quả.

8 mẹo nhỏ giúp bạn đi thang máy an toàn trong mùa dịch

Thứ 7, 21/08/2021 | 06:00
Việc sử dụng thang máy để di chuyển trở nên rất phổ biến tại nhiều văn phòng làm việc hoặc khu chung cư. Tuy nhiên do phòng cabin kín nên thang máy cũng ẩn chưa nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, khi đi thang máy bạn nên lưu ý những điều sau để bảo vệ an toàn.
Cùng chuyên mục

Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai về vụ gần 500 người bị ngộ độc thực phẩm

Thứ 6, 03/05/2024 | 20:31
Ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm làm trưởng đoàn, đã làm việc với Sở Y tế về vụ gần 500 người ngộ độc thực phẩm tại thành phố Long Khánh.

Nước trà qua đêm đừng vội đổ đi làm theo cách này công dụng tuyệt vời

Thứ 6, 03/05/2024 | 19:30
Nhiều người có thói quen uống trà nhưng nếu để đến ngày hôm sau nước trà vàng đỏ thường sẽ bỏ đi mà không biết thử làm mẹo hay này để áp dụng.

Vụ ngộ độc do ăn bánh mì tại Đồng Nai: Giám định mẫu thức ăn

Thứ 6, 03/05/2024 | 18:31
Công an vào cuộc điều tra vụ gần 500 người bị ngộ độc thực phẩm tại Đồng Nai, tiến hành lấy mẫu thức ăn để giám định nhằm xác định nguyên nhân.
     
Nổi bật trong ngày

Thứ “nhìn sợ khiếp vía” nhưng là đặc sản hiếm có, giá 700.000 đồng/kg

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:25
Loại đặc sản này trông đáng sợ nhưng thực chất lại thơm ngon và bổ dưỡng, mấy năm gần đây rất được người dân thành phố ưa chuộng.

Chuyên gia chỉ ra mẹo hay phân biệt thịt bò thật, giả cực kỳ chính xác

Thứ 6, 03/05/2024 | 10:26
Theo các chuyên gia, khi dùng tay miết miếng thịt, nếu thấy có màu đỏ dính ra tay thì chắc chắn đó là thịt bò giả.

Nước trà qua đêm đừng vội đổ đi làm theo cách này công dụng tuyệt vời

Thứ 6, 03/05/2024 | 19:30
Nhiều người có thói quen uống trà nhưng nếu để đến ngày hôm sau nước trà vàng đỏ thường sẽ bỏ đi mà không biết thử làm mẹo hay này để áp dụng.

Nam công nhân đào được cục vàng nguyên khối trị giá hơn 10 tỷ đồng

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:30
Cục vàng nguyên khối nặng tới hơn 10 kg chắc chắn sẽ giúp nam công nhân đổi đời.

Vụ ngộ độc do ăn bánh mì tại Đồng Nai: Giám định mẫu thức ăn

Thứ 6, 03/05/2024 | 18:31
Công an vào cuộc điều tra vụ gần 500 người bị ngộ độc thực phẩm tại Đồng Nai, tiến hành lấy mẫu thức ăn để giám định nhằm xác định nguyên nhân.